Ngôi nhà âm nhạc: Quá ‘tham’ để có chất!
Đã bước qua liveshow thứ 3 nhưng Ngôi nhà âm nhạc, chương trình truyền hình thực tế nhằm tìm kiếm tài năng trên cả hai lĩnh vực ca hát và khiêu vũ, vẫn chưa thể tạo được sự chú ý như các chương trình “bạn bè” khác đang làm.
Được giới thiệu là dựa theo format kịch bản chương trình Star academy nổi tiếng thế giới, từng có mặt tại trên 50 quốc gia, Ngôi nhà âm nhạc hứa hẹn mang đến những buổi phát sóng thú vị khi khán giả không chỉ thấy được sự tranh tài trên sân khấu, mà cả những xung đột đầy kịch tính trong đời thường, để qua đó các bạn trẻ bộc lộ cá tính và hoàn thiện mình. Tuy nhiên, những kỳ vọng đó xem ra vượt quá năng lực của chương trình.
Trong đêm liveshow thứ 3, giám khảo Đoan Trang luôn miệng bày tỏ sự khâm phục các thí sinh vì chỉ trong một tuần mà các bạn phải hoàn thành một điệu nhảy và một ca khúc, điều mà ngay cả những thí sinh của các cuộc thi chuyên về một lĩnh vực cũng đã khó thực hiện. Với cách nhìn nhận đó, giám khảo này liên tiếp cho điểm cao như một cách để động viên tinh thần, trong khi Lê Hoàng, Hồ Hoài Anh chỉ cho số điểm khiêm tốn. Quả thật, nếu theo cách nghĩ của Đoan Trang thì các thí sinh đều khiêu vũ được, hát cũng tàm tạm, nhưng không có gì nổi bật mà chỉ dừng ở mức độ “tài lẻ”. Còn nếu xét theo tiêu chí một chương trình thực tế thì Ngôi nhà âm nhạc đang rơi vào khoảng lỡ cỡ để có thể thu hút khán giả. Cụ thể là phần khiêu vũ không hấp dẫn được như Bước nhảy hoàn vũ, còn phần ca hát thì thua xa các cuộc thi “họ hàng” như Vietnam Idol, Sao Mai Điểm Hẹn…
Yêu cầu thí sinh quá nhiều kỹ năng có lẽ là nguyên nhân chính khiến cuộc thi kém sức hút. Về mặt lý thuyết, đây có thể là một ý tưởng hay nếu cuộc thi tìm ra người hội đủ mọi yếu tố. Tuy nhiên, việc áp dụng lại phụ thuộc rất nhiều vào tình hình thực tế. Trong bối cảnh bùng nổ các cuộc thi tìm kiếm tài năng như hiện nay thì lượng thí sinh đã bị chia nhỏ. Việc tuyển chọn nhân tài đã khó càng trở nên khó khăn, chưa kể thí sinh Ngôi nhà âm nhạc còn phải giỏi đến hai kỹ năng! Để lấy đủ số thí sinh cần thiết, ban tổ chức sẽ buộc phải hạ chuẩn đầu vào, và kết quả là những tiết mục nhạt nhòa, thiếu cá tính. Điều này thể hiện rõ trong các đêm thi. Ở liveshow thứ 3, nếu phần nhảy còn tạm chấp nhận, thì phần hát không khá hơn hát karaoke là bao! Đa số thí sinh chỉ dừng ở mức độ hát đúng nhạc. Việc chọn ca khúc cũng cho thấy họ hoặc không biết cách chọn bài để phô chất giọng, hoặc cố tình chọn những ca khúc thật đơn giản để che khuyết điểm.
Video đang HOT
Các thí sinh của Ngôi nhà âm nhạc trong một phần thi năng khiếu.
Cũng giống phần thi tài năng, mảng đời sống thường ngày diễn ra trong Ngôi nhà âm nhạc chưa tạo được sức hút. Ở bản gốc Star academy của Pháp, máy quay đặt trong ngôi nhà chung ghi lại toàn bộ hoạt động của các thí sinh trong suốt thời gian sống tại đây. Từ đó, những khúc mắc, giận hờn, chia sẻ giữa các thành viên đều được ghi lại để chọn lọc những chi tiết đắt giá nhất, có “chuyện” nhất. Nhưng ở phiên bản của Việt Nam, phóng sự về cuộc sống của các thí sinh hoàn toàn thiếu kịch tính. Đó chỉ là hình ảnh về các buổi tập luyện, bày tỏ cảm xúc khi nhận thư người thân… mà không cho thấy cách ứng xử của họ trong từng tình huống cụ thể.
