Ngoại trưởng Mỹ rút ngắn chuyến công du châu Á
Sau khi Tổng thống Trump nhập viện điều trị Covid-19, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo Ngoại trưởng Pompeo sẽ rút ngắn chuyến công du tới châu Á.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo rút ngắn chuyến công tác tới châu Á, (Ảnh: Reuters)
Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo hôm 3/10, Ngoại trưởng Mike Pompeo sẽ lên đường tới thăm Nhật Bản vào hôm nay (4/10), nhưng sẽ không tới Mông Cổ và Hàn Quốc như kế hoạch ban đầu, sau khi Tổng thống Donald Trump được chẩn đoán mắc Covid-19 và phải nhập viện điều trị.
Reuters cho hay, theo kế hoạch, Ngoại trưởng Pompeo sẽ tới thăm 3 nước là Nhật Bản, Mông Cổ và Hàn Quốc từ ngày 4- 8/10. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị thay đổi. Theo đó, ông Pompeo vẫn tới Tokyo vào ngày 4/10, nhưng sẽ quay trở lại thủ đô Washington vào ngày 6/10 sau khi tiến hành các cuộc họp với người đồng cấp Nhật Bản cũng như tham gia một cuộc họp mở rộng với Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ và Australia.
Trong khi đó, Tổng thống Trump được thông báo mắc Covid-19 vào sáng sớm ngày 2/10. Từ Nhà Trắng, ông Trump cũng đã lên chiếc Không lực Một để tới Trung tâm Y tế Quân đội Quốc gia Walter Reed nằm gần Washington để điều trị bệnh.
Trong đoạn video chia sẻ trên Twitter từ căn phòng trong bệnh viện hôm 3/10, Tổng thống Mỹ cho biết ông đã “cảm thấy khỏe hơn rất nhiều”, nhưng những ngày sắp tới sẽ “cuộc thử nghiệm thật sự” đối với quá trình điều trị Covid-19 của bản thân.
Video đang HOT
Trước đó, trong một bài phát biểu, Ngoại trưởng Pompeo cho biết ông cảm thấy vẫn rất khỏe và sẽ giữ nguyên kế hoạch công du châu Á.
“Các bạn nên biết rằng, tôi vẫn cảm thấy khỏe, tôi vẫn đang làm việc tốt. Tôi đã được làm xét nghiệm 2 lần trong 2 ngày. Tôi vẫn khỏe như bình thường. Tôi có ý định vẫn thực hiện chuyến công tác tới châu Á vào ngày mai”, ông Pompeo nói.
Còn theo thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Pompeo hy vọng sẽ một lần nữa tới thăm châu Á vào tháng 10 và tiếp tục công việc sau khi điều chỉnh lịch trình đi công tác.
Chuyến thăm của ông Pompeo tới Đông Á đánh dấu lần đầu tiên Ngoại trưởng Mỹ tới khu vực trong hơn 1 năm qua. Chuyến công tác diễn ra đúng thời điểm mối quan hệ Mỹ – Trung đang ở mức xấu nhất trong hàng thập niên qua.
Ngoài Tổng thống Trump, đệ nhất phu nhân Melania và một số thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa cũng đã mắc Covid-19 bên cạnh hàng triệu người dân Mỹ.
Theo các quan chức trong chính quyền Tổng thống Trump, việc đưa ông chủ Nhà Trắng tới bệnh viện là một động thái mang tính đề phòng và ông Trump sẽ ở lại bệnh viện trong một vài ngày.
Tuy nhiên, Reuters đưa tin, một nguồn tin chia sẻ Tổng thống Mỹ đã phải thở oxy trước khi được đưa tới bệnh viện. Quyết định để ông Trump nhập viện được đưa ra sau khi ông Trump cảm thấy khó thở và lượng oxy sụt giảm.
Song chia sẻ với báo chí bên ngoài Trung tâm Y tế Quân sự Quốc gia Walter Reed vào ngày 3/10, bác sĩ Nhà Trắng Sean P. Conley cho biết, ông Trump không có biểu hiện bị khó thở và ngay cả khi tới bệnh viện Walter Reed, Tổng thống Mỹ cũng chưa phải thở oxy.
