Ngôi sao mạng xã hội lo ngại tương lai hết thời
Làm video trên Internet kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm, nhưng các ngôi sao mạng xã hội luôn lo lắng doanh thu này có thể duy trì trong bao lâu.
Vu Mộc Trấp thuộc thế hệ những người trẻ sinh trong thập niên 2000, hành nghề tự truyền thông bản thân, có thu nhập hàng năm hơn một triệu tệ (3,3 tỷ đồng). Tài khoản Weibo của cô có khoảng 900.000 người hâm mộ, Douyin có gần 600.000 và Kuaishou là 370.000 người theo dõi.
Tuy nhiên, Mộc Trấp cũng là ví dụ điển hình của nhiều ngôi sao mạng ở Trung Quốc không có nền tảng chuyên môn học vấn, kiếm được nhiều tiền trên mạng xã hội nhưng đang lo âu khi thị hiếu của khán giả trẻ dần thay đổi, trong khi bản thân cạn kiệt năng lực sáng tạo.
Vu Mộc Trấp sở hữu tài khoản Weibo hơn 930.000 người hâm mộ.
Hè 2016, theo lời gợi ý của mẹ, Vu Mộc Trấp đăng ký tài khoản WeChat, bắt đầu sáng tác văn chương. Tác phẩm gây sốt đầu tiên của cô là “Tôi nói với bà nội tôi mua đôi giày 200 tệ”. Khi đó, tài khoản Wechat của cô chỉ có hơn 500 người theo dõi, nhưng tác phẩm thu hút tới 500.000 độc giả.
Cô cho biết, cảm hứng để viết tác phẩm là cô và các bạn cùng trang lứa rất ngại khi phải nói với người lớn tuổi về giá trị thực của món đồ mình mua, do quan điểm tiêu dùng khác biệt giữa các thế hệ. Người trẻ nghĩ giá đó chẳng là gì, nhưng trong con mắt tiết kiệm của người lớn lại quá đắt. Để ông bà không lo, họ thường cố tình nói giá thấp xuống. Hiện tượng này khá phổ biến, nhưng chưa có ai viết ra, khiến tác phẩm nhanh chóng trở thành hiện tượng.
Video đang HOT
Đa số người hâm mộ Vu Mộc Trấp thuộc thế hệ sinh trong thập niên 1990 và 2000. Cô nhận thấy mình từ nhỏ đã thích đọc và sáng tác, nhưng văn phong không xuất chúng, nhưng có thể hiểu tâm lý độc giả. Tác giả sinh năm 2000 dễ lý giải tâm lý độc giả trẻ tuổi hơn so với thế hệ tác giả sinh năm 70, 80.
Năm 2018, Vu Mộc Trấp có cơ hội bước vào ngành truyền thông đại chúng khi tham gia chương trình truyền hình, chia sẻ kinh nghiệm, quan điểm của bản thân và được gán danh hiệu “cây bút truyền thông thế hệ 2000 có thu nhập trăm nghìn tệ hàng tháng”. Sau đó, tại các chương trình khác, cô chia sẻ thu nhập đã tăng theo cấp số nhân. Năm 2019, cô tiết lộ nguồn thu từ người hâm mộ Weibo giảm xuống đôi chút, nhưng được bù đắp từ nền tảng video Douyin, Kuaishou, nên duy trì được mức 1,5-2 triệu tệ, chênh lệch không nhiều so với 2018.
Vu Mộc Trấp tham gia Kỳ ba đại hội, chương trình giúp cô nổi tiếng.
Ở tuổi 19, năng lực kiếm tiền của Mộc Trấp vượt xa các bạn cùng lứa, nhưng cô cảm thấy không đủ. Cô cho biết ở giai đoạn hiện tại, thu nhập hàng năm phải đạt 50 triệu tệ (166 tỷ đồng) mới cảm thấy thoả mãn.
Để giữ chân người hâm mộ, cô phải đáp ứng thị hiếu của họ, nhạy cảm với các vấn đề đang nóng trong giới trẻ, như đề tài tình yêu, thanh xuân vườn trường, tình bạn thân thiết. Mỗi bài viết cô hoàn thành trong một tiếng. Một công ty sẽ phụ trách doanh thu từ quảng cáo trên trang của cô, đàm phán các hợp đồng, rồi chia doanh thu cho Mộc Trấp.
Cô lao động cật lực vì đó không chỉ là nguồn thu nhập duy nhất, mà còn là niềm tự hào. Cô thử qua nhiều thứ để chứng minh bản thân vượt trội, như cosplay, kiếm tiền từ Wechat. Sau này, cô cũng tham gia nhiều chương trình truyền hình, thu hút nhiều người hâm mộ, nhưng hiệu quả không được như chương trình đầu tiên giúp cô thành người nổi tiếng.
Trong 2019, lượng người theo dõi của cô giảm nhẹ từ một triệu xuống còn 800.000. Vu Mộc Trấp quyết định chuyển sang làm video ngắn, phát chủ yếu trên Douyin, Kuaishou. Cô tiếc đã không phân bổ thời gian làm video sớm hơn. Hiện tại, nguồn thu quảng cáo của cô là từ 60.000 đến 70.000 tệ mỗi hợp đồng.
