Ngôi mộ cổ nghìn năm tuổi hé lộ nghi lễ chôn cất thời tiền sử
Ngôi mộ có hài cốt bên trong còn khá nguyên vẹn, ẩn giấu ở Ireland trong 4.000 năm có thể nắm giữ manh mối về các nghi lễ chôn cất thời tiền sử.
Một người nông dân ở Ireland tình cờ phát hiện ngôi mộ cổ hầu như chưa ai động đến hàng nghìn năm qua. Khu chôn cất mới tìm thấy nằm trên bán đảo Dingle, tây nam Ireland.
Người nông dân sử dụng máy xúc để lật một tảng đá lớn trong quá trình cải tạo đất thì lộ ra ‘căn phòng’ ẩn bên dưới. Khi kiểm tra kỹ hơn, người ta tìm thấy một khoang phụ liền kề ở nơi được cho là mặt trước của ngôi mộ.
Các nhà khảo cổ địa phương đã tìm thấy phần xương người cùng với phiến đá nhẵn bóng hình bầu dục. Họ tin rằng tất cả có thể là manh mối về các nghi lễ chôn cất thời tiền sử.
Ước tính, ngôi mộ có niên đại từ thời kỳ đồ đồng, có tuổi đời từ 2.500 đến 4.000 năm. Tuy nhiên, không giống với hầu hết các ngôi mộ thời kỳ đồ đồng khác, ngôi mộ này xây dựng hoàn toàn dưới lòng đất, rất bất thường.
Các nhà khảo cổ từ cơ quan Di tích và Bảo tàng Quốc gia Ireland đã nhanh chóng đến địa điểm này để thực hiện những cuộc khảo sát ban đầu.
Ngôi mộ cổ nghìn năm tuổi hé lộ nghi lễ chôn cất thời tiền sử
Nhà khảo cổ Mícheál Ó Coileáin cho biết: “Với vị trí, hướng và sự tồn tại của phiến đá lớn, suy nghĩ ban đầu của tôi là một ngôi mộ thời kỳ đồ đồng. Nhưng với thiết kế đặc biệt, không giống bất cứ khu chôn cất thời kỳ đồ đồng nào mà chúng tôi từng phát hiện, nó có thể ra đời sớm hơn. Ở thời điểm hiện tại, rất khó có thể xác định thời gian một cách chính xác nhất”.
Việc ngôi mộ vẫn giữ được tình trạng nguyên vẹn, không có người đụng vào là rất hiếm. Các nhà khảo cổ đánh giá đó là phát hiện cực kỳ quan trọng vì cấu trúc ban đầu được bảo tồn, có thể chứng minh về các nghi lễ chôn cất thời tiền sử.
Những ngôi mộ thời kỳ đồ đồng từng phát hiện ở tây nam Ireland, nhiều nhất là ở vùng Cork và Kerry.
Chúng thường là những ngôi mộ hình nêm, hẹp một đầu và nhô ra khỏi mặt đất. Các ngôi mộ hình nêm hầu như quay về hướng tây, tây nam, có thể là sự sắp xếp theo thiên thể hoặc mặt trăng. Nhưng phần lớn ngôi mộ đặc biệt này vẫn ẩn dưới lòng đất nên rất khó đưa ra đánh giá đầy đủ về cách bố trí.
Khai quật mộ cổ 'vương giả' 1.000 năm tuổi: Cảnh tượng bên trong khiến chuyên gia sửng sốt
Người xưa rất chú trọng đến hậu sự. Vì vậy, chỉ cần là con nhà giàu có thì sau khi chết, mộ phần cũng phải được chuẩn bị xa hoa.
Ngoài hoàng đế, chỉ cần là người trong gia đình vương giả, hầu hết đồ tùy táng đều là vàng bạc đá quý, sau khi được phát hiện đều có giá trị kinh tế và giá trị nghiên cứu cao.
