Ngoại trưởng Thái Lan đến biên giới sau tin giao tranh ở Myanmar
Ngoại trưởng Thái Lan đã đến khu vực giáp biên giới Myanmar hôm nay, trong bối cảnh quân đội Myanmar phải từ bỏ vị trí tại một đô thị quan trọng sau nhiều ngày giao tranh với lực lượng nổi dậy, gây ra tình trạng hỗn loạn ở cửa khẩu hai nước.
Giao tranh giữa quân đội Myanmar và các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số đã làm rung chuyển thành phố biên giới Myawaddy của Myanmar trong tuần này, khiến cư dân địa phương đổ xô chạy qua nước láng giềng Thái Lan, nơi có thể nghe thấy tiếng nổ của đạn pháo và tiếng súng.
Căng thẳng giữa quân đội và các nhóm nổi dậy ở Myanmar vài năm gần đây thường xuyên khiến người dân nước này phải tìm cách đi qua bên kia đường biên giới chung dài 2.400 km với Thái Lan.
Dân Myanmar đổ sang Thái Lan tăng gấp đôi sau khi thị trấn quan trọng thất thủ
Bộ Ngoại giao Thái Lan ngày 12.4 cho biết Ngoại trưởng Parnpree Bahiddha-Nukara dự kiến đến thăm hai “cây cầu hữu nghị” nối thành phố Mae Sot của Thái Lan với Myawaddy của Myanmar.
Liên minh Quốc gia Karen (KNU), một trong các nhóm nổi dậy, nói với AFP hôm 11.4 rằng các binh sĩ của quân đội Myanmar đang trú ẩn gần điểm đầu của một trong những cây cầu này ở phía Myanmar, sau khi họ phải rời bỏ vị trí. Theo Reuters, khoảng 200 quân nhân Myanmar đã chạy tới cây cầu.
Ngoại trưởng Parnpree (giữa) tại cửa khẩu Tak ở Mae Sot ngày 12.4. Ảnh AFP
Các phóng viên AFP cho biết sông Moei phân chia hai nước có vẻ yên tĩnh vào sáng 12.4. Một người lính Thái Lan đứng gác ở biên giới nói với AFP rằng anh đã nghe thấy tiếng súng và tiếng nổ ở Myanmar trong lúc canh gác ban đêm.
Bảy chiếc xe bọc thép của Thái Lan chở binh lính đến vào sáng 12.4 để thay thế những người trực đêm. Theo phóng viên AFP, một số xe tải đi sang Thái Lan từ phía Myanmar qua “cầu Hữu nghị số 2″.
Quân nhân Thái Lan canh gác ở Mae Sot ngày 12.4. Ảnh REUTERS
Các nguồn tin quân sự hôm 11.4 tiết lộ chính quyền quân sự ở Naypyidaw đang gửi quân tiếp viện tới Myawaddy.
Một nguồn tin trong KNU cho biết các thành viên của họ và “Lực lượng Phòng vệ Nhân dân” đồng minh đã đụng độ với quân đội chính phủ tại Kawkareik, cách Myawaddy khoảng 40 km đường bộ, trong ngày 12.4.
Thất thủ ở Myawaddy sẽ là thất bại to lớn đối với quân đội Myanmar. Họ vốn đã hứng chịu một loạt tổn thất trong những tháng gần đây.
Thủ tướng Thái Lan nói chính quyền quân sự Myanmar “giảm sức mạnh”, kêu gọi đối thoại
Ông Zaw Min Tun, người phát ngôn của chính quyền quân sự Myanmar, cuối ngày 11.4 xác nhận với truyền thông địa phương rằng các binh sĩ của họ “phải rút khỏi” căn cứ ở Myawaddy vì sự an toàn của gia đình họ.
Ông cho biết chính quyền quân sự Myanmar và chính phủ Thái Lan đang thảo luận về các binh sĩ này, nhưng không đưa ra bất kỳ thông tin nào về số lượng. Bangkok không lập tức đưa ra bình luận.
Theo Bộ Ngoại giao Thái Lan, trong chuyến đi một ngày của mình, Ngoại trưởng Parnpree cũng sẽ xem xét việc chuẩn bị ứng phó với làn sóng người tiếp tục chạy sang Thái Lan do tình hình ở Myanmar. Reuters cho biết số người từ Myawaddy qua Mae Sot đã tăng gấp đôi trong tuần này, lên khoảng 4.000 người mỗi ngày.
Dòng người xếp hàng chờ đi từ Myawaddy qua Mae Sot tại cửa khẩu Tak sáng 12.4. Ảnh REUTERS
Hôm 11.4, Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin cho biết nước này “sẽ không cho phép bất cứ ai tiến vào không phận của chúng tôi”, đề cập đến các cuộc đụng độ gần đây ở Myawaddy.
