Ngôi chùa 50 năm tuổi trong chung cư
Khi xây chung cư, chủ đầu tư dành hẳn một dãy tầng trên cùng để dựng chùa Từ Đức, quận 5 cho bà con trong vùng có nơi lễ Phật.
Chùa Từ Đức (phần sơn màu vàng) nằm hoàn toàn trong tầng 4 của chung cư Hùng Vương, quận 5. Ngôi chùa được xây dựng năm 1970, cùng khoảng thời gian khi chung cư này được hình thành.
Lối vào chùa Từ Đức không phải qua cổng tam quan như nhiều chùa bình thường mà phải đi qua dãy hành lang của tầng 4. Trước cổng là lư hương lớn cùng bàn thờ được đặt hướng ra các block chung cư đối diện.
Đứng trước cửa chính, sư thầy Thích Chấn Khải, người trông coi chùa cho biết: “Sư ông của tôi ban đầu cũng có đất ở khu Phú Lâm (quận 6) để dựng chùa. Nhưng do chủ chung cư này là người một lòng hướng Phật nên khi xây đã dành hẳn một dãy tầng trên cùng để làm chùa và mời thầy tôi về trụ trì”, vị hòa thượng cho biết.
Bên trong ngôi chùa là không gian tương đương với 10 căn hộ, diện tích khoảng 700 m2. Hệ thống cột kèo, trần, nền… trong chùa đều giữ nguyên như thiết kế ban đầu của chung cư nhằm đảo bảo kết cấu chung.
Không gian chính của chùa cũng là chánh điện và không có nhiều gian như nhà tổ, nhà tăng, gác chuông, tháp… như những ngôi chùa khác. Do không có khuôn viên nên trong chánh điện được đặt dãy ghế là nơi tiếp khách, nghỉ ngơi của Phật tử đến viếng chùa.
Có khoảng 10 tượng Phật được bài trí trong gian chánh điện với kiến trúc khá đơn giản. Phía sau chánh điện có một phòng nhỏ là nơi nghỉ ngơi của trụ trì. Ngoài trụ trì và quản lý, chùa Từ Đức không còn sư nào tu tập.
Hai bên hông chùa thờ vị thần Hộ pháp, là những người bảo vệ Phật pháp và Phật tử.
Chùa không có tháp chuông và trống riêng mà được đặt ngay ở trung tâm chánh điện.
Không gian còn lại trong chánh điện bài trí tượng Chuẩn đề vương Bồ tát nghìn mắt nghìn tay. Cạnh đó là văn phòng làm việc và phía sau tượng Phật là gian thờ các vị hòa thượng có công với chùa Từ Đức.
Vì không gian nhỏ lại theo kết cấu xây dựng của chung cư nên chùa không trang trí nhiều họa tiết. Ở các ô cửa chỉ trang trí những hoa sắt cách điệu hình sen – loài hoa biểu tượng của Phật giáo.
Cạnh ngay chánh điện là gian phòng được tận dụng làm nhà bếp và nơi để tro cốt.
Chùa đang lưu giữ khoảng 2.000 hũ tro cốt người đã khuất. Các hũ được xếp cẩn thận trên những kệ cao gần 4 m và thường xuyên có Phật tử tới lau chùi mỗi ngày.
Video đang HOT
Sân thượng của chùa được trồng nhiều loại cây kiểng san sát nhau. Nơi đây có đặt tượng Bồ tát Quan âm và tháp nhỏ chứa cốt của vị hòa thượng sáng lập chùa.
Khu sân thượng của toàn cảnh dãy chung cư nơi chùa Từ Đức tọa lạc nhìn từ trên cao. Chùa là nơi người dân trong vùng thường ghé thăm viếng mỗi ngày, đông nhất là những ngày rằm, dịp lễ lớn của Phật giáo.
8x làm mâm cỗ chay 11 món cúng Rằm, chỉ 2 tiếng là xong
Để làm một mâm cỗ chay 11 món vừa ngon lại đẹp mắt cúng rằm tháng 7, chị Thanh Hoan chỉ mất 2 tiếng.