Mộc Trấp tin cách khôn ngoan nhất là dựa vào nội dung để thu hút người xem, nhưng các nội dung video đang bão hoà. Video hài hước trên Douyin cũng khó nổi bật và cô nhận ra bản thân không nổi tiếng được như các ngôi sao màn ảnh. Trên các nền tảng video, cô chỉ là người mới đến. Giữa cô và các ngôi sao có một khoảng trống lớn “cả ở ngoại hình và diễn xuất”.
Lịch trình công việc của cô dày đặc. Tuy nhiên, những ngày làm việc hết công suất không mang tới cảm giác an toàn. Từ ngoài nhìn vào, cô chưa đầy 20 tuổi nhưng có mức lương trung bình của người đã đi làm cả chục năm. Tuy vậy, cô luôn sử dụng các từ “không vui lắm”, “lo âu”, “cô độc” để mô tả mình. Những cảm xúc tiêu cực này tới từ thế giới bên ngoài, và đôi khi từ chính bản thân cô.
Cô một mặt xem mình là người giỏi kiếm tiền, mặt khác lại tự giễu mình chỉ là kẻ “thất học”. Từ hồi cấp hai, thành tích học tập của cô đã tụt dốc và sau khi tốt nghiệp cấp ba năm 2018, cô không học tiếp nữa. “Tôi thấy ngưỡng mộ các bạn đồng lứa học lên đại học”, Vu Mộc Trấp nói. Cô thích bầu không khí của cuộc sống đại học, có thể kết giao được với bạn bè, có tấm bằng đại học so với trình độ phổ thông sẽ khiến cô cảm thấy an toàn hơn.
“Tôi ý thức được các nguy cơ xảy đến với mình. Rốt cuộc, tôi là một người trưởng thành nhưng không phải một trí thức. Năm đó, tôi bỏ học và nghĩ với trình độ phổ thông tôi cũng có thể kiếm được rất nhiều tiền. Nhưng năm nay, tôi không biết mình có thể kiếm được chừng này trong bao lâu, và vấn đề nằm ở giáo dục”, cô nói.
Nhìn lại hành trình của bản thân, Vu Mộc Trấp cho rằng có được kết quả như hiện nay là một sự may mắn. Cô dấn thân vào ngành công nghiệp giải trí sớm và cái mác “thế hệ hậu 2000″ gây tò mò, nhưng không thể kéo dài. “Năm 2018 là giai đoạn thế hệ sinh năm 2000 đứng lên và dõng dạc nói rằng họ đã là người trưởng thành, và lần lượt gia nhập làng giải trí. Nhưng ngay cả tôi, mỗi lần xét lại bản thân có điểm gì mới mẻ, thu hút không, tôi không thể tìm ra”, Vu Mộc Trấp nói.
Theo vnexpress
Trong tương lai, Apple Watch có thể giúp điều trị bệnh Parkinson?
Một bằng sáng chế mới của Apple vừa được phát hiện cho thấy công ty đang làm việc trên một chiếc smartwatch được tích hợp tính năng có thể giúp điều trị bệnh Parkinson.
Nó có thể được thực hiện bằng cách liên tục theo dõi chuyển động của người dùng bằng các cảm biến mới.
Theo Macrumors, bằng sáng chế ( 20190365286 ) mới của Apple đề cập đến việc những chiếc Apple Watch trong tương lai có thể giúp theo dõi các bệnh nhân mắc bệnh Parkinson để điều trị tốt hơn. Nó cũng giúp các bác sĩ bằng cách cung cấp cho họ dữ liệu chính xác hơn để họ có thể điều chỉnh mức thuốc chính xác.
Công ty tuyên bố trong các tài liệu rằng có khoảng 600,000 đến 1 triệu trường hợp mắc bệnh Parkinson ở Mỹ và 60,000 trường hợp mới được chẩn đoán mỗi năm. Các triệu chứng của căn bệnh chết người này bao gồm run và rối loạn vận động. Họ giải thích thêm về việc chứng khó đọc là một chuyển động không thể kiểm soát, có thể giống như lắc lư, bồn chồn hoặc co giật. Apple đã đề cập trong hồ sơ bằng sáng chế rằng chứng khó đọc và run rẩy xảy ra khi điều trị bệnh Parkinson vì liệu pháp thay thế dopamine trở nên kém hiệu quả và bắt đầu gây ra tác dụng phụ.
Hình ảnh trên cho thấy một bệnh nhân đeo một chiếc smartwatch, nhưng cũng có thể tính năng này sẽ được tích hợp cả cho iPhone trong tương lai. Hãy cùng chờ xem nhé!
Theo FPT Shop
Nút bấm trên smartphone sẽ sớm trở thành dĩ vãng? Một start-up của Mỹ có tên Sentons đang bắt tay nghiên cứu và sớm hiện thực hóa một tương lai không còn nút bấm vật lý trên smartphone. Chúng ta đã thấy Meizu giới thiệu model smartphone Zero vào tháng 1/2018. Đó là một chiếc smartphone hoàn toàn không có nút bấm. Meizu coi đó là một ý tưởng thiết kế độc đáo...