Ngôi làng cổ nghìn năm sắp lộ diện từ đáy hồ
Làng Fabbriche di Careggines, thuộc tỉnh Lucca nằm trong vùng Tuscany (Italia), bị nhấn chìm dưới lòng hồ thủy điện từ năm 1947.
Đập thủy điện xây trên sông Edron đã nhấn chìm ngôi làng cổ Fabbriche di Careggines. Ảnh: Stella.
Nơi này sắp có cơ hội lộ diện trở lại sau một thời gian dài do người ta có kế hoạch rút nước hồ để tạo một điểm đến du lịch độc đáo trước khi nó lại bị chìm dưới mặt nước.
Người dân địa phương từng nhiều đời sinh sống trong ngôi làng của những người làm nghề rèn sắt, được xây dựng từ thế kỷ 12. Nhưng tới những năm 1940, họ lần lượt phải rời khỏi nhà cửa của mình ở đây để đến nơi định cư mới, do con đập thủy điện xây trên sông Edron đã biến nơi này thành một phần của hồ nước nhân tạo Vagli.
Trong lần rút cạn lần gần đây nhất cách đây 27 năm, rất đông người đổ về thăm ngôi làng cổ. Ảnh: Ricardo.
Kể từ đó, ngôi làng Fabbriche di Careggines từng có 4 lần lộ diện trở lại khi nước hồ được rút cạn vào các năm 1958, 1974, 1993 và lần gần đây nhất là năm 1994. Mỗi lần ngôi làng lộ ra là một sự kiện du lịch nổi tiếng của địa phương vì nhiều người đổ về thăm vùng đất có số phận đặc biệt này.
Phế tích ngôi làng cổ còn lưu giữ một số công trình xây dựng có tuổi đời nhiều thế kỷ mang đậm phong cách kiến trúc vùng Tuscany, trong đó có những ngôi nhà xây bằng đá hộc đặc trưng, một cây cầu đá, một nghĩa địa cổ và một nhà thờ mang tên San Teodoro cùng nhiều kiến trúc nhỏ khác.
Sau nhiều năm bị chìm dưới mực nước sâu 35 mét, nơi này khoác lên mình một vẻ đẹp hoang tàn độc nhất vô nhị.
Vào những thời điểm mực nước hồ xuống thấp, một phần ngôi làng cổ lộ ra trên mặt nước tạo ra vẻ đẹp kỳ ảo. Ảnh: Hutton Archives.
Từ năm 2015, giới chức thị trấn Vagli di Sotto, nơi những người dân rời ngôi làng năm xưa tới định cư, đã liên tục kêu gọi Công ty Thủy điện Enel đang sở hữu con đập trên sông Edron tiến hành rút cạn hồ nước vào thời điểm thích hợp nhằm thúc đẩy du khách đến thăm nơi này, qua đó cải thiện kinh tế và việc làm cho địa phương.
Sau thời gian cân nhắc, Công ty Enel thông báo họ đang lên kế hoạch sớm rút cạn nước hồ Vagli vào năm 2021, tuy nhiên chưa chốt thời gian cụ thể. Họ cũng tin rằng quyết định này sẽ mang lại giá trị kinh tế cho du lịch địa phương, thu hút nhiều du khách do đây là cơ hội hiếm hoi để mọi người được thăm lại ngôi làng cổ gần một nghìn năm tuổi.
Vẻ đẹp độc đáo của làng Fabbriche di Careggines khi nước hồ được rút cạn trước đây. Ảnh: Binding Italy.
Sự khác biệt "một trời một vực" ở biên giới Trung - Ấn: Nơi sống ở thế kỉ 21, nơi sống "như thời đồ đá"
Nhiều ngôi làng Ấn Độ không có điện, không có nguồn cung cấp nước sạch. Nơi gần nhất có bác sĩ nằm cách làng 160km. Tình hình hoàn toàn khác biệt ở phía Trung Quốc.
