Đức kêu gọi EU thực hiện ‘lộ trình cải cách’ sẵn sàng cho kế hoạch mở rộng
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock ngày 2/11 đã kêu gọi xây dựng “lộ trình cải cách Liên minh châu Âu (EU)” nhằm đảm bảo việc khối này sẵn sàng cho việc mở rộng.
Cờ EU tại Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, phát biểu tại hội nghị diễn ra ở Berlin thảo luận về việc mở rộng và cải cách quy trình ra quyết định của EU, bà Annalena Baerbock khẳng định: “Chúng ta nên xác định những ưu tiên cụ thể cho các cải cách mà chúng ta muốn thực hiện trong tương lai”. Người đứng đầu ngành Ngoại giao Đức nói: “Về vấn đề cải cách nội bộ EU, chúng ta chưa có một lộ trình nào như vậy và chúng ta sẽ thay đổi điều này ngay từ bây giờ, theo đó sẽ xây dựng lộ trình cải cách EU dưới sự chủ trì của Hội đồng châu Âu. Bà Baerbock nêu rõ: “Nghị viện châu Âu và Ủy ban châu Âu nên tham gia chặt chẽ vào quá trình cải cách nhằm đặt nền móng để có thể đảm bảo rằng EU phù hợp với việc mở rộng, phù hợp với tương lai”. Bà Baerbock nhấn mạnh quá trình này sẽ “khó khăn” và “sẽ mất rất nhiều thời gian”.
Tái khẳng định nhu cầu “ tăng cường sức mạnh cho EU”, bà Baerbock cho rằng việc mở rộng EU đã trở thành “một điều cần thiết về mặt địa chính trị”.
Video đang HOT
Trước đó, bà Baerbock cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ việc EU trao cho Ukraine “một dấu mốc mới” vào tháng 12 tới trong nỗ lực của Ukraine nhằm gia nhập “ngôi nhà chung”. Bà Baerbock bày tỏ tin tưởng rằng Hội đồng châu Âu, tại hội nghị diễn ra vào tháng 12 tới sẽ gửi tín hiệu đó. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh: “Một EU mở rộng sẽ chỉ mạnh mẽ hơn nếu chúng ta làm điều mà chúng ta đã ngần ngại thực hiện bấy lâu nay – xem xét và suy nghĩ lại cách thức hoạt động của liên minh chúng ta”. Bà kêu gọi khối 27 quốc gia cũng cần phải nỗ lực thực hiện những cải cách nội bộ để có thể vận hành “ngôi nhà chung” với hơn 30 thành viên.
Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo EU dự kiến diễn ra từ ngày 14-15/12 tại Brussels (Bỉ) sẽ tập trung bàn việc có nên cho phép Ukraine chính thức bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập EU hay không, một mục tiêu mà Kiev và lãnh đạo hàng đầu của nước này mong muốn.
Đức viện trợ 50 triệu euro cho người dân Dải Gaza
Ngày 19/10, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết Berlin sẽ cung cấp khoản viện trợ trị giá 50 triệu euro (52,8 triệu USD) cho dân thường tại Dải Gaza.
Người dân nhận hàng cứu trợ của LHQ tại trại tị nạn Rafah, phía nam Dải Gaza. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong tuyên bố, bà Baerbock nêu rõ Đức đang chuẩn bị cử các nhóm y tế tới Dải Gaza. Mục đích chuyến thăm Trung Đông lần này của bà là nhằm thể hiện tình đoàn kết và đảm bảo giúp người Palestine tiếp cận viện trợ. Bà đã công bố khoản viện trợ trên khi đang ở Jordan, chặng đầu tiên trong chuyến công du Trung Đông.
Phát biểu tại họp báo chung với Ngoại trưởng Jordan Ayman Safadi ở thủ đô Amman, bà Baerbock nhấn mạnh thông điệp của Đức là Berlin không muốn bỏ rơi những người dân Palestine vô tội. Bà nêu rõ Đức đang phối hợp chặt chẽ với Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7), Liên minh châu Âu (EU) và các đối tác khu vực nhằm đảm bảo viện trợ vào Dải Gaza. Bà cho biết cũng sẽ nhân chuyến công du này trao đổi với tất cả các bên có kênh liên hệ với phong trào Hamas nhằm thảo luận cách thức giúp trả tự do cho những con tin bị Hamas bắt giữ. Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Đức cũng khẳng định ủng hộ quyền phòng vệ của Israel.
Cùng ngày, Tổng thống Joe Biden cho biết sẽ đề nghị Quốc hội Mỹ thông qua khoản ngân sách lớn để hỗ trợ Ukraine và Israel.
Trong bài phát biểu tại Phòng Bầu dục, Tổng thống Biden nhấn mạnh các đồng minh đóng vai trò quan trọng việc giúp đảm bảo Mỹ an toàn. Ông cho rằng đây sẽ là khoản đầu tư giúp duy trì an ninh của Mỹ trong nhiều thế hệ.
Xung đột bùng phát từ ngày 7/10 đã khiến hàng nghìn người ở cả Israel và Dải Gaza thiệt mạng. Đêm 17/10, vụ không kích vào bệnh viện Al-Ahli al-Arabi đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người. Cộng đồng quốc tế đã lên án mạnh mẽ vụ tấn công này. Phía Palestine cáo buộc Israel đã không kích bệnh viện, trong khi quân đội Israel dẫn thông tin tình báo nói rằng phong trào PIJ đã bắn nhầm rocket vào cơ sở y tế này. Việc Israel và Palestine cáo buộc lẫn nhau dẫn đến làn sóng biểu tình lan rộng trong khu vực.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, hàng nghìn người đã biểu tình trên khắp Algeria vào ngày 19/10 để ủng hộ người Palestine và phản đối cuộc tấn công của Israel ở Dải Gaza. Đây là những cuộc biểu tình đầu tiên được cho phép ở quốc gia Bắc Phi này kể từ năm 2021.
Trước đó, Algeria đã hủy bỏ tất cả các sự kiện văn hóa, thể thao để thể hiện tình đoàn kết với Gaza, bao gồm cả các hoạt động vào ngày 1/11 hằng năm kỷ niệm cuộc kháng chiến giành độc lập của Algeria trong giai đoạn 1954-1962.
EU muốn 'đồng bộ hóa' thông điệp về cuộc xung đột Israel - Hamas Các nhà lãnh đạo EU đã phải chật vật giải quyết những khác biệt của họ khi sự hỗn tạp về quan điểm đã làm hỏng phản ứng của khối đối với cuộc xung đột Israel-Hamas. Một số khác biệt vẫn còn khi các nhà lãnh đạo EU tìm kiếm sự gắn kết liên quan đến cuộc xung đột Israel - Hamas. Ảnh:...