Ngôi trường bé như hộp diêm giữa lòng thành phố
Lớp học rộng không tới 20 m2 lúc nào cũng tối om và phải bật đèn, không có sân chơi, chào cờ trên tầng 6.
Phụ huynh có con học tại trường Tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt (quận 5) vẫn ví von, ngôi trường này không khác gì một chung cư già nua, cao lêu nghêu 7 tầng lầu.
Trường gồm sáu lầu, một trệt, nằm giáp mặt đường nên không có sân chơi và không có cảnh quan. Phía bên trong là những khoảng hình hộp kín được ngăn nhỏ thành các lớp học và các phòng chuyên môn.
Học sinh trong ngôi trường chật hẹp.
Do cấu tạo theo khối nên phòng học bên trong cũng tối om, nhỏ hẹp, chỉ khoảng 20 m2. Phòng lớn nhất cũng chỉ khoảng 40 m2 dùng cho học sinh sinh hoạt. Mỗi lần cúp điện, nhà trường phải thông báo cho học sinh nghỉ học vì phòng học nóng và ngột ngạt.
Tòa nhà 7 tầng lầu với hơn 600 học sinh nhưng cầu thang quá hẹp và cũ kỹ. Không có sân nên giờ ra chơi, học sinh chỉ có thể chạy nhảy trong hành lang hoặc chơi len lỏi trong bãi giữ xe ở tầng trệt.
Video đang HOT
Theo tìm hiểu, trường tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt là hai khối nhà ghép được xây dựng từ trước năm 1975, đến năm 1983 thì được sử dụng làm trường học cho đến nay.
Tầng trệt là bãi giữ xe và thư viện. Tầng 1 là văn phòng dành cho cán bộ công nhân viên, ban giám hiệu và vài lớp học. Các tầng trên gồm 19 phòng học nhỏ như “ hộp diêm”.
Mỗi lần tan học, các lớp phải xếp hàng, đợi nhau vì hành lang quá hẹp.
Hội trường ở tầng 6 cũng là nơi hội họp, chào cờ đầu tuần và là sân thể dục duy nhất của học sinh. Thế nhưng sân thượng cũng quá nhỏ hẹp nên mỗi sáng thứ 2 đầu tuần, mỗi lớp chỉ cử một nửa sĩ số tham dự.
Lối lên xuống của trường là những cầu thang nhỏ hẹp. Mỗi giờ tan học, học sinh các lớp phải xếp hàng, rồi lần lượt từng lớp xuống.
Không khí trường học khá bưng bít, hầu như lúc nào cũng phải bật điện vì không có ánh sáng tự nhiên. Nhà vệ sinh được thiết kế ngay cửa ra vào lớp học và chỉ đủ hai phòng cho một nam và một nữ. Trong lớp, bàn học sinh rất nhỏ và được đặt sát bàn giáo viên, bục giảng chỉ rộng khoảng 30 cm, vừa là nơi để tập vở vừa là chỗ đứng viết bảng cho học sinh.
Lo lắng học trò thiếu an toàn, mới đây trường đã hoàn thành lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy và lắp thêm cầu thang thoát hiểm bằng sắt nằm cheo leo giữa trường.
Cô Huỳnh Thị Bực, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trường cố gắng lắm cũng chỉ có thể làm được cầu thang thoát hiểm nhỏ và chật như vậy. Hàng năm trường cũng chỉ làm các sửa chữa nhỏ như sơn trát, sửa cửa, bàn ghế… chứ không làm các sửa chữa lớn vì đang nằm trong quy hoạch xây trường mới.
Được biết dự án xây trường mới đã có từ cách đây rất lâu, nhưng năm nào, thầy trò của trường cũng chờ trường mới mà rồi cứ lỡ hẹn và lại tiếp tục tự an ủi nhau… năm sau sẽ khác. Dự án xây trường Huỳnh Mẫn Đạt mới chưa biết “treo” đến bao giờ do nhiều năm nay vẫn chưa giải tỏa xong mặt bằng.
Theo An Nhiên/Báo Infonet
600 HS thất học: Dân túc trực ngày đêm để giữ trường
Vụ 600 HS ở Hương Bình (Hương Khê, Hà Tĩnh) đã hơn 3 tháng chưa đến trường, liên tục mấy ngày gần đây, nhiều lực lượng của chính quyền được huy động để tháo dỡ biển tên trường.
Ông Dương Đình Học, người dân xã Hương Bình cho biết: "Mấy ngày gần đây, lực lượng công an xã và công an huyện tập trung rất đông để tháo dỡ biển tên trường, nhưng bà con tập trung đông nên họ không thực hiện được".
Liên tục 3 tháng nay (từ tháng 8/2014), người dân xã Hương Bình đã phân công người túc trực 24/24, ăn ngủ tại trường để bảo vệ trường vì lo trường sẽ bị cơ quan chức năng tháo dỡ. Khi cơ quan chức năng chuẩn bị tháo dỡ biển trường, thì người dân kéo nhau đến rất đông để bảo vệ, có thời điểm hơn 500 người.
Người dân Hương Bình ăn cơm và ngủ tại trường để bảo vệ trường.
Theo thông tin từ gia đình, trên đường hướng dẫn một số người tìm hiểu thực tế về việc sáp nhập trường, anh Dương Quốc Hưởng (41 tuổi), xóm Bình Giang Hưởng đã bị tai nạn giao thông tại xã Phúc Đồng và tử vong vào 13 giờ ngày 7/8/2014. Anh Hưởng ra đi để lại vợ và hai con nhỏ, một cháu lớp 9, một cháu học tiểu học.
"Vừa qua, chúng tôi được biết quan điểm của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận là "phải lấy lợi ích của HS làm số một, phải đưa các cháu đến lớp, đến trường, còn những chuyện vướng mắc khác thì giải quyết sau". Chúng tôi rất mừng và hy vọng sẽ có thay đổi, tỉnh Hà Tĩnh sẽ có giải pháp phù hợp với nguyện vọng của dân. Nhưng không hiểu sao người ta cứ quyết tháo dỡ cho được biển tên trường" - ông Dương Đình Học nói thêm.
Một nguồn tin cho biết, một vị lãnh đạo của tỉnh Hà Tĩnh đã hứa với lãnh đạo Bộ GD-ĐT là sẽ sớm có giải pháp hợp tình hợp lý nhất cho vụ việc sáp nhập, đóng cửa trường THCS Hương Bình.
Theo Quang Đại/Báo Lao động
Ở ngôi trường từng là hạng bét Có một ngôi trường từng được lên báo ở mục... biếm họa vì "thành tích" đỗ tốt nghiệp hạng thấp nhất nước. Không phụ huynh nào dám cho con vào học ngôi trường tai tiếng này. Tiền thưởng học sinh giỏi dư đến mấy chục triệu đồng vì không có học sinh giỏi để trao. Vậy nhưng, sau một thời gian với những...