Cuộc sống "thời đồ đá"
Mỗi buổi tối, Urgain Chodon lại nhìn những ánh sáng lấp lánh trên núi ở phía bên kia bờ sông và tự trách số phận. Những ánh sáng đó xuất phát từ bóng đèn điện ở những công trình của Trung Quốc ở phía bên kia biên giới.
Chodon, nay đã 30 tuổi, sống ở Koyal, ngôi làng ở bờ sông Senge Zangbu - một nhánh của sông Indus chia cắt vùng Himalaya của Ladakh thành hai phía lãnh thổ Ấn Độ và Trung Quốc.
Nằm sâu trong vùng núi hiểm trở, ngôi làng Ấn Độ chỉ có khoảng 420 cư dân sinh sống nhưng thiếu thốn toàn bộ những cơ sở vật chất cơ bản của đời sống thế kỉ 21. Không có điện, không có nguồn cung cấp nước sạch. Nơi gần nhất có bác sĩ nằm cách làng 160km. Các con đường đều bụi bặm.
Là đại diện của 8 ngôi làng trong hội đồng phát triển địa phương, Chodon là một người có tiếng nói. Cô cũng là thành viên của Đảng Bharatiya Janata (BJP), nhưng điều kiện sinh hoạt của khu vực này không được như kế hoạch trong chương trình phát triển của đảng này.
"Thậm chí cụm từ 'phát triển' còn chưa chạm tới vùng này. Chúng tôi như sống ở thời đồ đá. Chúng tôi phải lấy nước từ sông để sử dụng," Chodon nói. Trước đây, khi còn học đại học, Chodon đã tới nhiều thành phố lớn ở Ấn Độ.
Theo SCMP, cuộc sống ở Ladakh rất khó khăn vì địa hình hiểm trở và thời tiết khắc nghiệt. Khu vực này chủ yếu chỉ có núi cao, và nhiều nơi nhiệt độ giảm xuống tới -25 độ C vào mùa đông. Người dân sống cách xa nhau - ngôi làng gần làng Koyal nhất cũng cách 40km và thành phố trung tâm Leh nằm cách đó 260km về phía tây.
Từ đầu tháng 5, tình hình căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã khiến đời sống của người dân gặp thêm rắc rối. Ngày 15/6 vừa qua, quân đội hai nước đã có cuộc đụng độ nghiêm trọng ở Thung lũng Galwan - vụ xô xát chết người đầu tiên xảy ra giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong hơn 40 năm qua.
Ở phía Ấn Độ, vụ đụng độ nhận được nhiều sự chú ý của người dân. Các kênh truyền hình đều dành khung giờ vàng để phát các cuộc tranh luận về chủ đề này, nhiều người tham gia thảo luận đã kêu gọi Ấn Độ tổ chức một cuộc tấn công toàn diện "để bảo vệ từng tấc đất lãnh thổ".
Khác biệt lớn
Tuy nhiên, ở những ngôi làng ở Ladakh, người dân lo lắng hơn về những điều kiện sinh hoạt cơ bản nhất. Trong khi đó, ở phía bên kia biên giới, sự phát triển có thể nhìn thấy rõ rệt hơn từng ngày.
"Phía Trung Quốc xây dựng nhiều công trình lớn, có đường xá thuận tiện và điện 24/24," Chodon nói.
Tuy người dân làng Koyal cần nước sạch và giáo dục, nhưng thiếu điện là vấn đề nhức nhối hơn cả.
"Chúng tôi sống trong những kutcha [nhà xây từ bùn] và điều kiện sinh hoạt rất tệ," Chodan nói. "5 năm trước, chính phủ đã cấp cho các ngôi làng những bóng điện sử dụng năng lượng mặt trời, nhưng chúng chỉ sáng được vài giờ. Pin của đèn cũng bị chai dần đi sau nhiều năm sử dụng. Vào mùa đông, các tấm thu năng lượng mặt trời không dùng được vì trời nhiều mây".
