Ngoại ngữ: dạy mãi sinh viên vẫn kém!
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết như thế đối với môn học này. Ông nhìn nhận đó là một sự thất bại tại hội nghị triển khai đề án dạy và học ngoại ngữ trong trường đại học ngày 23-12.
“Nếu ở môn học khác, bên cạnh những mặt còn hạn chế thì vẫn có thành công, nhưng với môn ngoại ngữ dạy mãi mà học sinh, sinh viên vẫn không sử dụng được. Đó thật sự là một thất bại”- Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã nói như thế tại hội thảo triển khai đề án ngoại ngữ ở các trường đại học do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 23-12.
TS Nguyễn Ngọc Hùng, trưởng bộ phận thường trực ban quản lý đề án ngoại ngữ quốc gia 2020, nhận xét một trong những nguyên nhân khiến việc “dạy học ngoại ngữ mãi vẫn kém” trong các trường đại học là do quan điểm coi ngoại ngữ như một môn học kiến thức chứ không phải kỹ năng.
Chính vì vậy nên từ chương trình đến cách dạy, cách học đã không chú trọng việc rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho người học. Việc dạy và học chủ yếu phục vụ thi, trong khi các kỳ thi cuối cấp, thi vào đại học vẫn chỉ tập trung vào ngữ pháp. Quan niệm này giống như một cản trở lớn trong việc rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ của học sinh, sinh viên.
Giáo viên nói quá nhiều
Cũng với quan niệm như vậy nên chương trình, sách giáo khoa chỉ chú trọng đến ngôn ngữ, coi nhẹ phát triển kỹ năng, lấy giáo trình thay cho chương trình.
Không ngờ giáo viên yếu kém như thế! “Khi triển khai đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 ở bậc phổ thông, điều chúng tôi đã lường trước là khó khăn về đội ngũ giáo viên. Đã biết trước là năng lực ngoại ngữ và năng lực dạy học ngoại ngữ của giáo viên còn kém, nhưng khi tiến hành khảo sát vẫn không ngờ trình độ giáo viên lại kém đến thế! Chỉ 10% số giáo viên được khảo sát đạt yêu cầu, trong đó có địa phương chỉ 1-2% số giáo viên đạt yêu cầu. Nhiều nơi giáo viên chỉ đạt trình độ B2 theo khung tham chiếu ngôn ngữ châu Âu, có nơi chỉ đạt B1 nhưng vẫn đi dạy. Việc này có một phần trách nhiệm của các trường đại học, nơi cung cấp nguồn giáo viên dạy ngoại ngữ”. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển
Khảo sát của đề án cũng cho thấy năng lực nhiều giáo viên tiếng Anh ở các trường đại học còn bất cập, nhiều người không có phương pháp sư phạm. Một trong những lợi thế của việc dạy học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng hiện nay là có sự trợ giúp của công nghệ thông tin (các phần mềm dạy học, Internet…), nhưng nhiều giáo viên lại không có khả năng hoặc không có thói quen sử dụng các phương tiện hiện đại này vào việc dạy học – ông Hiển nhận xét.
Đề cập đến bất cập này qua đánh giá thực tiễn dạy học ngoại ngữ trong các trường đại học, TS Hùng cho rằng: giáo viên dạy ngoại ngữ vẫn nói quá nhiều trong giờ học, trong khi lẽ ra phải tạo cơ hội cho người học nghe, nói, giao tiếp, tạo môi trường để người học sử dụng ngoại ngữ.
Bất cập trong quan niệm, chương trình, giáo trình, đội ngũ giáo viên, phương pháp giảng dạy là những yếu tố dẫn đến bất cập về chất lượng sản phẩm đào tạo, đó là cách tiếp cận, cách học tập, trình độ ngoại ngữ của sinh viên.
Theo nhận định của một số thành viên ban quản lý đề án, đa số sinh viên các trường đại học thụ động, không có phương pháp tự học, không biết sử dụng các phương tiện hiện đại vào việc học tập.
Video đang HOT
TS Dương Bạch Nhật, Trường đại học Duy Tân, Đà Nẵng, nhận xét kỹ năng nghe, nói, viết luận bằng tiếng Anh của sinh viên đại học rất kém. Sinh viên không quen phát âm ngữ điệu, không quen phong cách giao tiếp, vốn từ vựng ít. Nhiều sinh viên không nắm được cấu trúc câu trong tiếng Anh…
TS Hùng nói: “Sinh viên học xong, thi điểm cao, nhưng không sử dụng được ngoại ngữ vào công việc và cuộc sống do thiếu kỹ năng, do việc học không nhắm đến mục tiêu sử dụng mà chỉ để có vốn liếng đi thi, lấy bằng”.