Thế mới thấy, chương trình nổi tiếng thế giới không có nghĩa là sẽ thành công ở trong nước, nếu ban tổ chức không tính đến các yếu tố từ thực tế hay áp dụng mà thiếu sự sáng tạo.
Theo Báo Đất Việt
Giám khảo truyền hình thực tế chỉ 'hot' không đã đủ?
Truyền hình thực tế bùng nổ, quá nhiều chương trình diễn ra, trong đó có nhiều chương trình "giao thoa" thời gian với nhau, vì vậy người ngồi ghế nóng là vấn đề nhức đầu của các nhà tổ chức.
Chưa bao giờ giám khảo các cuộc thi, game show lại khủng hoảng như hiện nay.
Ở phạm vi cả nước, những cây đa, cây đề ở các lĩnh vực ca hát, nhảy múa vẫn còn khá nhiều, nhưng những chương trình truyền hình thực tế "chê", không mời. Bởi tiêu chí của giám khảo truyền hình thực tế là phải "hot" - phải là gương mặt được đông đảo công chúng biết đến. Ngoài ra họ còn phải biết "hót", có nghĩa là phải ăn nói hấp dẫn, càng độc đáo như đạo diễn Lê Hoàng càng tốt.
Đã có một số vị ngồi ghế nóng mà công luận ào ào chê "nhạt", hoặc bị "ném đá" tơi bời vì những lời nhận xét đối với thí sinh được cho là quá sốc, có người gắng gượng qua truông, nhưng cũng có vị phải dứt áo ra đi "nửa chừng xuân".
Năm nay, những gương mặt "hot" của làng giải trí như: ca sĩ Mỹ Tâm, Hồ Ngọc Hà, Đàm Vĩnh Hưng, Thu Minh đạo diễn Lê Hoàng, Nguyễn Quang Dũng, Việt Tú nhạc sĩ Quốc Trung, Hồ Hoài Anh đã vào cuộc.
Một rừng "sao" đã "thử lửa" trong Hợp ca tranh tài như Phương Thanh, Phan Đinh Tùng, Mỹ Lệ, Ngọc Anh, Đức Tuấn, Khánh Linh... nhưng ở vai trò "hót", họ không để lại ấn tượng gì đối với khán giả. Một phần, có lẽ vì cái "trình" để "hót" của họ cũng chỉ như thế phần khác, phải nhận xét về tiết mục của đồng nghiệp đang làm nhiệm vụ như mình, nên họ dè dặt, sợ mất lòng... Phải chăng vì thế mà không ai phát huy được nghệ thuật "hót" để có thể ngồi vào ghế nóng những chương trình tổ chức sau Hợp ca tranh tài?
Hiện nay, vẫn còn một số sao hot khác, nhưng họ tự biết mình không "hót" được, nên từ chối làm giám khảo. Vì vậy mà khủng hoảng giám khảo đã xảy ra, đến nỗi Hồ Hoài Anh phải chạy show cả hai chương trình đang diễn ra: Bước nhảy hoàn vũ và Ngôi nhà âm nhạc. Và có lẽ "hết nạc thì vạc đến xương", sau các gương mặt "hot" nhất, tất phải mời các gương mặt... "hot" nhì. Thế là ca sĩ Đoan Trang, nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận, Nguyễn Hải Phong được mời vào ghế nóng, nhà thơ Phan Huyền Thư cũng vào cuộc với Sao Mai Điểm Hẹn.
Nếu giám khảo là một nhân tố quan trọng trong việc làm cho chương trình truyền hình thực tế hấp dẫn, thu hút nhiều khán giả thì việc bùng nổ truyền hình thực tế như hiện nay đang dẫn đến nguy cơ sẽ có một số chương trình "nhạt", kém chất lượng bởi thiếu giám khảo có khả năng làm cho chương trình "nóng" lên.
Ngồi ghế nóng, phát biểu tức thời sau khi thí sinh trình diễn, nhưng phải làm sao cho lọt tai hàng triệu khán giả truyền hình, hơn thế nữa phải hấp dẫn, phải "triết lý" một chút, quả không phải là điều đơn giản. Việc "hết nạc vạc đến xương" là điều tất yếu, bởi không phải nghệ sĩ "hot" nào cũng biết "hót"...
Theo TT&VH
Truyền hình thực tế khát... thí sinh và khán giả Cùng một lúc, ba chương trình truyền hình thực tế (THTT) về âm nhạc nổi tiếng của thế giới đều đến Việt Nam: The Voice, Star Academy, American's Idol. Sự hiện diện cùng lúc này tạo ra một sự cạnh tranh lớn về khán giả truyền hình và cả thí sinh. Tuy nhiên, nếu những năm trước, các sân chơi âm nhạc luôn...