Ngôi làng độc nhất vô nhị, từng nếp nhà là tuyệt tác nghệ thuật do bàn tay người phụ nữ tạo ra
Những ngôi nhà Sukhala được làm hoàn toàn bằng vật liệu tự nhiên của địa phương: đất, gỗ, rơm và cả phân bò.
Người ta thường nói: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Câu nói ấy dường như đúng trong nhiều hoàn cảnh xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, ở một ngôi làng nhỏ thuộc Burkina Faso, đất nước vùng Tây Phi, nguyên lý ấy không còn đúng nữa khi mà chính bàn tay khéo léo của người phụ nữ tạo ra những ngôi nhà độc đáo đầy tính nghệ thuật, chứa đựng sự tinh tế trong từng chi tiết. Mà “độc” hơn cả, là chúng được tạo ra từ bùn, rơm và cả phân bò.
Người ta gọi đó là những ngôi nhà Sukhala, biểu tượng văn hóa của tộc người Kassena.
Những ngôi nhà làm từ… phân bò
Ở phía Nam của đất nước Burkina Faso, một quốc gia không giáp biển ở phía Tây châu Phi, gần biên giới với Ghana, có một ngôi làng nhỏ hình tròn chỉ rộng chừng 1,2 ha, được gọi là Tiébélé. Đây là quê hương của người Kassena, một trong những nhóm dân tộc lâu đời nhất đã định cư trên lãnh thổ Burkina Faso từ thế kỷ 15.
Tiébélé được biết đến với kiến trúc Gourounsi truyền thống độc đáo và những bức tường được trang trí cực kỳ công phu.
Burkina Faso vốn là một quốc gia nằm trong danh sách những nước nghèo nhưng họ lại giàu văn hóa. Và việc trang trí các bức tường nhà là một phần quan trọng trong di sản văn hóa của họ. Trang trí tường luôn là phần việc do chị em phụ nữ đảm nhận. Đó là một tập tục cổ xưa có từ thế kỷ XVI sau Công nguyên.
Người Kassena xây nhà Sukhala hoàn toàn bằng vật liệu tự nhiên của địa phương: đất, gỗ, rơm và cả phân bò. Đất trộn với rơm và phân bò được làm ẩm đến trạng thái dẻo hoàn hảo, để tạo ra những bức tường gần như thẳng đứng.
Ngày nay, kỹ thuật này được thay thế bằng việc sử dụng các bức tường đúc bằng gạch bùn với nền móng đặt trên những tảng đá lớn. Những ngôi nhà Sukhala ở Tiébélé được xây dựng với mục đích phòng thủ, kể cả thời tiết và các yếu tố tác động từ bên ngoài.
Các bức tường dày khoảng hơn 30cm và những ngôi nhà “nấm lùn” được thiết kế không có cửa sổ ngoại trừ một hoặc hai ô cửa nhỏ để ánh sáng lọt vào, vừa đủ nhìn. Cửa trước chỉ cao khoảng 60cm, giúp che nắng và khiến kẻ thù khó tấn công. Mái nhà được bảo vệ bằng thang gỗ có thể dễ dàng thu vào. Người dân địa phương có công thức ủ bia truyền thống được gọi là dolo. Nó được làm trong chính những căn nhà như thế này.
Bàn tay khéo léo của người phụ nữ
Sau khi nhà được xây xong, người phụ nữ trang trí các bức tường với những hoa văn cầu kỳ. Các họa tiết và biểu tượng hoặc được lấy từ cuộc sống hàng ngày, hoặc từ tôn giáo và tín ngưỡng. Còn các màu được sử dụng là đen, trắng và đỏ, được làm bằng các vật liệu tự nhiên của địa phương như đất sét, cao lanh và than đá.
Các hình vẽ và ý nghĩa của chúng:
- Sao và trăng: dấu hiệu tốt lành và hy vọng
- Bán nguyệt: quả bầu, một trong những đồ vật quan trọng và được sử dụng nhiều nhất trong cuộc sống hàng ngày của người Kassena
- Mũi tên: phòng thủ, chiến binh
- Khâu tam thập: gà cúng tế
- Cá sấu và rắn: con vật linh thiêng giúp xua đuổi xui xẻo và bệnh tật
Bức tường hoàn thiện sau đó được đánh bóng cẩn thận bằng đá, mỗi màu được đánh bóng riêng để không bị nhòe với nhau. Cuối cùng, toàn bộ bề mặt được phủ một lớp vecni tự nhiên được làm bằng cách đun sôi vỏ quả néré, cây đậu châu Phi.
