Ngôi nhà của những điều đối lập độc đáo ở TP Đà Lạt
Theo KTS Tad.atelier, Chi’s house có sự tồn tại của nhiều yếu tố đối lập như thiên nhiên và nhân tạo, đặc và rỗng.
Chi’s house nằm trên khu đất ở TP Đà Lạt, công trình có ba kè đá bao quanh cùng với mặt nền dốc nhẹ về hướng thung lũng.
KTS tận dụng ưu thế địa hình để giảm bớt chi phí san lấp, đồng thời nâng cao không gian sử dụng ở tầng trên nhằm tận dụng góc nhìn đẹp về phía thung lũng.
KTS Tad.atelier chia sẻ: “Sau hai năm hoàn thành công trình đầu tiên, chúng tôi được liên hệ để thiết kế ngôi nhà ở kết hợp kinh doanh nhỏ cho chủ nhà. Chủ nhà yêu cầu nhiều công năng trong công trình này từ tiệm bánh, cà phê sách rồi showroom kết hợp nhà ở nghỉ dưỡng cuối tuần cho gia chủ và bạn bè.”
Chi’s house được xây dựng trên khu đất có kè đá bao quanh ở TP Đà Lạt, lớp kè đá bao quanh cũng là nét đặc trưng cho các công trình ở vùng đất này.
Để thuận tiện cho việc tích hợp không gian kinh doanh nhỏ của gia chủ, một thang sắt ngoài trời được đề xuất để khách có thể lên thẳng vị trí lầu một ngay từ sảnh đệm.
Phần thang này còn tiếp nối lên sân thượng, nơi có được gần như trọn vẹn góc nhìn đẹp về phía rừng nguyên sinh.
Với diện tích vừa đủ, KTS thiết kế công trình theo lối tối đa hóa diện tích sử dụng. Những phòng ngủ riêng tư được bố trí ở phía sau công trình trong khi tiện ích công cộng được đưa ra phía trước.
Theo KTS Tad.atelier, công trình có sự tồn tại của nhiều yếu tố đối lập như thiên nhiên – nhân tạo; nặng – nhẹ; sáng – tối; đặc – rỗng. KTS hướng đến đạt được các cặp chiến lược này thông qua việc sắp xếp trật tự không gian, cách sử dụng vật liệu, ánh sáng và màu sắc.
Không gian tầng trệt được thiết kế như một mặt bằng mở, là phần mở rộng của cảnh quan sân vườn quanh công trình.
Giếng trời giữa các tầng, KTS bố trí thêm cây xanh làm ngôi nhà thoáng mát và xanh hơn.
Khu vực bếp bố trí bên cạnh lõi cầu thang. Khu vực ăn và bếp nấu nối liền nhau.
Video đang HOT
Trái với cách sử dụng vật liệu đặc và nặng ở mặt tiền, lõi thang sắt giữa nhà được thiết kế như một yếu tố nhẹ nhàng, mỏng manh, trôi nổi.
Điểm nhấn của công trình là cách sử dụng cấu trúc rỗng cho hệ thang cũng giúp khu giếng trời nhỏ có cảm giác thông thoáng hơn và lấy được ánh sáng dịu nhẹ xuống những không gian bên dưới.
Các không gian riêng tư đủ sáng và thông thoáng nhờ hệ cửa sổ.
Một góc vệ sinh trong công trình.
Bao quanh nhà, KTS chừa lại phần diện tích cho sân vườn nên không gian sống không còn ngột ngạt mà thay vào đó nó như là một khu điều hòa tự nhiên giữa lòng TP Đà Lạt.
Ngôi nhà với công năng được bố trí hợp lý, không gian thoáng đãng nhờ sự kết hợp hài hòa các ô cửa mang đến sự thoải mái, tiện nghi cho cả gia đình.
KTS gọi công trình là “cuộc chơi của những điều đối lập”, trong đó những yếu tố khác nhau được đặt cạnh nhau trong một tổng thể đủ “nhường nhịn” và hòa hợp nhằm mang lại sự phong phú và thú vị cho hành trình trải nghiệm.
Ảnh: Tad.atelier
Lựa chọn "rời phố về quê": Cặp đôi biến đồi trống thành Đà Lạt thu nhỏ
Chắc hẳn đã có rất nhiều người đem lòng si mê những căn homestay giữa thảo nguyên hoa mơ mộng ở Đà Lạt, nhưng để yêu thích đến mức bỏ cả phố về quê, tự tạo một "Đà Lạt thu nhỏ" cho chính mình như cặp vợ chồng trẻ dưới đây thì không phải ai cũng có thể làm được.
Căn nhà nhỏ giữa vườn hoa xinh xắn do hai vợ chồng chị Hương tạo nên. (Ảnh: G.studio)
Vietnamnet đăng tải, cặp vợ chồng quyết định "rời phố về quê" được nhắc đến là gia đình chị Hương (26 tuổi, Thanh Hóa). Trước đây, hai anh chị thường xuyên cùng nhau đi xe máy, rong ruổi khắp các địa điểm du lịch từ Bắc vào Nam. Thậm chí, có lần cả hai còn vượt quãng đường hàng ngàn cây số từ Cà Mau về Hà Giang chỉ để được ngắm vẻ đẹp của đất nước.