Giáo hoàng hủy gặp Ngoại trưởng Mỹ
Giáo hoàng Francis không gặp Ngoại trưởng Pompeo khi ông này tới thăm Rome, do lo ngại động thái có thể tác động đến bầu cử Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo dự kiến tới Vatican tuần này để bày tỏ phản đối việc gia hạn một thỏa thuận hai năm được Vatican và Trung Quốc ký năm 2018. Pompeo sẽ thảo luận với các quan chức cấp cao phụ trách đối ngoại của Vatican, nhưng Giáo hoàng Francis sẽ không gặp Ngoại trưởng Mỹ.
Báo Italy La Rebubblica hôm 27/9 dẫn nguồn tin từ Tòa thánh nói rằng cuộc gặp dự kiến của Giáo hoàng Francis với Ngoại trưởng Mỹ Pompeo bị hủy, vì giáo hoàng cho rằng cuộc gặp có thể bị coi là dấu hiệu ủng hộ chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tuy nhiên, theo Jose Miguel Encarnacao, một nhà bình luận về các vấn đề tôn giáo ở Macau, việc chính quyền Trump chỉ trích thỏa thuận mới đây giữa Vatican và Trung Quốc có thể là yếu tố dẫn đến việc hủy cuộc gặp.
Giáo hoàng Francis (trái) bắt tay Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ở Vatican, tháng 10/2019. Ảnh: Vatican Media.
Thỏa thuận giữa Tòa thánh với Bắc Kinh chưa được công khai chi tiết, song cho phép Vatican có tiếng nói đối với quyết định bổ nhiệm giám mục Công giáo ở Trung Quốc. Kể từ khi thỏa thuận được ký kết cách đây hai năm, hai giám mục mới đã được bổ nhiệm ở Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh tham khảo ý kiến của Vatican.
Dẫn cáo buộc Trung Quốc đưa khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ và người dân tộc thiểu số Hồi giáo vào các cơ sở mà Mỹ gọi là "trại tập trung", Pompeo cho rằng Giáo hội Công giáo sẽ "gặp nguy hiểm" nếu gia hạn thỏa thuận với Bắc Kinh. Trung Quốc bác cáo buộc này, khẳng định các cơ sở đó là "trung tâm đào tạo nghề" và họ đang phản ứng hợp pháp với mối đe dọa từ chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 6 ký ban hành Đạo luật Chính sách Nhân quyền người Duy Ngô Nhĩ, trong đó kêu gọi trừng phạt những người chịu trách nhiệm "giam hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo khác ở Tân Cương", gồm Bí thư Đảng ủy Tân Cương Trần Toàn Quốc.
Hạ viện Mỹ hôm 22/9 thông qua dự luật hạn chế hàng nhập khẩu từ Tân Cương do nghi ngờ về tình trạng "lao động cưỡng bức" tại đây. Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) hôm 14/9 cũng công bố hạn chế mới đối với các sản phẩm bông và quần áo từ Tân Cương do lo ngại "lao động cưỡng bức".
Trung Quốc gọi các động thái của Mỹ về Tân Cương là "can thiệp thô bạo" vào vấn đề nội bộ của nước này. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết các báo cáo về lao động cưỡng bức ở Tân Cương là "tin đồn thất thiệt do một số người ở Mỹ và phương Tây đưa ra". Bắc Kinh cũng công bố sách trắng về Tân Cương, ca ngợi thành công của các chương trình dạy nghề và việc làm ở khu tự trị này.
Giáo hoàng cảnh báo Covid-19 bị lợi dụng vì chính trị Giáo hoàng Francis: Buôn chuyện 'tệ hơn Covid-19' Vatican nối lại buổi tiếp kiến chung của Giáo hoàng Giáo hoàng: Không thể ưu tiên vaccine Covid-19 cho người giàu
Mỹ lo ngại căng thẳng Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp Ngoại trưởng Pompeo cho biết Mỹ "quan ngại sâu sắc" về căng thẳng quân sự giữa Ankara và Athens ở Địa Trung Hải, kêu gọi giải quyết bằng ngoại giao. "Các quốc gia trong khu vực cần giải quyết những bất đồng về các vấn đề như an ninh, tài nguyên năng lượng và hàng hải bằng con đường ngoại giao và hòa...