‘Ngôi nhà xanh’ của rác thải tái chế
“Ngôi nhà xanh” chính là mô hình hiện thực hóa ý tưởng thu gom, tiết kiệm rác thải tái chế của các hội viên, phụ nữ phường.
“Ngôi nhà xanh” tại chợ Vĩnh Ninh, Bắc Giang
Đến chợ Vĩnh Ninh, phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang), người ta dễ dàng bắt gặp “Ngôi nhà xanh” nhỏ xinh, nằm gọn gàng cạnh chợ. Trong “ngôi nhà” đó là rất nhiều vỏ lon, hộp nhựa, bìa carton… do tiểu thương, người đi chợ, hộ dân sinh sống gần chợ thu gom rồi thả vào.
“Ngôi nhà xanh” chính là mô hình hiện thực hóa ý tưởng thu gom, tiết kiệm rác thải tái chế của các hội viên, phụ nữ phường.
Chị Hoàng Thị Hằng, Chủ tịch Hội LHPN phường Hoàng Văn Thụ, cho biết, từ khảo sát thực tế hàng ngày tại chợ, Hội nhận thấy lượng hàng hóa được tiêu thụ tương đối lớn, lượng rác thải rất nhiều, lẫn cả rác thải nhựa, phế liệu và các loại rác hàng ngày.
Vì vậy, những loại rác có thể tái chế đều bị bỏ đi rất lãng phí. Hội LHPN phường Hoàng Văn Thụ đã lên ý tưởng đặt điểm tiếp nhận rác thải nhựa, phế liệu tại đây, thu gom rồi bán để gây quỹ từ thiện.
Sau khi báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Đảng ủy phường, thống nhất trong Ban Chấp hành Hội LHPN phường, mô hình “Ngôi nhà xanh” được thành lập với nòng cốt của mô hình gồm 65 thành viên đều là các tiểu thương thường xuyên kinh doanh tại chợ Vĩnh Ninh và một số gia đình quanh khu vực chợ.
Video đang HOT
Những “Ngôi nhà xanh” được làm bằng khung sắt với kích thước khoảng 1,5m mỗi chiều, có mái che bằng tôn chắc chắn, được đặt ở vị trí phù hợp, đảm bảo mỹ quan, thuận lợi cho mọi người cùng thu gom rác tái chế. Trung bình mỗi tháng, ban quản lý mô hình sẽ nghiệm thu và bán rác tái chế 2 lần.
Chị Hằng kể, những ngày đầu triển khai thì tiểu thương và người dân chưa hình thành ý thức phân loại rác thải cũng như thói quen bỏ rác vào “Ngôi nhà xanh”. Nhưng sau mỗi lần bán và thu được kinh phí, mọi người dần hiểu ý nghĩa nhân văn sâu sắc của mô hình.
Đó không chỉ đơn giản là làm sạch cảnh quan khu vực chợ, góp phần bảo vệ môi trường sống, mà số tiền thu được từ bán vỏ lon, hộp nhựa, bìa carton,… Hội đã tặng nhiều phần quà cho chị em phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Chi hội Phụ nữ Vĩnh Ninh 1 được Hội LHPN phường trực tiếp giao quản lý mô hình. Không chỉ quản lý, theo dõi, ban quản lý mô hình còn thường xuyên tuyên truyền, nâng cao ý thức đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
Đó là phân loại rác thải tại nguồn, hạn chế sử dụng túi nylon, sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường để bao, gói, đựng thực phẩm. Không chỉ tuyên truyền tới các tiểu thương, người dân khi tới chợ mà còn trong toàn thể cán bộ, hội viên…
Đến nay, sau hơn 1 năm triển khai, số tiền từ mô hình “Ngôi nhà xanh” đã được công khai sử dụng vào mục đích nhân đạo, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa như chương trình “San sẻ yêu thương thêm hương ngày Tết”, “Áo lụa tặng mẹ, vợ liệt sĩ”; “Nâng bước chân em tới trường”…
Theo chị Hoàng Thị Hằng, thời gian tới, Hội LHPN phường sẽ tiếp tục khảo sát, nhân rộng hiệu quả mô hình này tại chợ, trường học, bệnh viện, khu vui chơi, điểm du lịch để lan tỏa ý nghĩa tích cực. Đồng thời, tạo dựng thói quen tiết kiệm rác tái chế, bảo vệ môi trường trong đông đảo cán bộ, hội viên, phụ nữ và toàn thể Nhân dân.