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy tại ngôi làng bình thường, thứ bên trong đã khiến giới khảo cổ sửng sốt: Một bàn tiệc vẫn còn nguyên vẹn!
Năm 1993, một người dân ở Trương Gia Khẩu, Hà Bắc, tình cờ phát hiện ra có nước thấm trên mặt đất nên đã gọi người có liên quan tiến hành điều tra.
Nhờ vậy người ta phát hiện ra một ngôi mộ cổ. Theo đánh giá của giới chuyên môn, những ngôi mộ này là của một gia đình họ Trương được xây dựng vào thời nhà Liêu, cách đây hơn một nghìn năm.
Toàn bộ lối đi của lăng mộ dài hơn 6 mét, đi xuống lối đi là cổng tháp hình vòm, trên cổng tháp này có rất nhiều đồ trang trí được chạm khắc, hoa văn sống động như thật. Có hai cánh cửa bên dưới cổng nhà, giống như những ngôi nhà mà chúng ta thấy ngày nay.
Chuyên gia mở cửa vào thì thấy hai bức tượng ở hai bên, tương tự như người bảo vệ. Nếu tiếp tục đi về phía trước, sẽ có một cánh cửa gỗ khác, có thể mở ra để đi vào phòng sau, nơi đây được đặt rất nhiều đồ mai táng quý giá.
Tuy nhiên, điều khiến các chuyên gia ngạc nhiên không phải là những đồ vật trong tang lễ này xa xỉ đến mức nào mà chính là một bàn ăn.
Hình ảnh bàn ăn được tìm thấy (Ảnh: Sohu)
Trong phòng sau, có một cái bàn tròn lớn với dụng cụ ăn uống và các món ăn cùng trái cây. Mặc dù hầu hết thực phẩm đã bị ôi thiu sau hàng nghìn năm nhưng vẫn có thể phân biệt được: Có nho, hạt dẻ và các món ăn thông thường khác trên bàn ăn.
Vì chủ nhân của ngôi mộ tin theo đạo Phật nên bữa ăn đều là đồ chay, không có thịt.
Bên cạnh có bàn ghế, dường như muốn mời gia chủ dùng bữa bất cứ lúc nào. Ngoài ra, cạnh đó còn có một vựa lúa nhỏ dự trữ lúa miến và các loại ngũ cốc.
Trên bàn còn có một chai nước màu xanh lá cây, trong đó có một ít chất lỏng và có màu đỏ cam, khi đến gần có thể ngửi thấy mùi thơm nồng, theo suy luận thì đó phải là loại rượu cách đây hàng nghìn năm.
Dựa trên những trái nho và rượu được tìm thấy, có thể suy ra rằng vào thời nhà Liêu, người ta đã có trái nho và có thể sử dụng nó để làm rượu vang.
Theo văn bia được tìm thấy trong lăng mộ, có thể suy đoán chủ nhân là người nhà Liêu và đã làm rất nhiều việc thiện trong suốt cuộc đời của mình nên được mọi người xung quanh yêu mến.
Văn bia của ông cũng ghi rằng chỉ cần vào được ngôi mộ, mọi người đều có thể ngồi xuống và uống một ly rượu, điều này cho thấy người này là người cởi mở và là thân thiện.
Hiếm có ngôi mộ cổ cách đây hàng nghìn năm vẫn có thể giữ được nguyên vẹn như vậy, nó có ý nghĩa rất lớn đối với việc nghiên cứu sau này.
Nhìn hố lạ trên ruộng, không ngờ lại là mộ của hoàng tử nhà Minh Sau khi trình báo với các đơn vị liên quan, người dân mới vỡ lẽ, đó không phải hang trộm mà là cổ mộ của hoàng tử thời nhà Minh - Đức Trang vương Chu Kiến Lân. Lăng mộ của Đức Trang vương. Trung Quốc cổ đại có lịch sử và văn hóa lâu đời, các di tích văn hóa từ hàng trăm,...