Ngôi trường 15 năm tiên phong đào tạo cử nhân quản lý sở hữu trí tuệ
Đến tháng 6/2019, Khoa Khoa học Quản lí, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn sẽ chính thức đào tạo Thạc sĩ Quản lý Sở hữu trí tuệ.
Tiên phong đào tạo sở hữu trí tuệ
Sở hữu trí tuệ, hay có khi còn gọi là tài sản trí tuệ, là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người. ó có thể là tác phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy tính, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp…
Với tư cách là một trong ba trụ cột của thương mại quốc tế hiện đại, sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, nhất là từ khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO.
Vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ đang đặt ra ngày càng gay gắt và cấp bách. Mặc dù vậy, những hiểu biết của cộng đồng về lĩnh vực sở hữu trí tuệ còn quá ít ỏi trước nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn.
Kiến thức về pháp luật và nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ của cán bộ cơ quan nhà nước và doanh nghiệp còn hạn chế.
Phó giáo sư Trân Văn Hai (người ngồi bên phải)- Chu nhiêm bô môn Quan ly Sơ hưu tri tuê, Khoa Khoa hoc Quan ly, Trương Đại học Khoa hoc Xa hôi va Nhân văn (Ảnh: tác giả cung cấp)
Nắm bắt được nhu cầu này, ngay từ năm 2004, Khoa Khoa học Quản lý đã là đơn vị đầu tiên trong cả nước đào tạo cấp chứng chỉ C “Pháp luật và nghiệp Sở hữu trí tuệ” cho các đối tượng là những người đã tốt nghiệp đại học, đang công tác tại các cơ quan, tổ chức có liên quan đến sở hữu trí tuệ như cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu, trường đại học, văn phòng đại diện sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ, các doanh nghiệp…
Thời gian đào tạo chương trình kéo dài 6 tháng. Đến nay, Khoa đã đào tạo được 6 khóa với khoảng 500 học viên tốt nghiệp.
Loại hình đào tạo này đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của xã hội, nhất là đối với những người đang công tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ mà chưa qua đào tạo.
Các khóa học đã thu hút những người công tác tại các cơ quan như Cục Sở hữu trí tuệ, Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Tòa án, Ủy ban nhân dân các cấp, các Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và các tổ chức khác…
Như vậy sở hữu trí tuệ đã trở thành một hoạt động với tính chuyên nghiệp ngày càng tăng và phạm vi ngày càng mở rộng đối với hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, đòi hỏi phải có những chuyên gia được đào tạo chuyên sâu với chuyên ngành sở hữu trí tuệ.
Trước nhu cầu đòi hỏi cần phải có một nguồn nhân lực chuyên sâu về lĩnh vực này, bắt đầu năm 2003, Khoa Khoa học Quản lý đã mở chuyên ngành đào tạo cử nhân về sở hữu trí tuệ. Mỗi năm, Khoa đào tạo từ 15 – 20 sinh viên.
Với 16 học phần có liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong các chương trình đào tạo, có thể nói đến nay Khoa là đơn vị duy nhất ở Việt Nam đào tạo cử nhân về chuyên ngành này và cũng là đơn vị có quy mô đào tạo lớn nhất trong các trường đại học ở Việt Nam.
Ngoài việc trang bị kiến thức khoa học cơ bản về sở hữu trí tuệ, sinh viên của Khoa tốt nghiệp hướng chuyên ngành Quản lý Sở hữu trí tuệ còn được trang bị những kỹ năng về:
Quản lý tài sản trí tuệ của cá nhân, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp, biết cách lựa chọn hình thức bảo hộ sao cho đạt hiệu quả khoa học và công nghệ, hiệu quả kinh tế cao nhất, phát hiện và đề nghị xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ do cá nhân, tổ chức thực hiện khi không được sự cho phép của chủ sở hữu tài sản trí tuệ;…
Video đang HOT
Đây là các kỹ năng được xem là khó nhất trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đặc biệt là kỹ năng viết bản mô tả sáng chế đối với các giải pháp kỹ thuật không chỉ khó đối với các doanh nghiệp mà còn là công việc rất khó khăn ngay cả đối với các nhà khoa học.