Trong quãng thời gian vi vu đó, cặp đôi được ngắm nhìn Đà Lạt - thành phố ngàn hoa, một trong những nơi có không khí trong lành và ngập tràn sự mộng mơ. Đặc biệt, điểm khiến chị Hương yêu thích nhất tại Đà Lạt chính là những homestay nằm giữa đồi hoa.
Tuy nhiên, do không có đủ điều kiện để chuyển lên Đà Lạt sinh sống hay đi du lịch thường xuyên, gia đình chị đã nghĩ ra một quyết định táo bạo, đó là tự tạo một "Đà Lạt thu nhỏ" cho riêng mình. Cả hai vợ chồng quyết định rời thành phố đông đúc, dành hết tiền tiết kiệm bao năm để mua một mảnh đất đồi khoảng 2ha ở huyện Như Thanh, Thanh Hóa. Nơi đây tuy không điện lưới, sóng điện thoại chập chờn, thế nhưng không gian rất thoáng đãng và rộng rãi.
Tại đây, cả hai cùng nhau xây dựng mọi thứ, từ chuồng gà, ao cá, khu nuôi ong đến cả những vườn hoa, cây ăn quả... Dần dần, vùng đất đồi trống đã được phủ kín bởi biết bao sắc màu, trở thành "nông trại trong mơ".
Một căn homestay được bao quanh bởi vườn hoa - điều mà hai vợ chồng chị Hương rất thích ở Đà Lạt. (Ảnh: Pháp Luật và Bạn Đọc)
Khu đồi trống trước khi hai vợ chồng chị Hương chuyển đến. (Ảnh: G.studio)
Căn nhà nhỏ giữa vùng đất vắng người. (Ảnh: G.studio)
Được biết, vợ chồng chị Hương vốn có một studio chụp ảnh tại Thanh Hoá. Bản thân chị Hương cũng làm việc như một chuyên gia trang điểm. Thế nhưng do dịch bệnh phức tạp nên công việc của cả hai vợ chồng gặp nhiều khó khăn, nhất là khi có thêm em bé đầu lòng, hai anh chị đã quyết định đưa con về đồi một thời gian để vừa tránh dịch vừa giải tỏa căng thẳng.
Khi về đây, chị từ một người phụ nữ ngày ngày tay phấn tay son chuyển sang cầm cuốc trồng cây, nuôi cá, sống một cuộc đời khác biệt hoàn toàn với trước kia. Tuy điều kiện sống rất khó khăn, thiếu thốn nhưng bù lại vợ chồng chị được tận hưởng không khí trong lành, dễ chịu.
Chị kể: " Trước đây, vợ chồng mình bàn với nhau sẽ đưa con đi xuyên Việt để trải nghiệm những cảnh đẹp đất nước rồi mới về đồi sinh sống. Nhưng hiện giờ, mình thấy việc về đồi sớm là quyết định chính xác của hai vợ chồng".
Khu đồi ngập tràn sắc màu sau khi được vợ chồng chị Hương gây dựng lại. (Ảnh: G.studio)
Lối đi nhỏ giữa vườn hoa mộng mơ. (Ảnh: G.studio)
Tất nhiên, về quê cũng có những khó khăn nhất định. Theo chị Hương chia sẻ với Vietnamnet, khu đồi của hai vợ chồng chị nằm cách trung tâm thành phố hơn 70km, cách khu dân cư và đường quốc lộ gần 3km đường rừng. Thế nên, việc đi lại khá hạn chế. Chưa kể, để sống ở đây, hai vợ chồng chị đã phải gây dựng lại mọi thứ, nào là khoan giếng, trồng cây...
Chị Hương kể: " Lúc mới về thì cũng buồn vì cảnh hoang vu, trống vắng quá. Chỉ riêng 2 vợ chồng với 1 cô con gái giữa đồi núi". Đây cũng chính là lý do khi mới về, chị bị khủng hoảng tâm lý. Từ sáng đến tối, lúc nào hai anh chị cũng bận bịu, hết chăm con rồi lại phải dọn dẹp mọi thứ.
Từ một chuyên viên trang điểm, chị Hương trở thành một cô gái đồng quê đúng nghĩa. (Ảnh: G.studio)
Khu vườn nhỏ mộng mơ và đầy chất "tình". (Ảnh: G.studio)
Sau bao sự nỗ lực đó, hai anh chị cuối cùng cũng có được "trái ngọt" của riêng mình. Mỗi lần ngắm nhìn ngôi nhà nhỏ ấm áp, nằm giữa những vườn hoa nhiều màu sắc là chị Hương lại thấy mãn nguyện. Mỗi ngày, chị cũng không cần phải đi đâu xa, hay lo đồ ăn thức uống, bởi ở nông trại đều có đủ mọi thứ. 200 con gà cho trứng và thịt, ao có cá, vườn có đủ rau, củ, quả... Thậm chí, nếu muốn, chị Hương còn tự làm cả giá đỗ, đậu phụ đổi món.