Cứ cách Rằm tháng 7 một vài ngày, thậm chí từ ngày 2/7 Âm lịch trở đi, chị em nội trợ lại tự tay làm những mâm cỗ đủ vị, từ mặn đến chay với nhiều màu sắc rực rỡ để cúng.
Năm nào, chị Thanh Hoan (Hà Nội) cũng làm cỗ cúng Rằm tháng 7. Tuy nhiên năm nay chị lựa chọn nấu món chay vì muốn giảm sự sát sinh. Mâm cỗ chay này chị bắt đầu làm từ 7h30, sau 2 tiếng là xong.
Chị Thanh Hoan
Mâm cỗ chay gồm 11 món:
- Canh chua nấu nấm (nấm, đậu phụ, hành, cà chua, dứa)
- Bò chay xào sả ớt
- Nem hải sản chay
- Khoai lang chiên
- Tôm đậu xanh
- Chè bưởi
- Rau cải chần nấm
- Nấm sốt teriyaki
- Chả quế
- Xôi ngô cốt dừa
- Cơm trắng
Mâm cỗ chay ngon của gia đình chị Thanh Hoan
CÁCH LÀM MỘT VÀI MÓN CHAY
1. CANH CHUA NẤU NẤM
Nguyên liệu: - 1 cái đậu phụ xắt vuông - 1/4 quả dứa - 2 quả cà chua - Nấm - Sấu xanh, hoặc nước bỗng - Hành củ tươi, đường, muối.
Cách làm:Sơ chế các nguyên liệu. Phi thơm hành khô, cho cà chua vào xào chín nhừ, tiếp tục cho dứa vào và nêm nếm gia vị. Cho sấu xanh hoặc nước bỗng vào nồi xào đảo qua rồi cho nước vào nồi, đun đến khi sôi. Sau đó thả đậu phụ, nấm vào, đun cùng khoảng 3 phút, cho thêm hành lá đã cắt nhỏ vào nồi rồi tắt bếp.
2. NẤM SỐT TERIYAKI
- Nguyên liệu: Nấm đùi gà, hành lá, sốt teriyaki
- Cách làm: rửa sạch nấm, cho dầu ăn vào phi thơm với hành khô. Cho nấm vào đảo qua sau đó cho sốt teriyaki vào rim trong 5 phút, nếm gia vị và rắc hạt tiêu, hành lá là xong.
3. BÒ CHAY XÀO SẢ ỚT
Nguyên liệu: Bò chay, sả, ớt, vừng
Cách làm: Phi thơm dầu ăn với sả băm, cho thịt bò và gia vị vào xào qua. Sau đó, cho ớt vào xào cùng khoảng 5 phút sau đó vớt ra đĩa, rắc ít vừng lên là xong.
4. CHÈ BƯỞI
Nguyên liệu: 1 quả bưởi da xanh; 100gr đỗ xanh không vỏ; đường thốt nốt; bột năng; nước cốt dừa; muối tinh; lá dứa
Cách làm:
- Mua bưởi da xanh hoặc năm roi, bưởi phải tươi, cùi dày, không nên dùng bưởi héo, bưởi quá già phần cùi bị xơ và dễ nát. Gọt sạch lớp vỏ xanh bên ngoài, nếu còn dính chút vỏ xanh cũng sẽ gây đắng.
- Cắt nhỏ cùi bưởi hạt lựu. Cho 1 lạng muối vào bóp cùi bưởi kèm theo tí nước. Bóp đến khi nào cùi bưởi ra được nước, nhớt ở cùi thì thôi.
- Bóp cùi bưởi dưới vòi nước rồi vắt khô, lặp lại khoảng 6-7lần là hết đắng, vắt nước.
- Ướp cùi bưởi với 4 chén đường, 100ml nước cho tan. Cho chảo lên bếp sao cùi bưởi cho chín.
