Ngôi trường của tình hữu nghị Việt Nam – Singapore
Đại sứ quán Singapore và Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam phối hợp với Sở LĐ-TB&XH tỉnh Tuyên Quang, UBND huyện Na Hang vừa tổ chức lễ khánh thành và bàn giao nhà lớp học mới xây của điểm trường Bản Lá thuộc Trường Tiểu học Sinh Long (huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang).
Lễ cắt băng khánh thành của ngài Phó Đại sứ Singapore, đại diện Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và các đại biểu
Bản Lá (xã Sinh Long – thôn giáp huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang) cách trung tâm xã 9 km và cách huyện Na Hang 80 km, đây là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Dao. Từ điểm trường Bản Lá ra trung tâm xã chủ yếu là đường đất, thời tiết ở đây có số ngày mưa nhiều hơn ngày nắng nên đường đi trơn trượt như bôi mỡ ô tô không thể đi được vì trơn trượt và bùn ngập gầm xe, cả đoàn công tác phải xuống đi bộ gần 5 km, có những đoạn đèo khi xuống chùn đầu gối, khi lên ngẩng mặt không nhìn thấy đỉnh mới đến được điểm trường Bản Lá.
Đường vào Bản Lá và dãy nhà lớp học trước khi xây dựng
Sau khi khảo sát thực tế, tháng 1/2018, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và Đại sứ quán Singapore tại Hà Nội phối hợp tổ chức giải chạy từ thiện hữu nghị Việt Nam – Singapore nhằm xây dựng quỹ xây dựng điểm trường Bản Lá
Dự án xây điểm trường Bản Lá trị giá 2,7 tỉ đồng trong đó có gần 1,6 tỉ đồng từ quỹ chạy từ thiện của Hội Hữu Nghị Việt Nam – Singapore, còn lại là vốn đối ứng của UBND huyện Na Hang, công trình bao gồm 1 dãy nhà lớp học cấp bốn 1 tầng, 2 phòng học, 1 phòng y tế và 1 khu vệ sinh khép kín, sân chơi và hệ thống trường rào bao quanh.
Các trang thiết bị được tặng trong phòng học mới khang trang
Video đang HOT
Lễ cắt băng khánh thành
Nhân dịp này, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Đại sứ quán Singapore và Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia tặng các trang thiết bị cho phòng y tế, bàn ghế và đồ dùng học sinh, ba lô, chăn ấm trị giá 100 triệu đồng cho học sinh Bản Lá và UBND tỉnh Tuyên Quang bằng khen cho Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã có đóng góp cho việc hỗ trợ trẻ em vùng khó khăn của tỉnh.
Bà Mai Thị Thanh Bình – PGĐ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Tuyên Quang thay mặt UBND tỉnh tặng bằng khen cho Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam
Đây là một hoạt động tiêu biểu cho tình cảm của Đại sứ quán Singapore và Việt Nam cùng chung tay giúp đỡ giáo dục và đào tạo vùng đặc biệt khó khăn của Việt Nam. Đây cũng là minh chứng cho tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam – Singapore nhân kỷ niệm 45 năm quan hệ Singapore – Việt Nam.
NTP
Theo giaoducthoidai
Bộ Giáo dục: Có chuyện sắp xếp lại sĩ số khi thi giáo viên giỏi ở Hải Phòng
Theo kết quả rà soát của tổ công tác (Bộ GD&ĐT) tại Hải Phòng, không có căn cứ cho rằng học sinh yếu không được tham gia lớp học khi thi giáo viên giỏi. Tuy nhiên, Bộ lại khẳng định, việc sắp xếp lại sĩ số học sinh tại lớp học có tổ chức tiết dạy thi thực hành ở địa phương này là chưa đúng với tinh thần chỉ đạo của Bộ.
Có chuyện sắp xếp lại sĩ số lớp học!
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, Tổ công tác của Bộ GD&ĐT đã tiến hành rà soát, kiểm tra tại Hải Phòng về thông tin một số trường học cho học sinh yếu nghỉ học để thi giáo viên giỏi.
TS Thái Văn Tài, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học đã có cuộc trao đổi nhanh với báo chí.
Theo ông Tài, sau khi khảo sát thực tế, kiểm tra hồ sơ liên quan và làm việc với nhà trường, Tổ công tác cho rằng, thông tin nhà trường cho học sinh yếu kém ở nhà là không có căn cứ.
Cụ thể, thứ nhất, việc đánh giá đối với học sinh tiểu học được thực hiện theo Thông tư 30 và Thông tư 22 hiện nay là không xếp loại học sinh. Thứ hai, qua kiểm tra hồ sơ của các em học sinh ở nhà không tham gia lớp học tại các tiết diễn ra Hội thi, rất nhiều em có điểm kiểm tra học kỳ I môn Toán và Tiếng Việt rất tốt.
Như vậy không có căn cứ để cho rằng, học sinh giỏi được tham gia lớp học, học sinh yếu được cho ở nhà.
Tuy nhiên, theo TS Tài, qua kiểm tra thực tế tại Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng cho thấy, việc phụ huynh phân vân khi có học sinh ở nhà, học sinh được đến lớp là hoàn toàn có thật và cần phải rút kinh nghiệm và chấn chỉnh đối với Ban tổ chức Hội thi.