Hiện tại, ngoài chăm sóc vườn, chị còn cùng chị gái duy trì công việc thiết kế, may, thêu quần áo và bán hàng online. Còn chồng và anh trai chị Hương đảm nhiệm vai trò quản lý, nhận lịch chụp, quay tiệc ngay tại trang trại cho khách. Nói về cuộc sống hiện tại, chị tâm sự: " Trước đây mình nghĩ, chỉ những chuyến du lịch xa mới mang lại cảm giác mới mẻ, thú vị nhưng hóa ra, nếu mình biết cách thì mình có thể biến không gian sống của gia đình trở thành nơi du lịch lý tưởng".
Chị Hương tự tay trang trí một góc khu vườn thành nơi chụp hình cho khách. (Ảnh: Skyline Media)
Khu vườn về đêm cũng đẹp không kém ban ngày. (Ảnh: Skyline Media)
Giống như gia đình chị Hương, nữ giám đốc Kim Thoa (sinh năm 1981) cũng đã quyết định rời phố về quê để tránh dịch, tận hưởng một cuộc sống gần gũi với thiên nhiên. Chia sẻ với Zing News, chị kể dự định rời thành phố, chuyển về quê sinh sống đã được bản thân chị ấp ủ từ lâu. Thế nên trong những năm gần đây, cứ khi nào có dịp rảnh rỗi, chị lại tự mình chạy xe hơn 2 tiếng đồng hồ để về trồng cây, hít thở không khí trong lành.
Đến khi dịch bệnh bùng phát, công việc gặp khó khăn, chị Thoa mới thực sự dọn đồ về Tây Ninh để lập "trang trại mơ ước" của riêng mình. Trên mảnh đất rộng 2.000m2, chị đã cải tạo lại mọi thứ, từ sang sửa lại căn nhà đến mua hạt giống trồng đủ loại cây. Sau 2 tháng rời chốn đô thị, chị đã có cho mình một vườn cây trái rực rỡ sắc màu. Chỉ tính riêng một khu đất nhỏ đã có hơn 15 loại cây như bí đao, mướp, bầu...
Chị Thoa cho biết: "Cảm giác khi thu hoạch từng quả bí, quả mướp mình trồng thật sự rất thích. Muốn nâng niu, trân trọng hơn vì đó là thành quả của sức lao động và sự chờ đợi mà mình đã bỏ ra".
Chị Thoa chăm chỉ làm vườn, thu hoạch cây trái. (Ảnh: Kim Thoa)
Cũng theo lời chị Thoa, hành trình "bỏ phố về quê" nghe có vẻ nhẹ nhàng nhưng thực tế lại không đơn giản chút nào. Là một người chuyên làm văn phòng, chưa có kinh nghiệm làm nông, trồng trọt nên đối với chị, đây được xem như một thử thách khó lòng vượt qua. Dù ước muốn cải tạo đất hoang thành vườn mãnh liệt là vậy, nhưng chị lại loay hoay, không biết bắt đầu từ đâu. Cuối cùng, chị đành phải thuê thêm người hỗ trợ.
Chị nói: " Thực tế, chuyện trồng rau, nuôi cá không hề dễ. Bạn sẽ phải bỏ đi mấy đôi giày kiểu cách, bộ quần áo bóng bẩy để làm quen với mùi mồ hôi, tay chân lấm lem trên bùn đất".
Đổi lại những khó khăn đó, chị Thoa giờ đây đã trở thành một con người hoàn toàn khác. Thứ chị yêu thích nhất khi về quê chính là cảm giác nhẹ nhàng, thư thái trong tâm hồn. Chị bày tỏ thêm: " Không còn những áp lực kiếm sống nơi phố thị, lúc này, niềm vui trở nên giản dị lắm. Một mầm cây vừa đội đất nhô lên, giàn mướp trổ bông vàng rực hay quả bí vừa thu hoạch nặng trĩu trên tay cũng đủ để mình mỉm cười".
Chị Thoa thích thú khi khoe thành phẩm tự mình làm ra. (Ảnh: Kim Thoa)
Đến tận thời điểm hiện tại, cả chị Hương và chị Thoa đều cho rằng quyết định "rời phố về quê" của mình là điều đúng đắn. Lối sống đặc biệt đó cũng đã thu hút rất nhiều bạn trẻ. Còn bạn, bạn nghĩ sao?
Bỏ phố về rừng, chàng trai dành 2 năm xây nhà gỗ giữa rừng với chi phí 200 triệu đồng Đã không ít người trẻ mạnh dạn "bỏ phố về rừng" tự tay xây nên căn nhà mơ ước của chính mình giữa thiên nhiên. Trào lưu bỏ phố về rừng đang ngày càng trẻ hoá khi có nhiều bạn trẻ thế hệ 9X mạnh dạn gia nhập vào làn sóng này. Câu chuyện của bạn trẻ Hoàng T. là điển hình. Hoàng...