- Hoà 3 thìa bột năng với 50ml nước, 1 bát con bột năng khô để riêng. Cho cùi bưởi vừa sao vào túi ni lông, cho 3 thìa thêm bột năng đã hoà nước, 5 thìa bột năng khô đảo đều, cứ làm thế cho đến khi bột năng bám chặt vào cùi bưởi.
- Đun sôi nước thả cùi bưởi vào luộc. Khi sôi được 5 phút thì vớt ra chậu nước lạnh có đá lạnh sẽ giòn cùi.
Cách nấu đậu xanh: Đậu xanh cà vỏ trước khi ngâm với nước thì vo thật sạch để tránh trong quá trình ngâm đậu bị chua, nên ngâm trong 2-3 giờ là được. Cho nước 1/3 nồi tránh cho nhiều lúc hấp sẽ tràn lên đậu làm nát đậu, nước sôi mở vung nồi hấp, thỉnh thoảng đảo đều, hấp đến khi đậu chín tới là được, không hấp kĩ quá làm đậu bị nát.
Cách nấu cốt dừa, có hai cách: - Mua lọ cốt dừa sẵn khoảng 400ml về thêm 40gr đường, xíu muối, 2 thìa canh bột béo, 20ml nước, 20gr bột năng hoà tan với nhau, khuấy đều cho tan, để lửa nhỏ vừa,sôi lăn tăn là được, để nguội phần cốt dừa sẽ đặc sánh lại.
Sau khi xong các phần giờ cho vào nồi to khoảng 1000ml nước, thêm vào 200gr đường thốt nốt, lá dứa nước và đường sôi hớt sạch bọt. Nêm nếm cho vừa miệng. Đổ phần cùi bưởi vào đun, đợi sôi lăn tăn lại thì hoà 80gr bột năng với 150ml nước, từ từ đổ vào nồi, vừa đổ vừa khuấy đều tay tránh vón cục cho đến khi đặc sánh lại. Nhớ là chè phải đặc mới ngon, nếu chưa đặc thì cho thêm bột năng. Cuối cùng đổ phần đỗ xanh hấp chín tới vào nồi, khuấy đều là xong.
- Khi ăn múc chè ra bát,thêm chút đá và cốt dừa sánh mịn lên trên.
XÔI NGÔ CỐT DỪA
Nguyên liệu:
- Gạo nếp: 500g
- Ngô ngọt: 200g
- Nước cốt dừa
- 1 chút muối
Cách làm:
- Gạo nếp ngâm qua đêm cho mềm rồi vo lại, vớt ra để ráo nước.
- Ngô ngọt tách hạt, rửa sạch rồi cho vào nồi luộc chín.
- Cho gạo vào chõ hấp, thêm chút muối xóc cho đều. Đặt chõ xôi lên bếp, bật bếp cho nồi sôi khoảng 20 phút thì gạo chín. Mở vung, cho tiếp phần ngô ngọt đã luộc chín lên trên rồi đậy nắp vung, đun sôi thêm 5 phút.
- Xới đều xôi lên, thêm nước cốt dừa cho thơm rồi bắc nồi xuống. Đồ tiếp 5 phút là xong.
TÔM ĐẬU XANH
Mua sẵn đem về rán vàng.
CHẢ QUẾ XAY
Mua sẵn.
NEM HẢI SẢN CHAY
Mua sẵn, về rán chín.
HOA QUẢ
Mua các loại hoa quả theo mùa như thị, hồng... bày lên đĩa.
Tháng Vu Lan ăn chay, làm món cơm chiên chay màu tím đẹp mắt Một đĩa cơm chiên chay đơn giản đẹp mắt và rất dễ làm nữa. Vậy tại sao bạn không thử làm ngay nhỉ? Nguyên liệu: 1 bó nhỏ rau dền đỏ 1 bát cơm nguội Vài tép tỏi 3g muối Dầu ăn. Rau dền chứa nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là hàm lượng canxi trong rau khá cao...