Các thiết kế cũng phục vụ để bảo vệ các bức tường. Việc trang trí thường luôn được thực hiện ngay trước mùa mưa để bảo vệ các bức tường tránh bị nhòe màu.
Sẽ có câu hỏi thắc mắc liệu thêm phân bò vào nguyên liệu làm nhà với mục đích gì? Câu trả lời là việc cho thêm phân bò, nén chặt các lớp bùn, đánh bóng lớp ngoài cùng và đánh vecni bằng néré, tất cả đều giúp các ngôi nhà chịu được thời tiết ẩm ướt, bền lâu hơn với thời gian.
Những tảng đá tự mọc thêm 5cm sau mỗi 1.000 năm
Những tảng đá kỳ lạ nằm ở ngôi làng nhỏ Costesti (Romania), cách thủ đô Bucharest khoảng 80km về phía tây.
Chúng trông giống như bong bóng thổi, có kích thước khác nhau. Một số tảng đá có đường kính vài mét, vài chục cm hoặc rất nhỏ, chỉ đủ nằm gọn trong lòng bàn tay.
Người dân địa phương mô tả những viên đá kỳ lạ tự lớn lên, biết di chuyển và thậm chí "sinh ra đá con".
Những tảng đá kỳ lạ nằm ở ngôi làng nhỏ Costesti (Romania), cách thủ đô Bucharest khoảng 80km về phía tây.
Chúng trông giống như bong bóng thổi, có kích thước khác nhau. Một số tảng đá có đường kính vài mét, vài chục cm hoặc rất nhỏ, chỉ đủ nằm gọn trong lòng bàn tay.
Những tảng đá có kích thước khác nhau ở Romania. (Ảnh: Daily mail)
Những tảng đá kỳ lạ khiến các nhà nghiên cứu gặp nhiều khó khăn để giải thích trong thế kỷ 18. Nhiều người nghi ngờ đó là trứng khủng long, hóa thạch thực vật hay thậm chí là sản phẩm của người ngoài hành tinh.
Theo Daily mail, những tảng đá "sống" ở Romania gọi là trovants, thực sự sinh ra từ Trái Đất, không phải sản phẩm đến từ hành tinh khác. Chúng hình thành một cách tự nhiên do các quá trình địa chất.
Những tảng đá trovant có thành phần chủ yếu là lõi đá với lớp vỏ bao quanh bên ngoài là cát. Lớp vỏ phát triển từ từ khi có nước mưa ngấm vào.
Những tảng đá có hình thù kỳ lạ. (Ảnh: Daily mail)
Khoáng chất trong nước mưa hình hành nên phản ứng áp suất bên trong, làm cho đá lớn lên và "sinh sôi".
Giống như các vòng trong thân cây, đá trovant lộ ra các lớp khi bị cắt, mỗi lớp đại diện cho một giai đoạn tăng trưởng.
Điều khiến chúng trở nên đặc biệt là sự phát triển với tốc độ khoảng 5cm sau mỗi 1.000 năm. Người dân địa phương gọi là những viên đá "sống" vì chúng thay đổi, phát triển kích thước theo thời gian.
Những tảng đá trovant khá kỳ diệu, chúng có một vị trí trong văn hóa dân gian địa phương, theo Howstuffworks. Nhiều người tin rằng chúng giống như những sinh vật sống hơn là vật vô tri vô giác. Một số người nói rằng những tảng đá tự lớn lên, biết di chuyển và thậm chí sinh ra đá con.
Người dân địa phương mô tả những tảng đá là "đang sống" vì cách chúng tự lớn lên và thay đổi theo thời gian. (Ảnh Daily mail)
Các nhà nghiên cứu đã dành 2 tuần quan sát, quay phim những tảng đá trovant ở Romania phát hiện ra rằng có một số đá di chuyển khoảng 2,5 mm.
Nhiều nhà nghiên cứu hoài nghi về khả năng "đá đi bộ", nhưng họ không phủ nhận khả năng đất nóng lên hoặc nguội đi có thể gây ra chuyển động giữa các viên đá.
Mỗi năm, nhiều du khách đi bộ quanh địa điểm Costesti chiêm ngưỡng những tảng đá to lớn có hình thù phức tạp, khác nhau như hình cầu, hình elip ...
Một "dòng sông vàng" bất ngờ xuất hiện tại Nam Phi Mới đây, NASA đã chia sẻ một hình ảnh vệ tinh nổi bật: tại Nam Phi, thứ dường như là một "dòng sông vàng" lấp lánh đã bất ngờ xuất hiện trên nền phong cảnh màu nâu và cằn cỗi. Trông nó gần giống như một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt khổng lồ, như thể ai đó đã cẩn thận đặt những...