Ngoại trưởng Đức cắt ngắn chuyến thăm miền Nam Ukraine vì phát hiện UAV Nga
Đang thăm thành phố Mykolaiv ở miền Nam Ukraine, các thành viên trong phái đoàn của Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock được yêu cầu quay lại xe bọc thép sau khi phát hiện máy bay không người lái (UAV) của Nga.
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba (phải) và Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock tại cuộc họp báo chung sau hội đàm ở Kiev ngày 11/9/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Truyền thông Đức ngày 25/2 đưa tin Ngoại trưởng nước này, bà Annalena Baerbock đã buộc phải cắt ngắn chuyến tham quan nhà máy nước ở miền Nam Ukraine sau khi phát hiện một máy bay không người lái của Nga.
Hãng thông tấn Đức DPA dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết khi bà Baerbock đang đến thăm thành phố Mykolaiv của Ukraine thì các thành viên của phái đoàn được yêu cầu nhanh chóng quay trở lại xe bọc thép trong đoàn hộ tống bà Baerbock sau khi người ta nhìn thấy một máy bay không người lái của Nga bay qua cơ sở này.
Video đang HOT
Ban đầu, chiếc máy bay không người lái này bám theo đoàn xe của bà Baerbock nhưng sau đó đã bỏ đi.
Một thời gian ngắn sau khi Ngoại trưởng Đức rời đi, còi báo động không kích đã vang lên ở vùng Mykolaiv.
Vào tối thứ 24/2, bà Baerbock cũng đã phải đến một nơi trú ẩn ở thành phố cảng Odesa phía Nam Ukraine sau khi một báo động khác kích hoạt lúc 9 giờ 48 phút tối, giờ địa phương (19 giờ 48 phút theo giờ GMT).
Theo DPA, trong khi cảnh báo bị hủy khoảng 20 phút sau đó, bà Baerbock vẫn ở nơi trú ẩn trong khách sạn cùng với các thành viên trong phái đoàn và những vị khách khác.
Các nguồn tin từ phái đoàn Đức cho biết đó là chuông báo động tên lửa và sau đó người ta nghe thấy một vụ nổ ở khu vực Odesa, nhưng không rõ liệu lực lượng phòng không Ukraine đánh chặn quả đạn thành công hay không.
G7 cam kết tiếp tục ủng hộ Ukraine
Lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ngày 24/2 đã cam kết tiếp tục ủng hộ Ukraine trong bối cảnh cuộc xung đột tại nước này bước sang năm thứ ba.
Cờ của các nước G7 và Liên minh châu Âu tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Elmau Castle, Đức, ngày 28/6/2022. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong tuyên bố chung sau cuộc họp trực tuyến do Italy chủ trì, các nhà lãnh đạo G7 nêu rõ chính phủ và người dân Ukraine có thể tin tưởng vào sự ủng hộ của G7. Ngoài ra, G7 cũng tuyên bố sẽ triển khai "những biện pháp mới nếu cần thiết".
Đây là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của G7 trong năm 2024 dưới vai trò Chủ tịch luân phiên của Italy. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng tham dự sự kiện này. G7 gồm các nước Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh, Italy và Canada.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock ngày 24/2 đã có chuyến thăm không thông báo trước đến Ukraine. Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba, người đứng đầu ngành ngoại giao Đức cho hay nước này đang xem xét về cách thức bổ sung viện trợ quân sự cho Ukraine, bao gồm việc cung cấp hệ thống vũ khí tầm xa.
Trước đó, ngày 22/2, Quốc hội Đức đã thông qua gói viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine, bao gồm các hệ thống vũ khí tầm xa, song không bao gồm tên lửa hành trình Taurus.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Bộ trưởng Tài chính Ukraine Sergei Marchenko ngày 24/2 cho biết nước này đang phải đối mặt với tình trạng thâm hụt ngân sách và vẫn phải trông cậy vào sự hỗ trợ tài chính từ Mỹ cùng các nước châu Âu.
Cuối tháng 11/2023, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã ký dự thảo luật ngân sách nhà nước Ukraine năm 2024 với mức thâm hụt hơn 43 tỷ USD.
EU quan ngại chiến dịch quân sự của Israel tại Rafah Ngày 19/2, Liên minh châu Âu (EU) kêu gọi Israel không nên triển khai chiến dịch quân sự tại Rafah. Ngoại trưởng các nước EU cho rằng động thái này sẽ gây ra thảm họa cho khoảng 1,5 triệu người tị nạn đang nương náu ở thành phố rìa phía Nam Dải Gaza này. Ngoại trưởng Ireland Micheal Martin. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN...