Ngoại trưởng John Kerry: Mỹ cần phải linh hoạt khi đối đầu với IS
Ông Kerry nhấn mạnh, mọi quyết định của Quốc hội Mỹ về việc đưa quân chiến đấu chống IS cần linh hoạt và không chỉ gói gọn tại Iraq và Syria.
Theo Reuters, phát biểu ngày 9/12, Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh Quốc hội Mỹ không nên giới hạn khả năng Tổng thống Mỹ huy động bộ binh đến các nước để tham chiến với IS trong trường hợp cần thiết.
Ngoại trưởng John Kerry phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ (Ảnh Reuters)
“Tôi không nghĩ rằng, quyền lực của Tổng thống không nên bị giới hạn bởi không gian địa lý. Chúng tôi không muốn mở chiến dịch quân sự chống IS ở các nước khác ngoài Iraq và Syria. Tuy nhiên, trước khả năng IS có thể gây ra mối đe dọa lớn cho quân nhân Mỹ tại nhiều quốc gia khác, chúng tôi không muốn bị giới hạn quyền được sử dụng quân đội Mỹ tại các nước khác nếu cần thiết”, ông Kerry tuyên bố.
Video đang HOT
“Theo quan điểm của tôi, chúng ta không nên để IS nghĩ rằng chúng có thể ẩn náu an toàn ở những nơi khác ngoài Syria và Iraq”, ông Kerry nói thêm.
Dù Tổng thống Obama đã cam kết Mỹ không đưa bộ binh chiến đấu với IS, ông Kerry tuyên bố Quốc hội Mỹ nên trao thêm quyền lực cho Tổng thống Obama, “không nên trói tay trói chân Tổng tư lệnh quân đội Mỹ (tức Tổng thống Mỹ) trên chiến trường”.
Ông Kerry nhấn mạnh: “Tổng thống đã nói rất rõ rằng chính sách của ông là sẽ không đưa binh lính Mỹ đến tham chiến trên bộ chống lại IS mà đó là trách nhiệm của các lực lượng quân đội tại các nước nói trên”.
Ngoại trưởng Mỹ cũng thận trọng đánh giá rằng, mặc dù Mỹ và các đồng minh đã tiến hành hơn 1.050 cuộc không kích nhằm vào IS tại Iraq và Syria và gây tổn hại nghiêm trọng cho chúng, cuộc chiến chống lại IS có thể kéo dài thêm nhiều năm.
Ngoại trưởng Mỹ cho biết, chính quyền của Tổng thống Obama ủng hộ đề xuất của Thượng Nghị sỹ Robert Menendez về việc quyền hạn của Tổng thống trong các cuộc chiến của Mỹ sẽ được kéo dài lên 3 năm để tránh việc các quyết định của Tổng thống bị gián đoạn.
Ông Kerry cũng khẳng định, điều quan trọng là cả hai đảng trong Quốc hội Mỹ cần ủng hộ đề xuất này.
“Đây không phải là lúc các đảng trong Quốc hội tranh đấu với nhau”, ông Kerry nói./.
Theo VOV
Trung - Mỹ căng thẳng về vụ Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan
Thượng viện Mỹ thông qua Nghị quyết bán 4 chiếc tàu hộ vệ tên lửa cho Đài Loan, phía Trung Quốc hôm nay đã phản đối gay gắt.
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh ngày hôm nay (8/12), Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho rằng, việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan "là hành động vi phạm nghiêm trọng nội dung 3 Thông báo chung đạt được giữa Trung Quốc và Mỹ", đặc biệt "vi phạm nghiêm trọng" nội dung Thông báo chung ngày 17/8/1982 trong đó xác định rõ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Người phát ngôn Hồng Lỗi trong buổi họp báo thường kỳ Bộ ngoại giao Trung Quốc (ảnh: frpmc)
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cũng yêu cầu cơ quan chức năng của Mỹ áp dụng những biện pháp hiệu quả ngăn chặn việc bán vũ khí cho Đài Loan, không để tổn hại đến quan hệ giữa hai nước.
Đây là phản ứng mới nhất của phía Trung Quốc trước việc ngày 4/12 vừa qua, Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết số 1683, cho phép chính quyền của Tổng thống Obama bán 4 chiếc tàu hộ vệ tên lửa cho Đài Loan. Trước đó, nghị quyết này đã được Uỷ ban đối ngoại Hạ viện Mỹ thông qua và chỉ cần chính phủ Mỹ phê duyệt là có hiệu lực thực hiện.
Việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan hàng năm luôn là vấn đề thường trực gây căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ. Năm 2010 quan hệ hai nước diễn biến căng thẳng với việc đình chỉ hầu hết các cơ chế liên lạc về quân sự song phương sau khi Mỹ quyết định bán cho Đài Loan gói vũ khí trị giá 6,4 tỷ USD./.
Theo NTD
Danh sách vũ khí Ukraine xin Mỹ đã rơi vào tay Nga Bản danh sách vũ khí được cho là của Ukraine xin Mỹ trong chuyến thăm của phó tổng thống Mỹ Joe Biden đến Kiev tuần trước, đã rơi vào tay Nga. Đáng chú ý, trong danh sách này gồm cả những loại vũ khí gây sát thương mà Nga cảnh báo Mỹ không được cho Ukraine. Ukraine rất muốn có vũ khí từ...