Ngôi làng “thủ phủ” trống, mặt nạ Trung thu hối hả vào mùa
Làng Ông Hảo (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) nổi tiếng với nghề làm trống, mặt nạ giấy, đầu sư tử. Tuy là những món đồ chơi truyền thống hay được nhắc đến mỗi dịp Trung thu, song thợ thủ công tâm huyết trong làng vẫn ngày càng ít dần.
Căn nhà của gia đình anh anh Vũ Văn Hơn đều đặn vang tiếng lách cách đóng trống đứt quãng. Mấy ngày nay, chỉ có anh và mẹ làm công việc này. Anh Hơn cho biết, nếu đơn hàng nhiều thì phải thuê thêm người làm, còn ít khách đặt thì chỉ cần người nhà làm là đủ.
Nhà anh Hơn chỉ chuyên làm trống nhỏ, các công đoạn gia công đều được làm tại nhà, chỉ có da trâu và gỗ là phải mua. Theo anh Hơn, da trâu được tách thành 4 lớp, 3 lớp bên trong để làm trống nhỏ, lớp da “cật” ngoài cùng chỉ dành để căng các mặt trống cái.
Tang trống được làm từ các loại gỗ bồ đề, gỗ mỡ hay gỗ trám. Để hình thành tang trống, gỗ cây phải qua rất nhiều công đoạn thủ công như cưa, vanh (khoanh tròn), tiện, phơi khô rồi sơn.
Tang trống được làm quanh năm, đến khi vào vụ mới mua da trâu về đóng trống. Trong ảnh, anh Hơn đang thực hiện công đoạn tiện gỗ để làm tang trống.
Công đoạn sơn tang trống tại một gia đình ở làng Ông Hảo khi vào dịp Trung thu.
Video đang HOT
Khi đã có đầy đủ nguyên liệu, việc hoàn thành một chiếc trống chỉ mất 5 phút.
Bà Nguyễn Thị Lành (mẹ anh Hơn) năm nay gần 60 tuổi, bắt đầu làm trống từ khi đi lấy chồng.
Giá trống phụ thuộc vào độ lớn của bề mặt, 12 nghìn đồng/1 chiếc mặt 10cm; 35 nghìn đồng/1 chiếc mặt 20cm; 40 nghìn đồng/1 chiếc mặt 22cm và 80 nghìn đồng/1 chiếc mặt 26cm.
Cùng trong làng, gia đình bà Vũ Thị Thoàn làm các loại mặt nạ giấy, đầu sư tử, trống… Những ngày này, cả gia đình bà Thoàn đang gấp rút cho những đơn hàng được đặt trước để kịp Trung thu.
Bà Thoàn cho biết, những năm trước đơn hàng nhiều phải thuê gia công cốt mặt nạ, đóng trống… nhưng thời điểm này chỉ cần người nhà làm là đủ.
Những cốt mặt nạ giấy được đục lỗ đơn giản để làm mắt trước khi sơ vẽ.
Bà Thoàn khoảng 60 tuổi nhưng đã có gần 40 năm làm nghề thủ công ở làng Ông Hảo.
Hàng chục mẫu mặt nạ giấy được sản xuất từ nhà bà Thoàn, giá xuất đi từ 15 – 30 nghìn đỗng mỗi chiếc, tuỳ kích cỡ cỡ. Riêng đầu sư tử có giá 20 nghìn đồng.
Theo Dân Trí
Xem máy bơm khủng chống ngập cho Sài Gòn, hút gần 100.000 m3 nước/h
Công suất của máy bơm vô cấp, có thể từ 27.000- 96.000m3/giờ. Máy bơm "khủng" này đã hút sạch nước ngập 0,3 - 0,4 m trên đường Nguyễn Hữu Cảnh sau 15 phút vận hành.Ngoài ra, máy còn có thể lọc rác, tách và vớt rác tự động...
Chiều 21/9, Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp Cơ khí Quang Trung (chủ đầu tư) tổ chức thử nghiệm công trình máy bơm thông minh chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh trước sự chứng kiến của đại diện Trung tâm chống ngập TPHCM.
Đại diện chủ đầu tư, ông Nguyễn Tăng Cường xin lỗi người dân và lãnh đạo thành phố vì máy bơm đã "trễ hẹn" so với kế hoạch vào ngày 10/8.
"Do không lường được gặp khó khăn về hạ tầng, địa chất, thời tiết, quy định của thành phố... đã khiến tiến độ bị chậm trễ", ông Cường nói.
Theo ông Cường, đến thời điểm hiện tại, hệ thống máy bơm được đầu tư gần 88 tỷ đồng đã cơ bản được hoàn thành có thể đi vào vận hành bất cứ lúc nào.
Buổi thử nghiệm diễn ra trong điều kiện trời mưa không lớn, nhưng triều cường sông Sài Gòn dâng cao (gần 1,6m) làm một đoạn đường Nguyễn Hữu Cảnh trước chung cư The Manor ngập sâu từ 0,3-0,4m, kéo dài hàng trăm mét gây khó khăn cho người dân đi lại.
Chỉ trong khoảng 15 phút, "siêu máy bơm" đặt bên bờ sông Sài Gòn (đoạn gần chân cầu Thủ Thiêm, quận Bình Thạnh) đã hút sạch nước trên đường Nguyễn Hữu Cảnh.
Ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng - Phó giám đốc Trung tâm điều hành chống ngập TPHCM cho biết buổi thử nghiệm diễn ra khá tốt. Tuy nhiên, ông cho rằng hôm nay triều cường cao nhưng mưa không lớn nên chưa đánh giá hết được tính hiệu quả của máy bơm.
"Đặc biệt, để đánh giá được hiệu quả công trình thì cần thử nghiệm vào những trận mưa lớn, lượng nước tập trung về lớn trên đường Nguyễn Hữu Cảnh mới đánh giá được hiệu quả", ông Dũng nói.
Ông Nguyễn Tăng Cường cho biết, trong lần thử nghiệm trước cơn mưa chiều 19/9, mực nước trước chung cư The Manor ngập sâu khoảng 55cm, khu vực Saigon Pearl ngập sâu 42cm. Khi máy bơm được vận hành, chỉ sau 25 phút, đã hút hết lượng nước hai điểm ngập này.
Tuy nhiên, sau đó đường Nguyễn Hữu Cảnh vẫn ngập lại do lượng nước các nơi khác đổ về kết hợp triều cường. Nhưng chỉ trong 70 phút bơm lần 2, toàn bộ nước được hút sạch, mặt đường khô ráo.
Theo Dân Trí
Đầu tư 100 tỷ đồng làm kè biển sau bão số 10 Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các địa phương tính toán chính xác, báo cáo hợp lý thiệt hại thủy sản và các thiệt hại khác do bão số 10 gây ra để làm cơ sở xem xét hỗ trợ theo quy định. Tỉnh Thanh Hóa cũng đã đồng ý cho huyện Hoằng Hóa thực hiện dự án kè chống sạt lở...