Ngôi trường cấp 3 nổi danh ở Hà Nội: Điểm tuyển sinh luôn ở top cao chót vót, là “lò đào tạo” nên những tên tuổi thành đạt ở Việt Nam
Nhìn vảo danh sách cựu học sinh toàn những tên tuổi thành công rực rỡ, ai nấy đều phải nể phục chất lượng đào tạo của ngôi trường tên tuổi này.
Ngôi trường có 46 năm tuổi đời
Trường THPT Kim Liên được thành lập vào năm 1974, nằm trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội. Trải qua 46 năm xây dựng và phát triển, trường hiện có cơ sở vật chất khang trang bao gồm: Khu nhà hiệu bộ, khu nhà 7 tầng với các phòng học, phòng chức năng, phòng thí nghiệm bộ môn,… Tất cả đều được cung cấp đầy đủ trang thiết bị hiện đại để phục vụ, đáp ứng tốt nhu cầu học tập và giảng dạy.
Mới đây, nhà trường đã cải tạo và sắm mới trang thiết bị cho phòng học của cả ba dãy nhà 4 tầng A, B, C gồm: Máy chiếu, điều hòa không khí, hệ thống âm thanh, bàn ghế đúng với tiêu chuẩn,… Ngoài ra, sân trường cũng được cải thiện, lắp đặt thêm camera ở hành lang lớp học.
Nhờ vào những yếu tố này mà các thầy cô tại trường THPT Kim Liên có thể mang lại chất lượng bài giảng tốt nhất cho các em học sinh.
Trường THPT Kim Liên nằm trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội.
Trường công lập có chất lượng giáo dục thuộc “top” đầu Hà Nội
Trường THPT Kim Liên hiện được đánh giá là một trong 5 ngôi trường công lập top đầu ở Hà Nội. Hàng năm, tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp luôn đạt 100%. Tỉ lệ đỗ đại học khoảng 86%, đứng top 5 trường Hà Nội, top 50 cả nước. Rất nhiều học sinh của trường đạt học bổng du học, trong đó có những học bổng toàn phần.
Trường THPT Kim Liên là cái nôi đào tạo ra nhiều học sinh giỏi.
Nhờ thành tích giảng dạy mà những năm trở lại đây, trường liên tục đạt các danh hiệu Tiên tiến xuất sắc, Huân chương Lao động hạng Nhất; đơn vị Lá cờ đầu khối THPT nhiều năm liền, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT.
Từ năm 2007 đến nay, THPT Kim Liên đứng thứ 50 trong bảng xếp hạng 200 trường THPT toàn quốc có điểm thi đại học cao nhất cả nước.
Được biết, muốn vào học tại THPT Kim Liên, học sinh cần phải có năng lực học tập xuất sắc. Năm học 2020-2021, điểm tuyển sinh đầu vào của trường là 41,5 điểm, cao thứ 2 thành phố.
Lò đào tạo doanh nhân thành đạt và người nổi tiếng
Hiếm có ngôi trường nào sở hữu danh sách cựu học sinh gồm nhiều chính trị gia, doanh nhân thành đạt, người nổi tiếng như trường THPT Kim Liên. Một số cái tên tiêu biểu nhất có thể kể đến như:
- Ông Trần Quốc Khánh – Học sinh khóa 3 (1976 – 1979) – Thứ trưởng Bộ Công thương.
- Ông Đinh Ngọc Hải – học sinh khóa 16 (1989-1992) – Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp trường THPT Kim Liên, ông Đinh Ngọc Hải theo học tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, sau đó lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ ngành công nghệ môi trường tại Nhật Bản.
- Ông Trịnh Long Vũ – học sinh khóa 15 (1988 – 1991) – Trưởng ban Biên tập Truyền hình cáp – Đài Truyền hình Việt Nam. Long Vũ nổi tiếng với khán giả cả nước nhờ chương trình “Chiếc nón kỳ diệu”, phát sóng trên VTV3.