Một tiết dạy – học ngoại ngữ tại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM.
Thách thức lớn
Tại hội thảo trên, đại diện nhiều trường không giấu được nỗi lo khi mục tiêu đề ra thì lớn nhưng có quá nhiều khó khăn.
Ông Vũ Ngọc Pi, phó hiệu trưởng Trường đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên, cho biết: “Do chất lượng dạy học ngoại ngữ ở phổ thông thấp nên đầu vào của trường đại học cũng thấp và không đồng đều, việc phân loại trình độ và áp dụng chương trình dạy học tương ứng với các trình độ là việc khó khăn, trong khi thời lượng dành cho tiếng Anh quá ít (chỉ có 10 tín chỉ/tổng số 150 tín chỉ), số lượng sinh viên/lớp tiếng Anh quá lớn, trung bình 50-80 sinh viên/lớp/giảng viên. Trong khi đội ngũ giảng viên thiếu và còn yếu, ít người được đào tạo ở nước ngoài”.
Khó khăn mà ông Pi đề cập cũng là nỗi lo chung của nhiều trường. Theo TS Dương Bạch Nhật, sự yếu kém và thiếu đồng bộ trong chất lượng đầu vào là một khó khăn rất lớn. Qua khảo sát có thể tạm chia sinh viên năm 1 ra bốn nhóm: nhóm bắt đầu học tiếng Anh từ lớp 2, nhóm bắt đầu học từ lớp 3, nhóm bắt đầu học từ lớp 6, nhóm bắt đầu học từ lớp 10. Với thực trạng này, việc xếp lớp rất phức tạp và để tăng tốc đào tạo trong 3-4 năm đạt chuẩn mà đề án đưa ra là vô cùng khó.
Cũng giống như khi triển khai ở bậc phổ thông, tại bậc đại học nguồn giảng viên ngoại ngữ có chất lượng, theo đại diện nhiều trường, cũng là thách thức lớn.
Các trường phải chủ động Sự bất cập về chất lượng dạy học ngoại ngữ, yêu cầu bức thiết về việc tăng cường ngoại ngữ trong đào tạo nguồn nhân lực của xu thế hội nhập là động lực để việc triển khai đề án ngoại ngữ phải gấp rút thực hiện ở bậc đại học. Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, nếu ở bậc phổ thông khi triển khai đề án ngoại ngữ phải có kế hoạch chi tiết, hướng dẫn cụ thể thì ở bậc đại học, Bộ GD-ĐT kêu gọi các trường phải chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện trên cơ sở trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giữa các trường. Năm 2012 sẽ chú trọng triển khai đề án ngoại ngữ ở bậc đại học và các trường phải sớm thành lập ban chỉ đạo triển khai đề án ngoại ngữ, có lộ trình, giải pháp thực hiện. Để có sự chuyển động trong việc tăng cường dạy học ngoại ngữ sẽ phải điều chỉnh đồng bộ về thời lượng dạy học, chương trình, tài liệu, công nghệ dạy học, giáo viên… Theo TS Nguyễn Thị Lê Hương – phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học – Bộ GD-ĐT, mục tiêu của đề án đặt ra là sinh viên tốt nghiệp các ngành không chuyên ngữ tối thiểu phải đạt bậc 3 (hiểu được ý chính của một diễn ngôn tiêu chuẩn, rõ ràng về các vấn đề quen thuộc trong công việc; có thể xử lý các tình huống diễn ra khi đến nơi sử dụng ngôn ngữ) theo khung năng lực ngoại ngữ, và đạt bậc 4 (hiểu chính xác văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể, có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ) và bậc 5 (có thể hiểu được các văn bản dài với phạm vi rộng và nhận biết được hàm ý, diễn đạt trôi chảy) đối với sinh viên tốt nghiệp các ngành chuyên ngữ ở bậc cao đẳng và đại học. Năm học 2011-2012 sẽ cố gắng thực hiện chương trình đào tạo tăng cường ngoại ngữ cho khoảng 10% số lượng sinh viên đại học, cao đẳng và khoảng 60% số sinh viên vào năm học 2015-2016, 100% vào năm học 2019-2020
Theo Vĩnh Hà (Tuổi trẻ)
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Không thể hạ chuẩn giáo viên ngoại ngữ
Nhiều vướng mắc và khó khăn đã được các đại biểu đến từ 63 tỉnh thành cả nước bày tỏ qua hội nghị trực tuyến triển khai đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 được Bộ GD-ĐT tổ chức vào sáng 19/10.