Chính phủ Ấn Độ cũng đã cung cấp máy phát điện chạy dầu diesel cho các làng ở đây, nhưng nguồn điện này chỉ dùng được 3 tiếng mỗi tối.
Dịch vụ viễn thông không khá hơn là bao. Người dân sống gần các doanh trại quân đội có thể gọi điện thoại bởi các tháp viễn thông được đặt bên trong hoặc gần căn cứ, nhưng hầu hết các ngôi làng đều thiếu kết nối điện tử mặc dù smartphone đã bùng nổ ở Ấn Độ trong 5 năm qua.
Làng Sakuchul, cách Leh 130km. Ảnh: Aakash Hassan
Người dân tại các làng này hầu hết đều sinh sống bằng nghề chăn nuôi gia súc, kiếm tiền bằng cách nuôi bò Tây Tạng hoặc dê để lấy lông. Họ sống du mục cùng đàn gia súc, vậy nên không thể gửi con học ở các trường làng - hầu hết các gia đình đều gửi con tới các thành phố lân cận.
Chodon là một trong số ít những người tốt nghiệp ở địa phương. Cô và 4 anh chị em họ khác đã phải rời làng từ khi còn rất nhỏ để học ở Leh; mẹ cô cũng đi cùng để chăm sóc trong khi cha cô ở nhà nuôi đàn gia súc. Chodon cuối cùng cũng trở lại làng sau 20 năm học tập, đem theo tấm bằng khoa học chính trị.
Nhiều năm qua, những người nuôi gia súc đã phàn nàn rằng quân đội Ấn Độ đang ngăn cản họ tới các vùng đồng cỏ gần biên giới. "Lệnh hạn chế này đã buộc nhiều người bán hết gia súc và sống bằng ngành nghề khác," Namgyal Durbuk, một chính trị gia của đảng đối lập, lên tiếng.
Chodon cho biết: "Mỗi năm lại có nhiều gia đình bán gia súc, bán nhà để mua xe ô tô. Họ tới các thị trấn và thành phố rồi chẳng bao giờ quay lại nữa".
Làng Sachukul nằm cách thành phố Leh 130km về phía đông. Mặc cho tầm quan trọng chiến lược của Ladakh, cơ sở vật chất ở các vùng này vẫn đặc biệt nghèo nàn, đường xá tới làng trung tâm vẫn đầy sỏi đá. Con đường đi qua đèo Changla - cao 5.360m so với mực nước biển - có nguy cơ khiến người đi đường trượt xuống hẻm vực sâu bên dưới.
Các ngôi làng cũng không có bệnh viện. Trong những tình huống khẩn cấp, bệnh nhân được đưa tới Leh, và một số bệnh nhân đã tử vong khi được chở trên các đường gập ghềnh. "Người bình thường cũng đổ bệnh khi đi trên các con đường ở Ladakh," Chodon nói.
Vào mùa đông, người dân ở các ngôi làng không thể tới thành phố trong nhiều tháng vì tuyết lớn chặn các con đường. Nhiều người dân tỏ ra không hài lòng với các chính sách của chính phủ Ấn Độ.
Nghị sĩ quốc hội Ấn Độ Durbuk nói: "Trung Quốc đã xây đường sắt tới những nơi xa xôi hẻo lánh nhất ở nước họ nhưng Ấn Độ còn chẳng xây nổi đường bình thường ở các ngôi làng của chúng ta".
Kế hoạch táo bạo rút cạn Địa Trung Hải, sáp nhập châu Âu châu Phi Trong lúc châu Âu lâm vào cơn khủng hoảng sau Thế chiến thứ nhất, kiến trúc sư người Đức Herman Srgel đã đề xuất xây dựng một hệ thống đập thủy điện nhằm hạ thấp mực nước biển Địa Trung Hải để sáp nhập châu Âu với châu Phi tạo thành một siêu lục địa mới có tên Atlanropa. Hệ thống đập thủy...