Ngoại trưởng mắc Covid-19, Canada “tuyên chiến” với virus
Ngoại trưởng Canada Melanie Joy thông báo mắc Covid-19 giữa lúc làn sóng dịch bệnh do biến chủng Omicron bùng phát trở lại.
Ngoại trưởng Canada Melanie Joly (Ảnh: Reuters).
“Tôi đã xét nghiệm nhanh và có kết quả Covid-19 dương tính. Theo các hướng dẫn về y tế cộng đồng, tôi đã tự cách ly và sẽ làm việc trực tuyến. Tôi sẽ cách ly trong vài ngày, cho đến khi nhận kết quả xét nghiệm PCR”, Ngoại trưởng Melanie Joly cho biết hôm 20/12.
Bà Joly, 42 tuổi, được bổ nhiệm làm ngoại trưởng hồi tháng 10 và là một trong những chính trị gia cấp cao nhất của Canada bị mắc Covid-19. Làn sóng Covid-19 đang có xu hướng bùng phát trở lại với sự lây lan của biến chủng Omicron mới.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau tuần trước cảnh báo số ca nhiễm biến chủng Omicron tăng đột biến là tín hiệu “đáng sợ”, trong khi một quan chức y tế hàng đầu của Canada cho rằng hệ thống y tế nước này có thể sớm bị quá tải.
Quebec, tỉnh đông dân thứ hai của Canada, đã yêu cầu các quán bar, phòng gym và sòng bạc đóng cửa vào ngày 20/12 và chỉ cho phép người dân làm việc tại nhà.
Lãnh đạo cơ quan y tế Quebec Christian Dube cho biết tỉnh này đã ghi nhận kỷ lục 4.500 ca mắc Covid-19 mỗi ngày, đồng thời cảnh báo tình trạng tồi tệ hơn vẫn chưa xảy ra.
Video đang HOT
Ông Dube kêu gọi người dân Quebec hạn chế tụ tập khi dịp lễ Giáng sinh và đón năm mới tới gần. Các biện pháp hạn chế mới có hiệu lực từ 5 giờ chiều 20/12.
Ông Dube cho biết hầu hết các trường học sẽ đóng cửa ngay lập tức cho đến ngày 10/1, trong khi các nhà hàng sẽ chỉ mở cửa từ 5 giờ chiều đến 10 giờ tối và tất cả các sự kiện thể thao sẽ diễn ra mà không có khán giả.
“Tình hình rất nguy cấp. Chúng ta đang đương đầu với một cuộc chiến chống lại virus”, ông Dube nói trong cuộc họp trực tuyến.
Giới chức y tế Canada cảnh báo số ca Covid-19 tại nước này có thể tăng nhanh trong những ngày tới do sự lây lan của biến chủng Omicron.
Sự gia tăng số ca Covid-19 ở Ontario, chiếm gần 40% trong 39 triệu dân Canada, buộc chính quyền tỉnh này phải tạm dừng việc nới lỏng các biện pháp hạn chế, mặc dù các biện pháp này đã được lên kế hoạch dỡ bỏ trước kỳ nghỉ lễ.
Ontario đã yêu cầu các nhân viên chính phủ, những người dần trở lại văn phòng hồi tháng 11, quay lại làm việc ở nhà ít nhất cho đến đầu tháng 2.
Tại thành phố Kingston, chính quyền đã áp đặt các biện pháp hạn chế để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm của biến chủng Omicron. Các nhà chức trách cấm tụ tập quá 5 người, trong khi các nhà hàng không được phép dùng bữa trong nhà sau 10 giờ tối.
Biến chủng Omicron cho đến nay đã lan đến ít nhất 89 quốc gia trên thế giới kể từ khi được phát hiện lần đầu tiên ở Nam Phi vào tháng trước. Tại Mỹ, Omicron đã “vượt mặt” các biến chủng khác, trở thành biến chủng thống trị.
Các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực tìm hiểu thêm về biến chủng này, nhưng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo số ca nhiễm Omicron đang tăng rất nhanh, do vậy hệ thống bệnh viện ở một số nơi có thể sẽ bị quá tải. WHO cho biết số ca nhiễm biến chủng này tăng gấp đôi cứ sau 1,5 ngày đến 3 ngày ở những nơi có tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng.
Đợt bùng phát biến thể Omicron ở Nam Phi có dấu hiệu hạ nhiệt
Sau ba tuần kể từ khi xác nhận ca nhiễm đầu tiên, dữ liệu cho thấy các ổ dịch do biến thể Omicron gây ra ở Nam Phi đang có dấu hiệu hạ nhiệt.
Các ca nhiễm tại tỉnh Gauteng sau vài tuần tăng đột biến kể từ tháng 11 dường như đang giảm xuống. Trong khi đó, tổng số ca nhiễm 7 ngày tại Tshwane - một trong những tâm dịch đầu tiên - hiện khá ổn định.
Tờ Telegraph dẫn lời ông Louis Rossouw thuộc Nhóm ứng phó COVID-19 (ARG) ở Nam Phi cho hay mặc dù số ca mắc mới hàng ngày đã vượt qua kỷ lục của các đợt bùng phát trước đó, song tình hình lây nhiễm tại một số khu vực đang bắt đầu tạm lắng.
