Ngôi đền gỗ cao nhất thế giới
Đền Thích Ca thuộc chùa Fogong (Trung Quốc) đã có tuổi đời hơn 1.000 năm. Công trình này đang xuống cấp theo thời gian và cần được tu sửa.
Bình Dương: Tranh cãi về việc tu sửa cầu Sông Bé
Cầu Sông Bé nay được người dân quen gọi là cầu gãy Sông Bé) đang xuống cấp trầm trọng. Trước nguy cơ cầu đổ sập, tỉnh Bình Dương đã quyết định tu sửa.
Cầu Sông Bé bắc qua sông Đồng Nai, nối liền 2 xã Phước Hòa và Vĩnh Hòa thuộc huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
Cầu được người Pháp xây dựng vào năm 1925 - 1926, nối các tuyến đường huyết mạch lên các tỉnh Tây Nguyên.
Mới đây, trước sự xuống cấp của cây cầu, UBND tỉnh Bình Dương đã có kế hoạch duy tu, bảo dưỡng.
Cầu Sông Bé là di tích tại tỉnh Bình Dương.
Cầu vừa được làm lại lan can, một số ta-luy nhằm hạn chế xói mòn chân cầu. Lãnh đạo tỉnh Bình Dương còn cho làm 2 khung sắt đóng 2 bên nhịp cầu gãy.
Theo nhiều người dân, 2 khung sắt này đã làm giảm đi vẻ cổ kính của cây cầu vì người tham quan sẽ không chiêm ngưỡng được phía bên kia và ngược lại, đồng thời làm mất đi khung cảnh thơ mộng hai bên cầu mỗi khi khách đến quay phim, chụp hình.
Hai bên nhịp cầu gãy đã được bít bằng hàng rào nhằm bảo đảm an toàn cho người tham quan.
Ngược lại, một số người cho rằng việc xây dựng hàng rào, lan can là cần thiết nhằm bảo đảm an toàn cho khách tham quan. Hiện nay, cầu đã xuống cấp trầm trọng, hệ thống ta-luy bị xói mòn, dưới các nhịp cầu bị lòi sắt hoen gỉ. Cũng có ý kiến cho rằng nên chăng tỉnh Bình Dương chỉ làm khung sắt nhỏ, thấp, đủ an toàn để người dân đến đây có thể chiêm ngưỡng hai bên cầu...
Phía bên này nhìn qua một nhịp cầu gãy.
Trả lời phóng viên Báo Người Lao Động, đại diện UBND huyện Phú Giáo cho biết địa phương đang thực hiện tu sửa cầu nhằm bảo tồn công trình trước nguy cơ đổ sập.
Theo một lãnh đạo tỉnh Bình Dương, nếu không duy tu, bảo dưỡng thì cầu sẽ nhanh chóng xuống cấp. Người dân đến tham quan hai bên khu vực cầu và giữa hai đầu cầu gãy là rất nguy hiểm. Đó là chưa nói đến có trường hợp đến đây tự vẫn khi gặp phải chuyện buồn.
Khung sắt này đã làm bớt đi nét cổ kính của cầu.
Dưới nhịp cầu lòi ra các thanh sắt đã bị hoen gỉ.
Chân cầu cũng bị xói mòn và việc duy tu, bảo dưỡng là cần thiết.
Ngày 29-4-1975, để chạy trốn sự truy đuổi của quân ta, địch đã đặt mìn phá hủy cầu. Hiện cầu có bề ngang hơn 4,5 m, chiều dài mỗi bên còn lại sau khi gãy khoảng 50 m, gồm 3 nhịp dầm thép, bê tông. Chỗ cao nhất 2 bên thành cầu 6 m, thấp nhất 3,5 m, chân cầu cao 30 m.
Cầu Sông Bé không chỉ là di tích lịch sử mà còn là điểm đến ưa thích của nhiều du khách.
Đền thờ được dát bằng vàng 24K Harmandir Sahib (hay Đền Vàng) nổi tiếng với lượng vàng khổng lồ được dùng trong quá trình xây dựng, tu sửa.