Ngôi nhà bằng gạch đỏ giản dị nhưng nổi bật ở Long An
Long An house mang lại cảm giác thô mộc, bình yên bởi thiết kế cấu trúc ba gian, mái dốc, gạch đỏ.
Long An house có diện tích 300 m cuốn hút bởi phần mái dài và dốc và mái ngói đỏ truyền thống.
Bức tường vát bao bọc lấy sân trước, sân sau và toàn bộ không gian chính của công trình.
Công trình được thiết kế bởi nhóm thiết kế Tropical Space.
Ngôi nhà với kết cấu truyền thống ba gian riêng biệt, mái dốc nhưng sử dụng ngôn ngữ kiến trúc hiện đại, khỏe khoắn.
Nhóm thiết kế chia mái thành hai phần và có sân trong; sau đó phân bổ hai hành lang để kết nối mái nhà.
Cách này đã tạo ra một sân trong và những bức tường lớn.
Ngôi nhà truyền thống được kéo dài từ trước ra sau tạo ra các không gian chức năng liên hoàn.
Không gian đệm tạo sự chuyển tiếp ánh sáng từ sân vào phòng khách, phòng ăn và phòng ngủ.
Video đang HOT
Một hồ nước chuyển tiếp giữa các không gian, hồ nước này sẽ giảm lượng nhiệt ở trong nhà khi trời nóng.
Nhóm thiết kế đã tạo nên một không gian liên hoàn giữa các chức năng trong và ngoài nhà, để các con có thể thoải mái vui chơi, vận động mà không bị gò bó bởi những bức tường ngăn cách.
Khu bếp nấu và các không gian chức năng khác được bố trí ở phía Bắc và đi dọc ngôi nhà. Cách bố trí này thuận lợi cho việc nấu nướng theo kiểu truyền thống khi có nhiều thành viên trong gia đình ra vào thăm.
Tầng lửng bố trí hai phòng ngủ, khu thư giãn, đọc sách và hành lang dài nối mọi không gian trong nhà qua hai đầu cầu thang.
Hành lang nối dài kết nối không gian sống lại với nhau.
Khoảng trống giữa nhà là cách lấy sáng và gió trời vào nhà.
Công trình nổi bật giữa vùng quê Long An.
'Giấc mơ trưa' trong ngôi nhà gạch đỏ, mái nhấp nhô giữa nền trời xanh thẳm
Ngôi nhà mái ngói đỏ mang kiến trúc truyền thống, sử dụng vật liệu tự nhiên với sự dân dã, mộc mạc hiện lên thật đẹp giữa nền trời xanh thẳm.
Ngôi nhà có diện tích 280m2 nằm ở huyện Nghi Lộc (Nghệ An) mang kiến trúc độc đáo với những bức tường gạch đỏ và hệ thống mái nhấp nhô ấn tượng. Tất cả tạo nên khung cảnh gần gũi, mộc mạc của vùng quê yên ả mà vẫn có nét đặc trưng, không bị hòa lẫn.
Công trình do kiến trúc sư Nguyễn Đức Quế cùng cộng sự thực hiện. Anh muốn gửi vào đó một chút "hồn quê", chút nắng, gió và cả tình yêu với mảnh đất xứ Nghệ. Ngoài vai trò để ở, ngôi nhà còn có ý nghĩa tinh thần vô giá.
Kiến trúc sư dùng thiết kế mở để tạo sự liên kết tối đa cho không gian sống trong nhà với môi trường tự nhiên trong lành. Thiết kế cổng vòm, mái ngói gợi cho ta nhớ tới hình ảnh cổng làng xưa nhưng đầy mới mẻ với vật liệu hiện đại.
Màu đỏ rực lửa của ngôi nhà như gay gắt hơn dưới nắng. Thế nhưng khi bước vào bên trong, không gian trở nên trong lành, mát mẻ nhờ giải pháp kiến trúc độc đáo với vườn cây cản nắng và những mái hiên chống nóng. Kết cấu mở tạo cảm giác thoáng đãng, liên kết cho không gian chung.
Không gian và cảnh quan bên ngoài với mái ngói đỏ rực lửa bên những hàng cau xanh rì. Từng lớp từng lớp mái ngói chạy đuổi tạo nên vẻ đẹp độc đáo.
Cửa vòm được sử dụng triệt để từ cổng cho đến trong nhà gợi nhớ nét xưa cũ ở nông thôn thế kỷ trước. Phần hiên là bước đệm trước khi vào nhà, tránh mưa tạt, nắng hắt.
Ngôi nhà nhìn từ bên cạnh, ta có thể thấy rõ phần nhà ở lùi vào phía sau, khoảng sân rộng phía trước phục vụ cho việc trồng cây cối, hóng gió và các hoạt động ngoài trời. Phần nhà ở tạo thành hình chữ U với một mảnh vườn nhỏ ở giữa.
Hàng rào bằng đá xám vân nhám sạch sẽ và thẩm mỹ. Với chất liệu này, công trình sẽ có độ bền vững, ổn định và lâu dài.
Vườn ở giữa hai khu nhà. Một cây cổ thụ lớn ở trung tâm, vươn tán bốn phía, tạo thành bóng râm mát phía dưới cho gia chủ ngồi chơi, uống trà. Những lu nước gắn liền với người dân ở nông thôn được dùng để trồng cây, gợi lại nhiều ký ức cho mọi người.
Điểm đặc biệt của công trình này là giải pháp lấy sáng, lấy gió được kiến trúc sư thiết kế dựa vào đặc điểm thời tiết của địa phương, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa không gian trong nhà với môi trường.
Bên trong nhà mát mẻ, dễ chịu nhờ lớp mái chống nóng vào mùa hè và dốc nước khi trời mưa. Sàn gạch bông hơi hướng cổ điển góp phần hạ nhiệt cho không gian.
Mọi không gian đều có sự kết nối với thiên nhiên thông qua hệ cửa kính lớn.
Các phòng ngủ đều có ánh sáng tự nhiên, gió trời trong lành.
Lối lên tầng 2 thiết kế đơn giản.
Góc sân vào buổi tối thật lãng mạn, yên bình.
Có gì trong ngôi nhà 3 gian gây xao xuyến ở Quảng Nam? Kiến trúc nhà 3 gian truyền thống ở vùng quê Quảng Nam được thể hiện qua phần mái dốc cùng hàng hiên dài. Lấy ý tưởng từ ngôi nhà 3 gian truyền thống, The Village House được xây dựng trên khu đất 1.490m2 tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Qua dự án, kiến trúc sư muốn văn hóa kiến trúc bản địa...