Ngôi trường có khuôn viên đẹp nhất Việt Nam, 4 mùa hoa nở, học phí siêu thấp mà sinh viên đi học ngày nào cũng ngỡ lạc vào resort
Ngôi trường này còn lọt top 100 trường đại học đáng học nhất Việt Nam theo bảng xếp hạng đại học thế giới Webometrics.
Khuôn viên trường rộng lớn, cây phủ bóng râm quanh năm, bốn mùa hoa đua nở, chiều chiều có thể thảnh thơi ngắm hoàng hôn trên biển… Đó là những “phác thảo” sương sương về ngôi trường lâu đời nhất tại tỉnh Khánh Hòa – Đại học Nha Trang (NTU).
Toàn cảnh không gian “xịn xò” của trường Đại học Nha Trang.
Đại học Nha Trang tọa lạc trên khu đồi Lasan thuộc phường Vĩnh Thọ, thành phố Nha Trang một vị trí “đắc địa” về du lịch của thành phố biển. Có thể nói, hiếm có ngôi trường nào hội tụ đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” như nơi đây.
Từ sân trường đại học phóng tầm mắt có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của cả vịnh Nha Trang.
Từ sân trường đại học phóng tầm mắt có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của cả vịnh Nha Trang. Trường được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu Pháp với những khu giảng đường, thư viện, ký túc xá… trông hoài cổ, nhuốm màu thời gian nhưng không chút ảm đạm. Ngược lại, sự cổ kính và hiện đại cùng không gian có “rừng”, có biển đan xen vào nhau khiến những ai đã ghé qua chắc chắn sẽ còn mãi nhớ về.
Video đang HOT
Cây xanh phủ muôn lối.
“Bốn mùa thay lá”, bốn mùa ở nơi đây cũng tràn ngập sắc màu cỏ cây. Ngoài bóng râm cổ thụ như xà cừ, me tây, bàng, bằng lăng, liễu… được bố trí trồng tại các trục đường, vào mùa xuân, các bạn sinh viên sẽ tha hồ được ngắm sắc vàng của hoa chuông nở rộ. Vào mùa hè đi qua khu giảng đường G7, bạn sẽ được đắm mình vào một không gian lãng mạn của những chùm hoa giấy rải đầy con đường. Sắc tím của hoa Tuyết sơn phi hồng cũng khiến không gian nơi đây càng mộng mơ, nên thơ.
Hoa chuông vàng, hoa giấy đỏ, hoa Tuyết sơn phi hồng tím… Đại học Nha Trang có rất nhiều mùa hoa.
Không khó hiểu khi ngôi trường xinh đẹp này luôn lọt top những trường có khuôn viên đẹp nhất Việt Nam.
Hơn 90% sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp
Dù tuổi đời đã hơn 60 năm, nhưng trường Đại học Nha Trang có cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp. NTU là trường đầu tiên và hàng đầu cả nước về đào tạo và nghiên cứu khoa học về lĩnh vực thủy sản. Trường có 43 chuyên ngành đào tạo đại học, 18 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, 06 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ. NTU trong top 100 trường đại học đáng học nhất Việt Nam theo xếp hạng của Webometrics
Ngoài ra, trường đảm bảo cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho hơn 15.000 sinh viên cùng 7 giảng đường, 8 ký túc xá hiện đại và rất nhiều khu làm việc, viện nghiên cứu. Trường có sân bóng có sức chứa 5000 người, nhà thi đấu đa năng, sân bóng chuyền, cầu lông, bóng rổ là nơi lý tưởng để sinh viên rèn luyện thể chất nâng cao sức khỏe.
Sứ mệnh của trường là đào tạo nhân lực trình độ cao; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và cung cấp dịch vụ chuyên môn đa lĩnh vực, trong đó lĩnh vực thủy sản là thế mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Mục tiêu đến năm 2030 là trường đại học đa lĩnh vực có uy tín trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, hàng đầu khu vực Đông Nam Á về lĩnh vực khoa học thủy sản và một số ngành kinh tế biển.
Trường hiện có các khoa: Khoa Cơ khí; Khoa Công nghệ Thực phẩm; Khoa Công nghệ Thông tin; Khoa Điện – Điện tử; Khoa Kỹ thuật Giao thông; Khoa Kinh tế; Khoa Kế toán – Tài chính; Khoa Du lịch; Khoa Khoa học XH và Nhân văn; Khoa Ngoại ngữ; Khoa Xây dựng; Viện Nuôi trồng Thủy sản; Viện CN Sinh học & Môi trường; Viện KH & CN Khai thác TS; Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng; Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh.
Năm 2020, trường Đại học Nha Trang tuyển sinh theo 4 phương thức, trong đó, trường dành khoảng 25% chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển điểm Kỳ thi ĐGNL của ĐH Quốc gia TPHCM 2020. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 thấp nhất là 5.7 điểm (theo thang điểm 10).
Điểm chuẩn Đại học Nha Trang năm 2020 từ 15 đến 23,5 điểm tùy ngành học. Đại học Nha Trang được xem là một trong những trường đại học có học phí thấp nhất Việt Nam.
Năm 2020, chương trình đại trà: học phí khoảng 4.000.0000-5.000.000 VNĐ/học kỳ, tùy theo số tín chỉ sinh viên đăng ký học. Chương trình song ngữ Anh – Việt và định hướng nghề nghiệp (POHE) có học phí gấp đôi chương trình đại trà, khoảng 10.000.000 VNĐ/học kỳ.
Trường hiện có 15.000 sinh viên và học viên đang theo học. Hơn 90% sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp.
Chậm, vì sao?
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, ngày 31/3 là hạn chót để các trường ĐH công bố thông tin tuyển sinh năm 2021 trên cổng thông tin điện tử của mình.
Ảnh minh họa/INT
Tuy nhiên, nhiều trường, nhất là các trường ĐH ở phía Nam có số lượng chỉ tiêu tuyển sinh lớn vẫn chưa công khai Đề án tuyển sinh ĐH năm 2021.
Đề án tuyển sinh của các trường ĐH là thông tin chính thống nhất để thí sinh tham khảo, cân nhắc trong lựa chọn phương thức đăng ký xét tuyển cũng như ngành, tổ hợp môn để đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH.
Đặc biệt, với trường áp dụng các tiêu chí phụ, những thông tin này càng phải được công bố sớm để thí sinh có thời gian cân nhắc, lựa chọn, đối chiếu để bảo đảm quyền lợi khi nộp hồ sơ tham gia xét tuyển.
Theo các trường ĐH, chậm trễ do Bộ GD&ĐT chưa công bố lịch thi tốt nghiệp và thời gian đăng ký dự thi chính thức. Dự thảo quy chế tuyển sinh ĐH cũng đang lấy ý kiến. Điều này khiến các trường chưa chốt được phương thức tuyển sinh chính thức để công bố.
Tuy nhiên, theo nội dung của dự thảo quy chế tuyển sinh cũng như ý kiến đóng góp của đại diện các trường ĐH trong Hội nghị tuyển sinh ĐH 2021, nguyên tắc tuyển sinh năm nay gần như không thay đổi so với năm trước. Những sửa đổi, bổ sung của quy chế theo hướng có lợi cho thí sinh như được điều chỉnh nguyện vọng 3 lần thay vì 1 như năm trước.
Chi phí đăng ký nguyện vọng xét tuyển giảm còn 25.000 đồng/nguyện vọng... Mặt khác, khi chưa có quy chế tuyển sinh mới thay thế, quy chế tuyển sinh hiện hành sẽ là căn cứ để các trường xây dựng đề án tuyển sinh.
Dư luận đang đặt câu hỏi, phải chăng việc các trường ĐH chậm công khai đề án tuyển sinh năm 2021 để cân nhắc bài toán học phí và cân đối tỉ lệ chỉ tiêu tuyển sinh giữa các phương thức xét tuyển? Qua tham khảo một số cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đại học, mức học phí hiện nay khá thấp so với chi phí đào tạo tính trên mỗi sinh viên.
Trong các cuộc họp, Bộ GD&ĐT cho biết dự kiến học phí sẽ không tăng so với năm ngoái. Nhưng tăng hay giữ nguyên học phí đến nay vẫn chưa có quyết định cuối cùng. Trong khi đó, học phí vẫn là nguồn thu chính của các cơ sở giáo dục đại học, trong điều kiện nguồn thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ là không đáng kể.
Công bố đề án tuyển sinh cũng đồng thời đưa ra mức thu học phí và lộ trình tăng học phí từng năm. Có thể, chưa công bố đề án tuyển sinh cũng là động thái để chờ quyết định chính thức của Bộ GD&ĐT về việc tăng hay giữ nguyên mức học phí.
Tuy nhiên, dù với lý do nào đi chăng nữa, việc chậm trễ trong công bố đề án tuyển sinh của các trường ĐH sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến quyền lợi của chính trường đó trong công tác tuyển sinh.
Theo quy định, sau ít nhất 15 ngày kể từ khi công khai đề án trên trang thông tin điện tử, các trường mới bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển. Việc chậm trễ này dẫn đến các mốc thời gian khác trễ theo.
Từ câu chuyện này cũng cho thấy cần sớm công bố các quy định, quy chế liên quan đến công tác tuyển sinh, thi tốt nghiệp THPT, tạo hành lang pháp lý để các trường ĐH và THPT chủ động hơn trong xây dựng kế hoạch tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho học sinh. Học sinh và phụ huynh có thời gian xây dựng kế hoạch học - ôn thi cũng như lựa chọn ngành nghề, trường học.
New Zealand: Làn sóng sinh viên mới "bủa vây" các trường ĐH Các trường đại học New Zealand đang mất đi lượng lớn sinh viên quốc tế, những người trả học phí cao gấp đôi sinh viên bản địa. Lượng tân sinh viên bản địa tại New Zealand tăng đột biến. Nhưng sau một năm, quốc gia này ghi nhận số lượng tuyển sinh trong nước tăng đột biến khiến các trường không kịp trở...