Ngoại trưởng Mỹ bác khả năng trả lại căn cứ Guantanamo cho Cuba
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định nước này không có kế hoạch trả lại cho Cuba căn cứ hải quân tại vịnh Guantanamo sau khi Tổng thống Barack Obama đệ trình lên quốc hội kế hoạch đóng cửa nhà tù tại căn cứ này.
Mỹ đang có kế hoạch đóng cửa nhà tù Guantanamo (Ảnh: Ibnlive)
Phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, Ngoại trưởng John Kerry ngày 25/2 nhấn mạnh rằng ông không rõ nhóm cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama có thảo luận về kế hoạch trả lại căn cứ ở Vịnh Guantanamo cho Cuba hay không. Tuy nhiên, nếu có, cá nhân ông cũng sẽ phản đối kế hoạch này.
Trong thời gian qua, chính phủ Cuba luôn nhấn mạnh rằng tiến trình bình thường hóa quan hệ với Mỹ có thể sẽ không được hoàn tất nếu Washington không dỡ bỏ lệnh cấm vận Cuba và trao trả lại căn cứ hải quân ở Vịnh Guantanamo. Tuy nhiên, Mỹ luôn tránh đưa vấn đề Guantanamo vào các cuộc đàm phán khôi phục quan hệ song phương.
Video đang HOT
Về kế hoạch đóng cửa nhà tù nêu trên, với kinh phí duy trì khoảng 450 triệu USD/năm, sự tồn tại của nhà tù Guantanamo là quá tốn kém vì chi phí để chuyển giao tất cả tù nhân và đóng cửa cơ sở này chỉ khoảng 290-475 triệu USD. Quan trọng hơn, Tổng thống Obama cho rằng nhà tù Guantanamo đi ngược lại các giá trị của Mỹ, làm xấu hình ảnh của Washington trong mắt bạn bè quốc tế và giảm uy tín của nước này trong cuộc chiến chống khủng bố.
Lúc cao điểm dưới thời chính quyền cựu Tổng thống George Bush, nhà tù Guantanamo từng giam giữ tới 800 tù nhân và đa phần không qua xét xử. Hiện vẫn còn 91 tù nhân. Chính quyền Obama đề xuất 13 cơ sở trên lãnh thổ Mỹ để tiếp nhận các tù nhân tại Guantanamo.
Tổng thống Obama đã đặt mục tiêu đóng cửa nhà tù Guantanamo và coi đây là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối nội trước khi rời nhiệm sở vào đầu năm tới. Tuy nhiên, nhiều nghị sĩ đã phản đối đề xuất của Tổng thống Obama.
Đầu tuần này, sau khi Tổng thống Obama trình lên quốc hội kế hoạch đóng cửa nhà tù Guantanamo, Thượng nghị sĩ gốc Cuba, ông Marco Rubio, cũng đã đệ trình một dự thảo luật nhằm ngăn việc Tổng thống trao trả căn cứ Guantanamo cho Cuba hay thay đổi hiện trạng pháp lý của căn cứ này mà không thông qua quốc hội.
Ngọc Anh
Theo Dantri
Mỹ cáo buộc Trung Quốc muốn kiểm soát "trên thực tế" tại Biển Đông
Giới chức hải quân Mỹ ngày 25/2 cho rằng Trung Quốc đang tìm cách giành quyền kiểm soát "trên thực tế" tại Biển Đông. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh lo ngại ngày càng gia tăng khi Bắc Kinh tiếp tục tăng cường các hoạt động quân sự tại vùng biển này.
Cái gọi là "Thành phố Tam Sa" mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. (Ảnh: Xinhua)
Phát biểu trước báo giới tại Lầu Năm Góc, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ, Đô đốc Harry Harris nhấn mạnh Trung Quốc đã và đang xây dựng các căn cứ không quân, bố trí các hệ thống tên lửa và radar hiện đại và gia cố các boongke trên những đảo nhỏ ở Biển Đông. Một vài đảo trong số này đã được Trung Quốc bồi đắp, tôn tạo trái phép. Bằng những hoạt động phi pháp này, Bắc Kinh đang thể hiện rắp tâm giành vị thế bá chủ quân sự trong khu vực.
Cho tới nay, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết diện tích Biển Đông. Điều này là trái với công ước quốc tế về luật biển và vấp phải sự phản đối của rất nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
"Nếu Trung Quốc tiếp tục tăng cường vũ trang tất cả các căn cứ mà họ bồi đắp ở Biển Đông, họ sẽ thay đổi môi trường hoạt động tại khu vực này. Nếu không xảy ra xung đột với Mỹ, rất có thể Trung Quốc sẽ nắm quyền kiểm soát trên thực tế đối với Biển Đông", Đô đốc Harry Harris cho biết.
Trước đó, trong cuộc điều trần hôm 23/2 trước Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, Đô đốc Harris cũng đã cảnh báo các nghị sĩ nước về tốc độ quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông.
Truyền thông quốc tế những ngày gần đây đưa tin Trung Quốc đã đưa máy bay chiến đấu tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông sau khi triển khai triển khai tên lửa đất đối không có tầm bắn 200 km tới đảo này. Các hình ảnh vệ tinh của Mỹ cũng cho thấy Bắc Kinh đã lắp đặt hàng loạt trạm radar ở các bãi đá tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngoài ra, Bắc Kinh còn xây dựng một ngọn hải đăng, một boongke và một bãi đáp máy bay trực thăng trên bãi đá Châu Viên. Đây có thể coi là một động thái leo thang quân sự của Trung Quốc nhằm tăng khả năng giám sát giao thông đường biển, đường hàng không từ Malacca và từ các tuyến quan trọng chiến lược khác.
Nhật Minh
Theo Dantri/AFP
Pháp chỉ trích Bỉ đóng cửa biên giới với Pháp Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve ngày 25/2 đã lên tiếng chỉ trích việc Bỉ tăng cường các biện pháp kiểm soát tại biên giới với Pháp. Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve ngày 25/2 đã lên tiếng chỉ trích việc Bỉ tăng cường các biện pháp kiểm soát tại biên giới với Pháp và không cho rằng, kế hoạch chuyển...