Ngoài các kiến thức và kĩ năng đó, sinh viên còn được rèn luyện kĩ năng tìm các sáng chế, giải pháp kỹ thuật dạng quy trình/phương pháp do nước ngoài cấp patent (nhưng không được bảo hộ tại Việt Nam) để chuyển giao cho các doanh nghiệp sử dụng mà không phải trả phí license.
Có thể khẳng định chỉ duy nhất sinh viên hướng chuyên ngành quản lý sở hữu trí tuệ đạt được kỹ năng này. Cách làm này là phù hợp đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có khả năng tài chính thấp, năng lực nghiên cứu và triển khai (R&D) thấp, nhưng lại được sử dụng sáng chế ở tầm công nghệ cao mà không phải trả phí license.
Đặc biệt, vào tháng 4/2017, nhóm sinh viên năm thứ hai của Khoa đã tìm được đầy đủ sáng chế phương pháp bảo quản và chế biến thủy sản do cơ quan sáng chế của một quốc gia có tiềm lực khoa học và công nghệ mạnh cấp patent (nhưng không được bảo hộ tại Việt Nam), nhóm sinh viên đã chuyển giao thành công sáng chế này cho một doanh nghiệp chế biến thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp.
Hiện tại, nhóm sinh viên hướng chuyên ngành sở hữu trí tuệ đang tiến hành khai thác các sáng chế trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, như quy trình canh tác rau hữu cơ, phương pháp bảo quản và chế biến rau quả… để chuyển giao theo đề nghị của một doanh nghiệp ở Hải Dương và chuyển giao cho các doanh nghiệp khác khi có yêu cầu.
Thành công đạt được
Được biết, từ ngày 10/1/2010, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã công nhận những người đã hoàn thành chương trình đào tạo Pháp luật và Nghiệp vụ sở hữu trí tuệ, chương trình đào tạo hướng Chuyên ngành Quản lý sở hữu trí tuệ tại Khoa Khoa học Quản lí, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đủ điều kiện tham dự kỳ kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Theo số liệu thống kê của Khoa các sinh viên tốt nghiệp tại hướng chuyên ngành sở hữu trí tuệ của Khoa hiện nay đều đang công tác tại các trường đại học, viện nghiên cứu, Cục Sở hữu trí tuệ, cơ quan nhà nước, văn phòng sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ và các doanh nghiệp khác.
Không chỉ đào tạo sinh viên học tập tốt mà Khoa còn hướng, khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học. Khoa phối hợp với đơn vị chức năng của Cục Sở hữu Trí tuệ tổ chức cuộc thi tìm hiểu về sở hữu trí tuệ, tổ chức Hội nghị Khoa học Sinh viên về sở hữu trí tuệ.
Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao cho Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn chủ trì và thực hiện Dự án xây dựng và chuẩn bị những điều kiện cần thiết để triển khai chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản lý sở hữu trí tuệ tại Trường.
Dự án này bao gồm việc xây dựng Đề án đào tạo Thạc sĩ Quản lý sở hữu trí tuệ, Khung Chương trình và đề cương chi tiết các học phần đào tạo Thạc sĩ Quản lý sở hữu trí tuệ, với yêu cầu chương trình đào tạo phải có khoảng 70% khối kiến thức tương đương với kiến thức đào tạo Thạc sĩ Quản lý sở hữu trí tuệ tại một trường đại học thuộc top 200 trên thế giới.
Hiện nay, Khoa Khoa học quản lý đang khẩn trương triển khai dự án, phấn đấu đến tháng 6/2019, Khoa sẽ chính thức đào tạo Thạc sĩ Quản lý Sở hữu trí tuệ.
