Ngoại trưởng Nga, Ukraine, Mỹ đấu khẩu khi gặp mặt trực tiếp
Các nhà ngoại giao hàng đầu của Nga và Ukraine, Mỹ dùng những từ ngữ gay gắt để chỉ trích nhau khi họ cùng tham gia một cuộc họp.
Ngoại trưởng Ukraine Andriy Sybiha rời khỏi khán phòng khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu (Ảnh: AFP).
Ngoại trưởng Ukraine Andriy Sybiha đã chỉ trích gay gắt người đồng cấp Nga Sergei Lavrov vào ngày 5/12 khi cả 2 nhà ngoại giao tham dự một cuộc họp quốc tế tại Malta.
Đây là lần đầu tiên ông Lavrov tới một quốc gia EU kể từ khi chiến sự Nga – Ukraine bùng phát vào năm 2022.
Ông Sybiha cáo buộc Moscow là “mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh chung của chúng ta” khi cả hai bộ trưởng ngồi cùng một chiếc bàn lớn trong một cuộc họp của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE).
Theo một nguồn tin ngoại giao, các quan chức từ Ba Lan và Latvia cùng một số nước đã rời phòng họp khi ông Lavrov phát biểu tại cuộc họp ở Malta.
Video đang HOT
OSCE, tổ chức gồm 57 quốc gia được thành lập vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đã gần như bị tê liệt hoạt động kể từ khi Moscow mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Ông Lavrov, ngồi giữa đại diện của San Marino và Romania, cáo buộc NATO và EU chính trị hóa OSCE và làm cho tổ chức này trở nên không còn hiệu quả.
Theo hãng thông tấn RIA Novosti của Nga, ông cáo buộc phương Tây đứng sau “sự hồi sinh của Chiến tranh Lạnh, và nguy cơ chuyển sang chiến tranh nóng cao hơn nhiều”.
Ông Lavrov cũng cho rằng phương Tây đã không chú ý đến “những cảnh báo rất rõ ràng” của Moscow về những nguy cơ nếu xảy ra kịch bản phương Tây điều động quân đội tới hỗ trợ Ukraine.
Khi đến lượt mình phát biểu, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã chỉ trích Tổng thống Nga Vladimir Putin vì “dự án” có thể khiến Ukraine biến mất khỏi bản đồ. Ông cũng cáo buộc ông Lavrov – người lúc đó đã rời khỏi phòng họp – đưa ra hàng loạt thông tin sai lệch.
Ukraine trước đây cũng đã kêu gọi loại Nga khỏi OSCE và vào năm 2023 đã tẩy chay hội nghị thượng đỉnh cấp bộ trưởng thường niên của tổ chức này tại North Macedonia vì sự tham dự của ông Lavrov.
Nhưng ông Sybiha đã tham dự năm nay, vào thời điểm nhạy cảm đối với Kiev.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã cam kết sẽ thúc đẩy một thỏa thuận nhanh chóng để chấm dứt chiến sự, khiến Kiev phải tìm cách để có được sự đảm bảo an ninh từ các đồng minh phương Tây và nguồn cung cấp vũ khí quan trọng trước lễ nhậm chức của ông Trump vào tháng 1 năm sau.
Ông Sybiha nói với các bộ trưởng OSCE rằng sự tham gia của Nga vào tổ chức này là “mối đe dọa đối với sự hợp tác ở châu Âu” và “mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh chung của chúng ta”.
“Ukraine tiếp tục đấu tranh cho quyền tồn tại của mình”, ông tuyên bố, khẳng định Kiev sẽ giành được quyền này và công lý sẽ chiến thắng.
OSCE, được thành lập năm 1975, bao gồm các thành viên từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Mông Cổ, và cũng bao gồm Anh, Canada và Mỹ.
Tổ chức này giúp các thành viên của mình hợp tác về các vấn đề như nhân quyền và kiểm soát vũ khí, nhưng nó ngày càng hoạt động kém hiệu quả. Ngân sách của tổ chức này bị đóng băng kể từ năm 2021 và vị trí tổng thư ký bị bỏ trống kể từ tháng 9.
Năm 2022, nước chủ nhà OSCE là Ba Lan đã từ chối để ông Lavrov tham dự hội nghị thượng đỉnh, và bộ trưởng Ba Lan đã đặt câu hỏi tại sao Moscow vẫn được phép tham gia tổ chức này.
Một phát ngôn viên của Malta, chủ tịch OSCE, đã nói với AFP vào ngày 4/12 rằng mặc dù ông Lavrov phải đối mặt với lệnh đóng băng tài sản của EU, nhưng không có lệnh cấm đi lại nào đối với ông. Ông đã được mời tham gia để “duy trì một số kênh liên lạc” giữa Nga và châu Âu.
NATO ưu tiên hỗ trợ Ukraine bảo vệ cơ sở hạ tầng
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông Mark Rutte cho biết các thành viên của liên minh đã nhất trí cần ưu tiên cung cấp hệ thống phòng không cho Ukraine để hỗ trợ nước này bảo vệ cơ sở hạ tầng của mình.
Khói bốc lên ở ngoại ô Kiev trong một cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga vào ngày 31/10. Ảnh: Reuters
Phát biểu với phóng viên ngày 4/12, ông Rutte nêu rõ các nước thành viên liên minh đã đạt được sự đồng thuận như vậy tại cuộc họp với Ngoại trưởng Ukraine vào tối 3/12. Người đứng đầu liên minh quân sự cũng bày tỏ tin tưởng rằng các nước thành viên NATO sẽ tiếp tục nỗ lực trong những ngày và tuần tới để đảm bảo có thể tiếp tục cung cấp viện trợ cho Ukraine.
Trong một diễn biến khác liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Wladyslaw Kosiniak-Kamysz cho biết hệ thống phòng không Patriot và NASAMS mà Đức và Na Uy dự định triển khai tạm thời trên lãnh thổ Ba Lan sẽ chỉ được sử dụng để bảo vệ không phận của các nước thành viên NATO, không bao gồm Ukraine.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu ngày 4/12, Bộ trưởng Kosiniak-Kamysz đã phát biểu như vậy trên kênh truyền hình TVN24 của Ba Lan. Ông Kosiniak-Kamysz giải thích các hệ thống phòng không nói trên nhằm tăng cường an ninh cho các nước NATO, trong bối cảnh tình hình an ninh ở khu vực biên giới phía Đông của liên minh có nhiều biến động.
Hệ thống phòng không Patriot và NASAMS sẽ được triển khai tại các khu vực chiến lược quan trọng của Ba Lan. Nhiệm vụ chính của các hệ thống này sẽ là bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng của nước này cũng như không phận của các nước Baltic.
Quyết định này được đưa ra như một phần trong sự phối hợp hành động của các nước NATO nhằm tăng cường sức mạnh cho sườn phía Đông.
Nga phản hồi đề xuất ngừng bắn tạm dừng xung đột Ukraine Nga cho rằng đề xuất ngừng bắn không phải con đường dẫn đến hòa bình ở Ukraine, song Moscow sẵn sàng xem xét các đề xuất giải quyết xung đột. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (Ảnh: Tass). "Chúng tôi ngày càng lo ngại hơn về những gì chúng tôi nghe được từ phương Tây gần đây. Phương Tây - Brussels, London, Paris, Washington...