Người dân Nam Phi chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh: AFP
Ông cho biết: "Mức tăng tuần này cao hơn tuần trước nhưng vẫn chậm lại so với tháng 11. Ở Gauteng, số ca đang chững lại. Số ca ở Tshwane tương đối ổn định, chỉ gia tăng nhẹ trong những ngày gần đây".
Các nhà thống kê ở Nam Phi cũng lưu ý rằng tỷ lệ tử vong do COVID-19, tức phần trăm người tử vong sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2, đã giảm đáng kể kể từ khi biến thể Omicron xuất hiện.
Với biến thể Delta, gần 3% bệnh nhân, hay 1/33, đã thiệt mạng. Nhưng giờ đây, con số này giảm còn 0,5%, hay 1/200, và là mức thấp từng thấy từ đầu đại dịch đến nay tại Nam Phi, giảm 10 lần so với tháng 9 năm ngoái.
Một số chuyên gia cho rằng chưa có đủ thời gian để dữ liệu về số ca tử vong theo kịp với dữ liệu về số ca nhiễm. Và tỷ lệ tử vong trong trường hợp này sẽ tăng lên vào những tuần tới khi số ca nhiễm bắt đầu chuyển thành nhập viện và tử vong.
Tuy nhiên, ông Peter Streicher, một nghiên cứu viên tại Đại học Johannesburg, chỉ ra rằng độ trễ về tỷ lệ lây nhiễm dẫn đến tử vong ở Nam Phi chỉ tầm 10 ngày vì hầu hết các trường hợp chỉ được phát hiện khi họ đến bệnh viện - thời điểm mà nhiều người đã chuyển nặng. Điều này đồng nghĩa với việc dữ liệu tử vong do Omicron đã được thể hiện rõ ngay từ bây giờ.
Ông Streicher lý giải: "Tỷ lệ tử vong liên tục ở mức 3% cho đến cuối tháng 11, chủ yếu là do biến thể Delta. Nếu tỷ lệ tử vong của Omicron vẫn ở mức 3%, chúng ta có thể thấy 200 người thiệt mạng hàng ngày. Hiện tại, chúng ta chứng kiến khoảng 21 ca tử vong mỗi ngày, trong đó có 8 ca có lẽ vẫn là do Delta". Do đó, ông nhấn mạnh rằng biến thể Delta chỉ gây triệu chứng nhẹ nên không cần quá lo sợ.
Mô hình tính toán của ông Peter Streicher cũng cho thấy số ca mắc tại Guateng đã đạt đỉnh và tổng số ca tử vong ở Nam Phi trong làn sóng này sẽ xấp xỉ 640 người - tức 4% của làn sóng do biến thể Delta gây ra.
Nhiều bác sĩ và nhà nghiên cứu cũng lập luận rằng Omicron có thể gây bệnh nhẹ hơn ngay cả khi nó dễ lây nhiễm hơn. Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Nam Phi phát hiện ra rằng rất ít bệnh nhân nhiễm Omicron nhập viện cần được thở oxy hoặc chăm sóc đặc biệt.
Chuyên gia dịch tễ Harry Moultrie tại Viện Quốc gia về Các bệnh Truyền nhiễm ở Nam Phi, cho biết đã xuất hiện dấu hiệu phân tách giữa các ca mắc và ca nhập viện. Tình trạng này có thể là do kháng thể từ việc từng bị nhiễm hoặc tiêm chủng trước đó giúp bảo vệ người nhiễm khỏi nguy cơ chuyển nặng, ngay cả khi không thể ngăn ngừa biến thể Omicron.
Tại Anh, hiện mới có 10 người nhiễm Omicron phải nhập viện điều trị và 1 người tử vong sau nhiễm Omicron.
Tại một cuộc họp giao ban ở London hôm 13/12, Giáo sư về nhi khoa và tiêm chủng tại Đại học Oxford Matthew Snape thông báo dữ liệu ở Nam Phi cho thấy vaccine và kháng thể từ lần mắc trước đó đang có tác dụng bảo vệ chống lại Omicron.
Ông nói: "Ở những khu vực mà Omicron đã lưu hành lâu hơn một chút, chẳng hạn như ở Nam Phi, họ không thấy sự gia tăng ca bệnh nặng, có thể vì họ vẫn còn đủ kháng thể để phản ứng miễn dịch chéo".
Các số liệu cho thấy bệnh nhân trẻ tuổi cũng nhập viện nhiều hơn so với các đợt bùng phát trước.
Giáo sư Alastair Grant tại Đại học East Angli, tin rằng tỷ lệ nhập viện hiện tại do Omicron có thể thấp hơn 20% so với Delta vì nó phổ biến nhất ở những người từ 20 đến 40 tuổi, những người ít có khả năng nhập viện.
Trung Quốc, Canada "đấu khẩu" nảy lửa tại Liên Hợp Quốc Các đại diện của Canada và Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc đã có những màn đáp trả nhau gắt gắt quanh vụ Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu và 2 công dân Canada được trả tự do gần đây. Ngoại trưởng Canada Marc Garneau phát biểu tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 27/9 (Ảnh: AP). CNN...