Vào năm 2022, Thái Lan từng điều động máy bay chiến đấu sau khi lực lượng không quân Myanmar xâm phạm không phận nước láng giềng trong các hoạt động chống lại lực lượng nổi dậy.
Đầu tuần này, Thái Lan thông báo họ đang chuẩn bị để tiếp nhận 100.000 người chạy sang từ Myanmar.
Thái Lan báo động khi một nhóm nổi dậy chiếm căn cứ Myanmar gần biên giới
Xe bọc thép Thái Lan tuần tra thị trấn Mae Sot trong ngày 10.4, khi giao tranh giữa chính quyền quân sự Myanmar và một nhóm vũ trang sắc tộc ở khu vực biên giới bước sang ngày thứ 2.
Hãng tin AFP dẫn lời một người dân nói giao tranh giữa quân đội Myanmar và nhóm vũ trang sắc tộc Liên minh Quốc gia Karen (KNU) bắt đầu xung quanh thị trấn Myawaddy thuộc bang Karen của Myanmar hôm 9.4, khiến nhiều người phải chạy trốn sang thị trấn Mae Sot của Thái Lan.
"Đã xảy ra giao tranh suốt đêm qua và cả buổi sáng", một người dân nói với AFP hôm 10.4. Người dân này cho biết thêm: "Chúng tôi có thể nghe thấy tiếng pháo và tiếng nổ từ nơi chúng tôi ở. Máy bay đang bay qua. Mẹ tôi và các anh chị em khác đã trốn đến Mae Sot trong sáng nay. Bây giờ tôi đang cùng với chú tôi canh giữ ngôi nhà của mình".
Phát ngôn viên KNU Padoh Saw Taw Nee xác nhận với AFP rằng các tay súng nhóm này lại đụng độ với quân đội Myanmar xung quanh Myawaddy trong ngày 10.4.
Thành viên của một lực lượng dân quân Myanmar cầm vũ khí khi đi về phía Myanmar, được nhìn thấy từ huyện Mae Sot của Thái Lan vào ngày 11.4. Ảnh AFP
Trước đó, KNU ngày 6.4 tuyên bố họ đã chiếm giữ một căn cứ quân sự cách Myawaddy khoảng 10 km về phía tây, và hơn 600 binh sĩ, cảnh sát và các gia đình của họ đã đầu hàng. Chính quyền quân sự Myanmar không trả lời yêu cầu bình luận về tuyên bố của KNU về việc đầu hàng tại căn cứ quân sự đó.
Cũng trong ngày 10.4, một người dân Mae Sot cho AFP hay họ nhìn thấy 8 xe quân sự Thái Lan tiến về biên giới Thái Lan - Myanmar vào tối 9.4.
Một số binh sĩ Thái Lan đang kiểm soát những vị trí bên dưới cây cầu hữu nghị nối Mae Sot với trung tâm thương mại Myawaddy phía Myanmar. Phía trên những người lính, hàng trăm người bước qua cây cầu đó và tiến vào nơi an toàn ở Thái Lan.
Thủ tướng Thái Lan nói chính quyền quân sự Myanmar "giảm sức mạnh", kêu gọi đối thoại
Một binh sĩ Thái Lan giấu tên cho hay giao tranh tạo ra những âm thanh dữ dội nhất mà anh từng nghe thấy trong 15 năm ở khu vực biên giới giáp bang Karen.
Ngoài ra, Jafal Sweardik (14 tuổi), vừa cùng gia đình từ gần Myawaddy đến Thái Lan, cho hay tiếng pháo và tiếng súng đã phủ bóng đen lên lễ hội Eid al-Fitr vào cuối tháng ăn chay Ramadan của Hồi giáo.
Một quan chức nhập cư nói với AFP rằng số người nhập cư vào Thái Lan từ Myanmar đã tăng lên khoảng 4.000 người mỗi ngày trong những ngày gần đây, tăng so với con số thông thường là khoảng 1.900.
Vị quan chức cho biết thêm các nhà chức trách đang tăng cường số lượng quan chức nhập cư để giải quyết khả năng lượng người đến sẽ tăng thêm trong những ngày tới.
Khi các cuộc xung đột tiếp diễn ở Myanmar, Ngoại trưởng Thái Lan ngày 9.4 cho hay vương quốc này đã sẵn sàng tiếp nhận 100.000 người chạy trốn xung đột, theo AFP.
Thái Lan sơ tán công dân tại Myanmar Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ngày 18/11, Quân đội Thái Lan cho biết 41 công dân nước này đã về nước an toàn sau thời gian bị mắc kẹt ở miền Bắc Myanmar, trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội Myanmar và các nhóm sắc tộc có vũ trang gần biên giới với Trung Quốc ngày càng căng thẳng. Binh sĩ...