Bên cạnh đó, Hội LHPN phường Hoàng Văn Thụ còn thực hiện hiệu quả nhiều mô hình, phong trào khác như: “Ngày chủ nhật xanh” ra quân tổng vệ sinh môi trường, khơi thông rãnh thoát thải, phát quang bụi rậm; Mô hình “Đoạn đường, tuyến phố xanh, sạch, đẹp, an toàn” tại 10/10 chi hội;
Tổ chức Hội thi “Ý tưởng xanh vì cuộc sống trong lành hạnh phúc” bằng sự sáng tạo, bàn tay khéo léo chị em phụ nữ biến rác thải nhựa, rác thải tái chế thành các vật dụng, đồ dùng hữu ích trong gia đình như chậu trồng hoa, cây xanh, đồ trang trí…
Kiểm tra phòng trọ sau Tết, chủ trọ "sốc nặng" ngay khi mở cửa phòng
Ngày 19/2, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh một phòng trọ ngập ngụa rác. Trong căn phòng nhỏ, rác thải như giấy, túi nilon, chăn màn, chai nhựa...
vương vãi, chất thành đống. Nhiều người dùng mạng xã hội không khỏi "rùng mình" trước cảnh tượng này.
Theo VietNamNet, chủ nhân đoạn clip nói trên là anh Duy (SN 1987, TP.HCM). Được biết sự việc xảy ra sau dịp Tết Nguyên đán 2024, tại khu nhà trọ của anh trên địa bàn TP.HCM.
Người ở trọ là một nam thanh niên trẻ tuổi. Anh Duy chia sẻ, trước đó, anh thuê nguyên căn nhà để làm cửa hàng kinh doanh và nơi ở. Vì nhà có diện tích lớn, anh và vợ chỉ ở tầng dưới. Tầng trên, anh ngăn phòng cho sinh viên, người thu nhập thấp thuê lại với giá phải chăng.
Do lựa chọn kỹ khách, sau khi cho thuê, anh Duy không đến kiểm tra phòng. Anh để cho khách thuê tự do sinh hoạt và trả chi phí qua tài khoản ngân hàng.
Cảnh tượng trong phòng trọ của nam thanh niên. Ảnh: VietNamNet
Nam thanh niên đã thuê trọ nhiều năm, nên được gia đình anh Duy xem như người thân. Không chỉ nhiều lần cho khất tiền phòng, mỗi khi người này gặp khó khăn, vợ anh Duy đều cho vay tiền.
Sự thân tình này khiến anh Duy hầu như không lên phòng của nam thanh niên kiểm tra. Anh nói: "Nam thanh niên này rất hiền lành, dễ thương. Hơn thế, bên ngoài, nam thanh niên luôn tỏ ra là người sạch sẽ, lịch sự.
Tuy nhiên, cách đây 2 tháng, người này không thanh toán tiền phòng. Trong thời gian nghỉ Tết, khi chúng tôi đề cập việc thanh toán tiền phòng trọ, nam thanh niên có ý lần lữa, tiếp tục khất nợ.
Sau tết Nguyên đán, nam thanh niên vẫn không lên nhận phòng, nên tôi lên phòng xem xét thì phát hiện chuyện bất ngờ".
"Vừa mới bước vào, tôi đã sốc và thở hổn hển. Tôi không ngờ thực tế lại có người để rác ngập phòng như vậy", anh Duy chia sẻ với Tiền Phong.
Ngay lập tức, anh liền gọi nhân viên dọn dẹp đến xử lý. Phải mất 2 giờ thì nhân viên mới hoàn tất việc dọn dẹp, trả lại căn phòng sạch sẽ.
"Người thuê trọ có năn nỉ tôi xin được tiếp tục ở đây nhưng tôi không đồng ý. Cho thuê trọ nhiều năm rồi, đây là lần đầu tôi chứng kiến cảnh... khó tả đến như vậy. Bạn nam này còn ở gần phòng các bạn nữ, tôi không hiểu vì sao lại vô ý thức đến thế", nam chủ trọ ngán ngẩm.
Anh Duy đã đăng tải đoạn clip ghi lại hình ảnh nói trên và nhận được hàng trăm nghìn lượt xem, hàng chục nghìn lượt tương tác.
Nhiều người chia sẻ rằng cho thuê trọ không phải là một nghề dễ dàng. Bởi khu trọ là nơi có rất nhiều người sinh sống, người cho thuê phải hết sức tỉnh táo, cảnh giác để quản lý, giữ gìn an ninh.
"Ai nói làm chủ trọ là nhàn, mỗi tháng cứ thu tiền là xong. Như trên đoạn clip, nếu không kiểm tra thường xuyên thì rất dễ chứng kiến những cảnh dở khóc, dở cười còn hơn như thế", tài khoản N.T.K. bình luận.
Người đàn ông mê nhặt rác, bị gọi 'khùng' vì chở cả xe tải rác về nhà Gần chục năm qua, anh Lê Thành Long (Đà Nẵng) nhặt rác thải từ biển mang về nhà, tái chế thành vật dụng hữu ích. Mong muốn của anh là lan tỏa ý thức giữ gìn môi trường đến mọi người. Nằm ngay ngã tư đường Lý Văn Phức - Bùi Quốc Khái (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) căn nhà của anh...