Theo GDVN
Giáo sư Toán học đi dạy giáo viên mầm non, vỡ trận cao đẳng sư phạm
Khi quy hoạch mạng lưới, các trường cao đẳng sư phạm địa phương gặp phải những khó khăn nào?
Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, năm 2017, chỉ tiêu thực tế của các trường sư phạm (không tính hệ liên thông, B2 chính quy) là 55.611 chỉ tiêu.
Trong đó, đại học chính quy là 22.356 chỉ tiêu; cao đẳng chính quy là 20.390 chỉ tiêu; trung cấp chính quy là 12.865.
So sánh với những năm trước đó, tổng chỉ tiêu sư phạm năm 2017 đã giảm đáng kể. Cụ thể:
Năm 2014: Tổng chỉ tiêu là 91.230 (đại học chính quy: 29.925; cao đẳng chính quy: 32.575; trung cấp chính quy: 28.730).
Năm 2015: Tổng chỉ tiêu là 80.968 (đại học chính quy: 26.600; cao đẳng chính quy: 28.250; trung cấp chính quy: 26.118).
Năm 2016: Tổng chỉ tiêu là 67.698 (đại học chính quy: 26.885; cao đẳng chính quy: 23.053; trung cấp chính quy: 17.760).
Được biết, trong những năm gần đây, mỗi năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều đã cắt giảm từ 10% đến 20% chỉ tiêu cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Tuy nhiên, do số lượng cơ sở đào tạo sư phạm còn lớn, chỉ tiêu chung vẫn cao cho nên về lâu dài vẫn cần có một quy hoạch mạng lưới hợp lý, có tầm nhìn để đưa ra chỉ tiêu hàng năm sát hơn với thực tế sử dụng.
Trước mắt, trong năm học tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục cắt giảm mạnh chỉ tiêu đào tạo sư phạm, đặc biệt là những ngành không đáp ứng được các điều kiện đảm bảo chất lượng.
Trả lời báo Vietnamnet, bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho rằng, về vấn đề "có nên tồn tại các trường cao đẳng", hiện nay không thể sử dụng các biện pháp hành chính trong quy hoạch.
Bộ sẽ xây dựng chuẩn riêng cho các trường sư phạm. 3 năm gần đây, mỗi năm đều giảm trung bình từ 15-20% chỉ tiêu ngành sư phạm. Riêng các trường trực thuộc Bộ còn giảm 20%/năm. [1]
Vậy khi quy hoạch mạng lưới, các trường cao đẳng sư phạm địa phương gặp phải những khó khăn nào?
Nếu các trường cao đẳng sư phạm địa phương trở thành phân hiệu hay vệ tinh của trường đại học sư phạm thì khi đó, vị giáo sư Toán học chuyển sang đào tạo giáo viên mầm non, liệu có khả thi? (Ảnh minh họa: VTV.vn)
Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, lãnh đạo trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên trải lòng:
"Là trường cao đẳng sư phạm của tỉnh nhưng lại có vị trí đặt cạnh trường Đại học sư phạm Thái Nguyên nên chúng tôi gặp không ít khó khăn".
Mặc dù theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo là việc quy hoạch lại sẽ được thực hiện theo hướng: các trường đại học có chất lượng cao, có uy tín sẽ được chọn làm trường sư phạm trọng điểm, các trường khác sẽ chuyển đổi hoạt động để trở thành phân hiệu hay vệ tinh của các trường trung tâm này.
Tuy nhiên theo tìm hiểu cho thấy, trường Đại học sư phạm Thái Nguyên không muốn biến Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên trở thành phân hiệu hay vệ tinh của trường này.
Nhìn nhận từ thực tế, trong mùa tuyển sinh năm 2017, chỉ tiêu của Đại học sư phạm Thái Nguyên là 1.200 nhưng trường chỉ tuyển 700 chỉ tiêu bởi trường lý giải rằng, sứ mạng của trường đại học là đang dần chuyển đổi từ đào tạo đại học sang đào tạo sau đại học và đào tạo sinh viên nước ngoài.