Trước đó, Bộ GD&ĐT đã có Công văn số 558/BGDĐT-NGCBQLCSGD về việc chấn chỉnh, lưu ý một số vấn đề liên quan đến tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên trong đó nhấn mạnh "Giáo viên dự thi không được tập dượt dạy thử, dạy trước với học sinh; không được "gà bài" trước cho học sinh; Khi thao giảng cần phải được giữ nguyên trạng số lượng học sinh của lớp...". Vì vậy, việc tổ chức Hội thi có sự sắp xếp lại sĩ số học sinh tại lớp học có tổ chức tiết dạy thi thực hành là chưa đúng với tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT.
Việc tổ chức Hội thi có sự sắp xếp lại sĩ số học sinh tại lớp học có tổ chức tiết dạy thi thực hành là chưa đúng với tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. (Ảnh minh họa: Mỹ Hà).
"Tổ công tác cũng đã chỉ ra các vấn đề nhà trường cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm: Trước hết, đó là việc thông tin giữa nhà trường, giáo viên với phụ huynh chưa đầy đủ, nội dung tin nhắn chưa thể hiện được hết nội dung cần truyền tải dẫn đến có thể hiểu chưa đúng thông tin cần trao đổi.
Việc chọn cách thông tin bằng tin nhắn SMS đến phụ huynh cũng là chưa phù hợp vì hiện nay vẫn còn nhiều phụ huynh học sinh chưa sử dụng loại dịch vụ tin nhắn này nên nhiều phụ huynh không nắm được thông tin", ông Thái cho hay.
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT tại Hội thi lần này, toàn thành phố Hải Phòng có 913 giáo viên đủ điều kiện và có nguyện vọng đăng ký dự thi Hội thi cấp Thành phố. Trong thẩm quyền của mình được qui định tại Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT, Ban tổ chức Hội thi cấp Thành phố đã chọn 399 giáo viên, chiếm tỷ lệ hơn 43,70% giáo viên đủ điều kiện và có nguyện vọng đăng ký dự thi.
Với số lượng giáo viên tham gia dự Hội thi có quy mô lớn như vậy, Ban tổ chức cần phải có phương án tổ chức phần thi thực hành linh hoạt và hợp lý đáp ứng điều kiện thực tế tại các trường Tiểu học trên địa bàn các cụm tổ chức thi. Về việc này Tổ công tác đã góp ý, đồng chí Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đã tiếp thu.
Có tình trạng "diễn" trong thi giáo viên giỏi
Được biết, việc nghiên cứu, rà soát để các bất cập để sửa đổi Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT Ban hành Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên được ban hành từ năm 2010 đang được Bộ chỉ đạo thực hiện.
Dịp này, thành phố Hải Phòng đang tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Tiểu học theo quy định của Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT, cùng với thông tin báo chí nêu về việc một số trường của thành phố Hải Phòng cho học sinh có học lực yếu nghỉ học trong những ngày diễn ra hội thi, Tổ công tác của Bộ GD&ĐT được Bộ trưởng cử xuống để khảo sát và kiểm tra các thông tin liên quan.
Qua kiểm tra thực tế cho thấy, nội dung và hình thức thi giáo viên dạy giỏi không còn phù hợp: sáng kiến kinh nghiệm không thiết thực. (Ảnh minh họa: Mỹ Hà).
Việc khảo sát trực tiếp từ hội thi của một địa phương là dịp tốt để có những thông tin từ chính giáo viên tham gia dự thi và từ những người liên quan đến công tác tổ chức thi, nắm được thực trạng cũng như mong muốn sửa đổi Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT trong thời gian tới.
Ông Thái thông tin thêm, qua khảo sát thực tế tại cụm thi Trường Tiểu học Thị trấn Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng và trao đổi trực tiếp với giáo viên cho thấy, giáo viên rất mong muốn có sự điều chỉnh, bổ sung các nội dung tại Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT để hội thi diễn ra một cách nhẹ nhàng, thực chất, giảm áp lực cho giáo viên tham gia dự thi và công tác tổ chức. Những ý kiến này đã được Tổ công tác ghi nhận và tiếp thu để tham mưu cho Bộ trưởng.
Cụ thể, qua kiểm tra thực tế cho thấy, nội dung và hình thức thi giáo viên dạy giỏi không còn phù hợp: sáng kiến kinh nghiệm không thiết thực, có tình trạng sao chép; bài kiểm tra năng lực nặng về sách vở, có bộ đề cho trước dẫn tới luyện thi, ôn thi; thi thực hành 2 tiết, trong đó có 1 tiết thực hành, 1 tiết tự chọn đều được chuẩn bị trước, dẫn tới tình trạng "diễn" trong các hội thi.
Bên cạnh đó, đối tượng và điều kiện tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp cũng cần được đánh giá lại, điều chỉnh cho phù hợp để không gây áp lực cho giáo viên khi tham gia dự thi. Việc sử dụng kết quả của hội thi trong đánh giá xếp loại của đơn vị và cá nhân cần phải được nghiên cứu áp dụng cho phù hợp tránh gây áp lực không cần thiết về thi đua và bệnh thành tích...
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Giúp trẻ em dân tộc Đan Lai vơi bớt khó khăn khi đến trường Sáng nay (13/1), bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương đã cắt băng khánh thành công trình rất ý nghĩa tại Con Cuông (Nghệ An(, giúp học sinh dân tộc Đan Lai nơi đây đến trường bớt phần nào những khó khăn. Ngày 13/1, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt...