Ngoại ngữ ‘kéo lùi’ chỉ tiêu tuyển sinh cao học
Tuyển sinh thạc sĩ không phải thi mà chỉ xét tuyển nhưng ở nhiều trường ĐH, việc tuyển sinh không khởi sắc hơn vì nhiều người muốn học lại gặp rào cản ngoại ngữ đầu vào
Quy chế mới về tuyển sinh trình độ thạc sĩ cho phép các trường có thể tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển đầu vào. Những tưởng quy định mới sẽ giúp các trường tuyển sinh dễ dàng hơn nhưng thực tế không như vậy.
Tuyển mãi không đủ chỉ tiêu
Năm 2022, Trường ĐH Ngân hàng TP HCM tuyển sinh 560 chỉ tiêu trình độ thạc sĩ cho 3 ngành đào tạo gồm: Tài chính ngân hàng (405 chỉ tiêu), Quản trị kinh doanh (105 chỉ tiêu), Luật Kinh tế (50 chỉ tiêu).
Là năm đầu tiên trường tổ chức xét tuyển thay cho thi tuyển nhưng tiến độ tuyển sinh không như kỳ vọng. ThS Nguyễn Anh Vũ, Trường ĐH Ngân hàng TP HCM, cho biết các năm trước trường tuyển được khoảng 400 người học, đạt gần 100% chỉ tiêu đề ra nhưng năm nay chỉ tiêu tăng lên 560 mà kết quả cũng chưa được như năm trước.
Tại Trường ĐH Công nghiệp TP HCM, kết quả tuyển sinh trình độ thạc sĩ các năm qua cũng không tốt. TS Nguyễn Trung Nhân, Trưởng Phòng Đào tạo, cho biết mỗi năm trường có 700 chỉ tiêu thạc sĩ cho 14 ngành nhưng chỉ tuyển được khoảng trên 200. “Ba ngành khối kinh tế (quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính – ngân hàng) tuyển sinh tốt, còn 11 ngành khối kỹ thuật tuyển sinh rất khó, mỗi ngành tuyển chưa được 10 học viên” – TS Nguyễn Trung Nhân nói.
Tại Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, mỗi năm trường có 200 chỉ tiêu nhưng kết quả tuyển sinh cũng chỉ đạt 50%. Các ngành khối kỹ thuật luôn khó tuyển sinh.
Tại Trường ĐH Bách khoa – ĐHQG TP HCM, mỗi năm tuyển được khoảng 800 học viên trong tổng số 1.000 chỉ tiêu.
Nhiều trường ĐH cho biết khối kinh tế tuyển sinh có phần thuận lợi trong khi khối kỹ thuật kết quả tuyển sinh rất khó và tiếp tục có xu hướng giảm. PGS-TS Hoàng Trang – Trưởng Phòng Đào tạo sau ĐH Trường ĐH Bách khoa TP HCM – cho biết theo nghiên cứu của Phòng Đào tạo sau ĐH, dù kết quả tuyển sinh của trường hiện khả quan nhưng xu hướng chung không chỉ ở Việt Nam mà cả những quốc gia phát triển là tuyển sinh thạc sĩ khối kỹ thuật sẽ khó khăn hơn, trong khi xu hướng học viên lựa chọn học thạc sĩ ở khối kinh tế, quản lý sẽ tăng cao.
Cùng quan điểm, TS Nguyễn Trung Nhân cho rằng ở khối kỹ thuật, những người làm trong môi trường nhà nước hay giảng dạy mới có nhu cầu học lên cao. Ngoài ra, trang bị kiến thức ở bậc ĐH đã đủ, nếu cần thiết thì học các khóa đào tạo bổ sung.
Video đang HOT
Học viên cao học tại Trường ĐH Bách khoa trình bày nghiên cứu với các giáo viên hướng dẫn
Rào cản ngoại ngữ
Kết quả tuyển sinh trình độ thạc sĩ không đạt chỉ tiêu được lý giải ở nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nổi cộm là yêu cầu ngoại ngữ cũng như nhu cầu học nâng cao của người học. Bên cạnh đó, quy chế tuyển sinh mới yêu cầu người tốt nghiệp thạc sĩ phải có chứng chỉ tiếng Anh TOEIC từ 785 điểm – đây là thách thức với người học muốn tốt nghiệp.
ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và truyền thông – Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, cho rằng ngoại ngữ luôn là rào cản đối với người muốn học thạc sĩ, không chỉ năm nay mà cả các năm trước. Đặc biệt, quy chế mới càng đòi hỏi năng lực ngoại ngữ của người học khi yêu cầu đầu vào phải đạt bậc 3 (theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam).
ThS Nguyễn Anh Vũ cho biết rằng năm nay thực hiện xét tuyển đào tạo thạc sĩ trường rất kỳ vọng. Những năm trước còn thi tuyển, thí sinh chưa có chứng chỉ tiếng Anh đầu vào theo quy định sẽ được tổ chức thi nhưng năm nay không thi mà chỉ nộp chứng chỉ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương, kết quả là nhiều người muốn học nhưng vướng rào cản ngoại ngữ.
Quy chế tuyển sinh mới yêu cầu người tốt nghiệp thạc sĩ phải có chứng chỉ tiếng Anh TOEIC từ 785 điểm – đây là thách thức với người học muốn tốt nghiệp.
Dùng chứng chỉ tiếng Anh VSTEP để tuyển sinh, người học hưởng lợi gì?
Trong bối cảnh Bộ GD&ĐT tạm hoãn kỳ thi IELTS tại Việt Nam, dùng chứng chỉ tiếng Anh VSTEP để tuyển sinh được các chuyên gia đánh giá là có nhiều thuận lợi.
Nhiều trường sử dụng VSTEP xét tuyển sinh
Theo ghi nhận của PV Người Đưa Tin, đến thời điểm hiện tại, nhiều trường đại học tại Tp.HCM đã quyết định sử dụng chứng chỉ tiếng Anh VSTEP để tuyển sinh, xét tốt nghiệp hoc sinh viên, học viên. Như, Trường Đại học Ngoại ngữ Tin học Tp.HCM, Đại học Ngân hàng Tp.HCM, Đại học Công nghiệp Tp.HCM...
Mới đây, Đại học Quốc gia Tp.HCM ban hành văn bản về việc sử dụng Chứng chỉ tiếng Anh theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (VSTEP) trong tuyển sinh, đào tạo và công nhận tốt nghiệp tại các trường thành viên.
Theo Công văn số 2251/ĐHQG-ĐT ngày 9/11/2022 của Đại học Quốc gia Tp.HCM, Chứng chỉ tiếng Anh theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (gọi tắt là chứng chỉ VSTEP) chính thức được sử dụng trong tuyển sinh, đào tạo và công nhận tốt nghiệp tại các trường thành viên
VSTEP là từ viết tắt của tiếng Anh Vietnamese Standardized Test of English Proficiency. Đây là kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ (NLNN) 6 bậc dùng cho Việt Nam, tương đương với trình độ A1, A2, B1, B2, C1,C2.
Chứng chỉ VSTEP là chứng chỉ tiếng Anh A1, A2, B1, B2, C1 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam do các trường ủy quyền của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cấp. Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM là một trong số 22 đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo khung này.
Kỳ thi chứng chỉ VSTEP tại một trường đại học. (Ảnh minh họa).
Trao đổi với PV, TS. Phạm Tấn Hạ, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Tp.HCM cho biết, trước đây, các trường đại học thành viên thuộc Đại học Quốc Gia Tp.HCM quy định rằng, khi sinh viên học hết các học phần, chứng chỉ, muốn tốt nghiệp đại học, sinh viên buộc phải có chứng chỉ ngoại ngữ do các trường thành viên của Đại học Quốc Gia Tp.HCM cấp, hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.
Đây là quy định bắt buộc đối với tất cả sinh viên thuộc các trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Tp.HCM. Quy định này, nhằm siết chất lượng chứng chỉ ngoại ngữ, từ đó, sinh viên muốn ra trường phải học tập nghiêm túc. Thực tế, đã có nhiều sinh viên không thể ra trường đúng thời hạn vì chuẩn đầu ra ngoại ngữ này.
Tuy nhiên, mới đây, xuất phát từ động thái Bộ Giáo dục và Đào tạo tạm hoãn kỳ thi IELTS, nhiều trường đã thay đổi quy định chuẩn đầu ra, đầu vào tuyển sinh đối với các chứng chỉ ngoại ngữ, đó là cho học viên, sinh viên dùng chứng chỉ VSTEP để nộp cho nhà trường xét tốt nghiệp đại học, cao học....
Nhiều thuận lợi cho người học
Theo TS. Phạm Tấn Hạ, việc này nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người học. Trước đây thay vì cứ quy định trường chỉ dùng chứng chỉ tiếng Anh của các trường đại học thành viên thuộc Đại học Quốc Gia Tp.HCM, thì nay các em có cơ hội thi chứng chỉ ngoại ngữ Tiếng Anh tại nhiều trường được Bộ GD&ĐT cho phép tổ chức kỳ thi Chứng chỉ tiếng Anh VSTEP.
Với thay đổi này, theo TS. Phạm Tấn Hạ, học viên có thể thi chứng chỉ tại nhiều điểm thi khác nhau đã được Bộ GD&ĐT cho phép. Và như vậy, việc tạm hoãn kỳ thi chứng chỉ IELTS không ảnh hưởng gì đến việc tốt nghiệp của sinh viên trường.
Sinh viên có thể sử dụng chứng chỉ để được công nhận tốt nghiệp. (Ảnh minh họa).
Còn theo TS. Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM, với việc dùng chứng chỉ tiếng Anh VSTEP để xét tuyển sinh đại học sẽ có nhiều thuận lợi cho thí sinh.
"Thứ nhất, các em học sinh khi đã học tích lũy được khối lượng kiến thức tiếng Anh nhất định, các em sẽ tham gia kỳ thi VSTEP thuận lợi. Đây là kỳ thi được tổ chức khá chặt chẽ, có giam sát từ cơ quan chức năng, công an, có hình ảnh camera ghi lại... Do đó, sẽ không có chuyện thí sinh quay cóp... Thứ hai, so với chi phí thi các kỳ thi chứng chỉ quốc tế như IELTS thì sẽ có giá rẻ hơn nhiều. Thứ ba, người thi có thể chủ động tham gia kỳ thi tại nhiều trường khác nhau, nhiều thời điểm khác nhau....", TS. Nguyễn Trung Nhân phân tích.
Cũng theo TS. Nguyễn Trung Nhân, Trường Đại học Công nghiêp Tp.HCM dự kiến, kỳ thi tuyển sinh đại học 2023, nhà trường sẽ dùng chứng chỉ tiếng Anh VSTEP để xét tuyển sinh đầu vào cho sinh viên.
Việc thi chứng chỉ tiếng Anh VSTEP hiện nay còn mới nên học sinh bậc phổ thông chưa biết đến nhiều. Do đó, cần tích cực truyền thông để các em hiểu rõ hơn về chứng chỉ tiếng Anh VSTEP.
Thạc sĩ Nguyễn Anh Vũ, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh và phát triển thương hiệu, Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM khẳng định, Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM là một trong những trường đại học được tổ chức thi chứng chỉ tiếng Anh VSTEP.
Từ vài năm nay, trường vẫn dùng cả chứng chỉ IELTS và chứng chỉ VSTEP để tuyển sinh đầu vào cho cả sinh viên, học viên.
Với quy định này, sinh viên, học viên có nhiều cơ hội thi các chứng chỉ Tiếng Anh để nộp cho trường, nhằm đảm bảo kịp thời tiến độ ra trường cũng như đạt chuẩn đầu vào... Có thể, với chứng chỉ VSTEP, người học sẽ thuận lợi hơn, vì chi phí thi rẻ hơn so với thi IELTS...
Dù thuận lợi là vậy, nhưng liệu việc tuyển sinh đại học, thí sinh được dùng chứng chỉ VSTEP để tuyển sinh, chất lượng có thực sự đảm bảo hay không?
Trả lời câu hỏi này, lãnh đạo một trường đại học tại Tp.HCM khẳng định, với các quy định nghiêm ngặt của kỳ thi chứng chỉ tiếng Anh VSTEP, thí sinh sẽ không có cơ hội gian lận.
Do đó, chất lượng chứng chỉ sẽ đánh giá chính xác kiến thức về môn tiếng Anh của thí sinh đó. Thuận lợi của người thi chứng chỉ VSTEP khác với chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế là khác là kỳ thi được tổ chức liên tục, tại nhiều trường đại học khác nhau...
Những trường đại học nào dùng chứng chỉ tiếng Anh của Việt Nam để tuyển sinh? Trước thông tin các kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ quốc tế bị dừng tại Việt Nam, mới đây, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đề nghị 9 trường thành viên công nhận chứng chỉ tiếng Anh VSTEP của Việt Nam để tuyển sinh, đào tạo và xét công nhận tốt nghiệp. Đại diện Đại học Quốc gia TP....