Do đó, họ đã giảm chỉ tiêu đào tạo đại học xuống. Trong khi trường cao đẳng thì không thể tham gia vào quá trình đào tạo tinh hoa như sứ mạng của trường đại học.
Vậy việc sáp nhập sẽ được diễn ra cụ thể như thế nào? Trường cao đẳng sư phạm sẽ làm nhiệm vụ gì?
Được biết, lâu nay, sứ mạng của các trường đại học sư phạm là đào tạo giáo viên bậc trung học phổ thông còn các trường cao đẳng sư phạm địa phương và các trường cao đẳng có đào tạo ngành sư phạm sẽ đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, mãi sau này một số trường đại học mở thêm 2 mã ngành đó là giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học.
Trong khi hiện nay tỷ lệ giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học đang chiếm tỷ lệ rất lớn trong toàn bộ ngành giáo dục.
Vậy thử hỏi, nếu trở thành phân hiệu hay vệ tinh thì vị giáo sư Toán học chuyển sang đào tạo giáo viên mầm non, liệu có khả thi?
Mặc dù thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã thông tin nhiều về việc thừa thiếu giáo viên bậc mầm non, tiểu học tuy nhiên theo khảo sát trực tiếp của trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên thì cho thấy:
Tỉnh Thái Nguyên hiện có hơn 1,1 triệu dân đến nay có 256 trường mầm non, 237 trường tiểu học, 189 trường trung học cơ sở và 32 trường trung học phổ thông.
Trong đó trường trung học phổ thông có lượng giáo viên nhiều nhất là 100 người điều này cho thấy, toàn bộ giáo viên trung học phổ thông chỉ ở mức 3.000 giáo viên so với đội ngũ 20.000 giáo viên toàn tỉnh.
Cũng theo khảo sát, hiện có khoảng 5% giáo viên mầm non, tiểu học bắt đầu bước vào độ tuổi nghỉ chế độ.
Trong khi đó, theo Tiến sĩ Đặng Lộc Thọ - Hiệu trưởng trường Cao đẳng sư phạm Trung ương (Hà Nội) thông tin:
"Khi tôi tham gia vào đề án đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã khẳng định, nếu thực hiện đúng theo Thông tư 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập thì đến năm 2020 yêu cầu đào tạo mới lên tới con số 91.000 giáo viên mầm non".
Do vậy, đã đến lúc con số thừa thiếu giáo viên từng cấp học, từng địa phương cụ thể như thế nào cần được chỉ rõ.
Cái khó nữa của trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên là khi tham gia sinh hoạt chuyên môn với các trường cao đẳng khác trên toàn tỉnh.
Hiện Thái Nguyên có 14 trường cao đẳng trực thuộc các bộ ngành trên địa bàn, do đó, khi tham gia khối thi đua, hoạt động chung về chuyên môn trong khi 13 trường trực thuộc Bộ Lao động Thương binh và xã hội, hoạt động dưới sự chủ trì của Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Thái Nguyên.
Như vậy có nghĩa là nếu Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên muốn tham gia sinh hoạt chuyên môn cùng với các trường cao đẳng còn lại thì phải tuân thủ các văn bản chỉ đạo về thi đua, giảng dạy của Bộ Lao động Thương binh và xã hội.
Chính vì vậy, hiện nay, Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên đang "bơ vơ", không biết đi về đâu giữa "cuộc chơi" này.
Theo GDVN
Mớ bòng bong hay búi tơ vò trường sư phạm! Trong thời gian Đại học Sư phạm Hà Nội tiến hành các thủ tục xin phép mở phân hiệu tại Hà Nam thì trường Cao đẳng sư phạm Hà Nam sẽ hoạt động như thế nào? Vào tháng 8/2017, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nghe đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo về vấn đề chất lượng đào...