- NSND Nguyễn Thị Lan Hương – Học sinh khóa 2 (1975 – 1978).
- Nguyễn Thanh Vân (Vân Hugo) – Học sinh khóa 1999 – 2002: Vân Hugo là 1 trong những hot girl đời đầu gây ấn tượng mạnh với nhiều tài năng và vẻ ngoài xinh đẹp. Cô được yêu mến qua các vai diễn trong: Nhật ký Vàng Anh, Phía cuối cầu vồng, Hoa nở trái mùa,…
Ngoài ra cô còn là MC trong các chương trình Vui cùng Hugo, Chúc bé ngủ ngon, Đường lên đỉnh Olympia, Chinh phục… Hiện tại Vân Hugo đang kinh doanh một dự án giao hàng ăn song song với công việc tại đài truyền hình.
Thầy trò Nghệ An háo hức học trực tuyến
Để học sinh cuối cấp nắm vững kiến thức, Trường THPT Kim Liên (Nghệ An) đã tổ chức ôn tập qua livestream Facebook bằng máy quay chuyên dụng.
Đầu tư kỹ về bài giảng và thiết bị truyền tải
Tuần này, các cấp học ở huyện Nam Đàn (Nghệ An) phải nghỉ học để phòng tránh dịch Covid-19.
Để các em học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức, cũng như chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia, Trường THPT Kim Liên (Nam Đàn) đã tổ chức ôn tập trực tuyến.
Ngoài các giáo viên đứng trên bục giảng, còn có sự hỗ trợ của các thầy, cô bộ môn cùng 1 chiếc máy quay. Hình ảnh giảng dạy sẽ được livestream lên fanpage Facebook của nhà trường và mọi học sinh đều có thể dễ dàng theo dõi.
Các cô trong trường đã thống nhất, khi lên bục giảng tất cả sẽ mặc áo dài để vừa tôn vinh hình ảnh Việt Nam vừa tạo sự gần gũi với học trò.
Một buổi giảng dạy trực tuyến của Trường THPT Kim Liên
Nhằm tăng tính tương tác giữa cô và trò, nhà trường bố trí một màn hình máy chiếu lớn bên cạnh. Nếu có vấn đề thắc mắc các em sẽ bình luận trực tiếp vào livestream, nội dung sẽ hiển thị lên màn hình để cô trò cùng biết.
Tại buổi học Ngữ văn sáng ngày 12/3, cô giáo Phạm Thị Hằng đã kéo dài tiết học từ 45 phút lên 120 phút với bài học: "Ôn tập kỹ năng làm phần đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia". Đây là một bài học rất thiết thực với học sinh cuối cấp.
Trong toàn bộ tiết dạy, dù là học trực tuyến nhưng việc tương tác của giáo viên và học trò khá thuận lợi. Cô giáo Hằng rất vui khi một số học sinh khen mình dạy dễ hiểu, dạy hay khi lên hình.
Để hình ảnh âm thanh chất lượng cao, nhà trường đã đầu tư máy quay phim và micro chuyên nghiệp
Về phía các học trò, trước sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên, các em cũng có ý thức hơn và lên lớp đầy đủ.
Chia sẻ về giờ dạy của mình, cô Hằng cho biết, việc dạy học trực tuyến rất bị động với giáo viên và các nhà trường. Vì thế, trước khi triển khai, các thầy cô phải suy nghĩ rất nhiều, đó là dạy nội dung gì và dạy như thế nào.
Để buổi học hiệu quả, tổ chuyên môn thống nhất lựa chọn những nội dung các em đã học để củng cố, bồi bổ thêm kiến thức giúp các em ôn tập tốt, chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia.
Ngoài ra, giáo án cũng phải phù hợp với mọi đối tượng học sinh và các em phải dễ hiểu, dễ tiếp thu.
Phản hồi tích cực từ học sinh
Trường THPT Kim Liên là ngôi trường đầu tiên tổ chức dạy học trực tuyến và phát sóng trực tiếp một cách khá bài bản khi có sự hỗ trợ kỹ thuật của máy quay chuyên dụng.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên có sử dụng micro nên thu được âm rõ ràng và học sinh dễ dàng tiếp thu như khi nghe giảng trên lớp.
Thầy Hoàng Mạnh Thắng đứng lớp dạy ôn tập trực tuyến môn Vật Lý sáng 12/3
Nguyễn Hữu Nhân (học sinh lớp 12C1) cho biết, trước đây đã từng xem các bài giảng trên mạng, trên Youtube nên khi nhà trường tổ chức dạy trực tuyến, em và nhiều bạn rất háo hức.
Hữu Nhân đánh giá nội dung giải dạy của thầy cô dễ hiểu, nhiều kiến thức cũ và trọng tâm để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia.
"So với các bài dạy trên mạng khác, bài giảng của trường có thể tương tác, nếu có vấn đề chưa hiểu em có thể bình luận để cô giáo giải thích, tạo hứng thú hơn trong quá trình học", Hữu Nhân cho biết.
Em Phương Dung thì nói rằng trong buổi ôn tập môn Lịch sử, "Mọi người vào học, cô giảng bài rất truyền cảm, dễ hiểu".
Còn thầy giáo Ngọc Anh thì chia sẻ những buổi dạy trực tuyến là ôn tập kiến thức đã học, không phải thao giảng hay dạy mẫu, các cô giáo cứ dạy học như buổi chiều. Học sinh nên đặt câu hỏi để cô trả lời trong việc học và tương tác lúc dạy trực tuyến.
Cô giáo dạy trực tuyến về phương pháp học và ôn tập môn Lịch Sử
Ông Dương Văn Sơn - Hiệu trưởng Trường THPT Kim Liên cho biết, việc dạy trực tuyến khó khăn hơn nên đòi hỏi sự đầu tư khá nhiều cả về công sức và kinh phí. Tuy nhiên, trong bối cảnh Trường THPT Kim Liên phải nghỉ học lâu hơn các trường THPT khác trong tỉnh thì đây là điều cần thiết.
Để tổ chức dạy trực tuyến với sự hỗ trợ của máy quay, micro chuyên nghiệp, Trường THPT Kim Liên đã trích khá nhiều kinh phí, trong đó, một phần nguồn từ nhà trường, một phần hỗ trợ của phụ huynh.
"Qua 3 ngày triển khai, hơn 70% học sinh đã tham gia học trực tuyến và có phản hồi tích cực về cách dạy học này. Nhà trường sẽ tìm các giải pháp khác để phụ đạo thêm cho những học sinh không có điều kiện học trực tuyến", thầy Sơn chia sẻ.
Lý giải việc chỉ hơn 70% học sinh tham gia học trực tuyến, thầy Sơn cho biết có nhiều em không có điện thoại hay máy tính để tham gia học. Ngoài ra, một số em chỉ tham gia học những môn mà mình đăng ký để thi THPT Quốc gia.
Ngoài những phản hồi tích cực, cũng có số ít phụ huynh cho rằng con cái mình vẫn chưa chú tâm vào việc học trực tuyến, các em còn ham chơi nên đôi lúc không tham gia đầy đủ buổi học.
Đến nay, nhà trường đã tổ chức dạy trực tuyến được 3 buổi với 6 môn học. Thời gian giảng dạy các môn như Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 90-120 phút, các môn còn lại từ 45-60 phút.
"Sau khi đi học trở lại, giáo viên sẽ kiểm tra vở ghi chép, rà soát những học sinh không tham gia học trực tuyến để mở lớp phụ đạo cho các em" thầy hiệu trưởng nói thêm.
Phạm Tâm - Quốc Huy (vietnamnet)
Quy định còn chung chung Những ngày gần đây, Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT thật sự nóng với câu chuyện học sinh (HS) được sử dụng điện thoại trong giờ học. Dù đồng tình hay phản đối, các ý kiến đều viện dẫn những lý do mà xét ở khía cạnh nào đó đều có lý. Ảnh minh họa...