Tham dự hội nghị này ngoài lãnh đạo của Bộ GD-ĐT còn có sự góp mặt của các thành viên đến từ các Sở, UBND tỉnh các thành phố và đại diện của các trường ĐH tham gia việc đào tạo, nâng cao chất lượng giáo viên của đề án. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cũng đến dự và đưa ra ý kiến chỉ đạo.
Chồng chất khó khăn
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, mặc dù đề án ngoại ngữ được phê duyệt vào ngày 30/9/2008 nhưng đến tháng 6/2011 mới được cấp kinh phí hoạt động từ chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục, đào tạo. Bộ GD-ĐT đã huy động các nguồn vốn khác nhau để có thể tiến hành các công việc chuẩn bị thiết yếu cho đề án và đã chính thức triển khai chương trình thí điểm tiếng Anh tiểu học trong năm học 2010-2011.
Quang cảnh Hội nghị tại đầu cầu Hà Nội.
Cũng theo Thứ trưởng Hiển, trong quá trình triển khai thì khó khăn trước mắt còn nhiều, nhất là khâu đào tạo và bồi dưỡng được đội ngũ giáo viên đạt chuẩn nhưng Đề án đã nhận được sự đồng lòng, nhất chí của các Sở GD-ĐT, các trường sư phạm và khoa ngoại ngữ, của đội ngũ giáo viên Tiếng Anh trong cả nước nhiệt tình với nghề với trò, "không sợ khó chỉ sợ không có cơ hội".
Tại hội nghị, lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM, đơn vị đã có 11 năm dạy chương trình Tiếng Anh tăng cường với thời lượng 6-8 tiết/tuần chia sẻ: "Điều quan trọng nhất hiện nay là chất lượng dạy học ngoại ngữ đại trà chưa cao do mục tiêu dạy và học ngoại ngữ đặt ra chưa rõ ràng, đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ còn nhiều hạn chế và đặc biệt phương pháp dạy và học ngoại ngữ còn rất lạc hậu (học ngoại ngữ để đi thi) dẫn đến trình độ sử dụng ngoại ngữ của HS còn rất thấp".
Đồng với quan điểm này, ông Lương Văn Cầu, phó giám đốc Sở GD-ĐT Hải Dương, đánh giá thêm: "Hiện nay còn nhiều học sinh chưa say mê và có ý thức học tập tích cực môn Ngoại ngữ. Do đó, nhiều học sinh mặc dù đã được học tiếng Anh ở trường nhiều năm nhưng vẫn không nắm được vốn kiến thức ngôn ngữ cơ bản và hầu như không sử dụng được tiếng Anh trong những tình huống giao tiếp thông thường. Nhiều học sinh nhất là ở cấp THPT chưa nhận thức được vai trò của ngoại ngữ trong học tập và công việc sau này, phần lớn có tâm lý học để qua được các kì thi, chưa chú ý học, luyện tập để phát triển khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ".
Cùng chia sẻ khó khăn trong vấn đề triển khai đề án, lãnh đạo Sở GD-ĐT Đà Nẵng kiến nghị: "Bộ GD-ĐT và các bộ ngành liên quan cần có văn bản hướng dẫn công tác tuyển dung, định mức biên chế giáo viên tiểu học để đảm bảo đủ số lượng và trình độ giáo viên tiếng Anh tiểu học khi tiến hành triển khai dạy đại trà trong những năm tới".
Liên quan đến chất lượng đào tạo chuẩn hóa đội ngũ, giáo viên đại diện Trường ĐH Hà Nội góp ý: "Cần phải có chính sách hỗ trợ đội ngũ giáo viên giảng dạy chuyên ngành ngoại ngữ bởi do đặc thù công việc, việc soạn bài, giảng dạy của nhóm giáo viên này thường mất nhiều thời gian, công sức trong khi thù lao theo giờ giảng dạy không cao do học phí không thể tăng hơn mức quy định. Một trong những giải pháp mà Bộ GD-ĐT có thể tính tới đó tạo ra các học bổng đào tạo nâng cao trình độ tại nước ngoài đi kèm với cam kết làm việc cống hiến cho trường nhưng cơ bản và bền vững nhất vẫn là tăng thù lao giờ dạy thông qua chính sách học phí linh hoạt hơn".
Ngoài vấn đề hỗ trợ chính sách cho giáo viên, ông Trần Minh Cả - phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam hiến kế thêm: "Chúng ta cần phải tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển hệ thống giáo viên tình nguyện nước ngoài. Thực tế ở Quảng Nam cho thấy, nếu các em được tiếp cận giao tiếp với người nước ngoài thì trình độ tiếng Anh được cải thiện rõ rệt. Ngày cả những lớp có những thầy cô xuất sắc giảng dạy nhưng hiệu quả chưa chắc đã bằng".
Phải quyết tâm làm!
Sau gần 3 giờ đồng hồ nghe tham luận và đóng góp ý kiến của các đại biểu tham dự, Phó Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: "Vấn đề đặt ra đối với đề án này đó là chúng ta dần chuyển ngoại ngữ từ một môn học trở thành một công cụ để sống, làm việc và hội nhập quốc tế. Chỉ khi chúng ta thay đổi được trạng thái tâm lý này thì kết quả mới có kết quả tốt được".
"Chúng ta có năng lực tốt về ngoại ngữ nhưng phương pháp dạy và học chưa hợp lý" - Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân.
Cũng theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, người Việt Nam có năng lực tốt về ngoại ngữ nhưng phương pháp và cách dạy học của chúng ta chưa hợp lý. Do đó đề án cần phải quan tâm đến điều này. Đồng thời chúng ta thực hiện đề án trong thời cơ mới, thầy cô giáo giỏi có thể không bao giờ đủ cả nhưng với phương tiện như bây giờ có thể tiếp cận để học ngoại ngữ bất cứ lúc nào và cũng có thể tự kiểm tra đánh giá được.
"Chưa bao giờ học ngoại ngữ rẻ như vậy"- Phó Thủ tưởng nói.
Liên quan đến việc nên dạy ngoại ngữ gì, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phân tích, chúng ta cần phải học các thứ tiếng của các quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất thế giới để còn có thể học hỏi và giao lưu. Theo thống kê thì hiện nay có 14 nước có nền kinh thế mạnh nhất thế giới thì có đến 5 nước sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ. 5 nước này chiếm tỷ trọng 33% nền kinh tế toàn cầu và dân số chiếm khoảng 24% toàn cầu. Như vậy trước mắt trong vòng 10 năm tới, chúng ta phải tập trung cao độ trong việc học tiếng Anh.
Liên quan đến việc có ý kiến cho rằng, trong quá trình triển khai đề án thì khi đối chiếu với trình độ hiện nay của giáo viên cũng như năng lực HS, SV về năng lực ngoại ngữ còn chưa đáp ứng được thì có nên hạ yêu cầu của đề án xuống hay không, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: "Chúng ta học ngoại ngữ để tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế cũng như học tập thế giới. Điều kiện tham gia như thế nào là do môi trường quyết định. Chính vì thế chúng ta không thể hạ chuẩn được".
Kết thúc hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Bộ GD-ĐT cần phải trình bày kế hoạch chi tiết sau đó báo cáo cho Chính phủ, Quốc hội và Ban Bí thư và gửi cho các Bộ ngành liên quan, UBND các tỉnh thành phố... để cùng phối hợp thực hiện đề án tốt hơn.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu từ nay đến cuối năm 2011 Bộ GD-ĐT cần phải ra được hướng dẫn tuyển dụng biên chế giáo viên tiếng Anh, nghiên cứu để cấp chứng chỉ tạm thời cho các giáo viên đạt yêu cầu. Ngoài ra tiếp tục đẩy mạnh việc giao nhiệm vụ cho cho các trường, các khoa đào tạo Ngoại ngữ. Các trường này giữ vai trò là máy cái đào tạo lại giáo viên để nâng chuẩn lên đạt yêu cầu hoàn thành từng bước hệ thống ngân hàng các câu hỏi thi...
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến triển khai đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 diễn ra sáng 19/10, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhìn nhận việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để thực hiện đề án ngoại ngữ vô cùng quan trọng. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị: "Bộ GD-ĐT đẩy mạnh giao nhiệm vụ cho các trường, các khoa ngoại ngữ giữ vai trò đào tạo lại, đào tạo mới GV ngoại ngữ. Cho đến nay đã giao cho 8 trường gồm 7 trường CĐ, ĐH và trung tâm SEMEO TPHCM đào tạo nhưng sắp tới nên chọn tiếp các trường ĐH có khoa ngoại ngữ khá tham gia đào tạo giáo viên cho trường mình và các địa phương". Lê Phương
Theo DT
Hội nghị giao ban 5 thành phố lớn: Kiên quyết chấn chỉnh tình trạng lạm thu, dạy thêm - học thêm Song song với việc tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ năm học 2011-2012, các Sở GD-ĐT cần phải nghiêm túc chấn chỉnh tình trạng lạm thu đầu năm, dạy thêm và học thêm tại địa phương, kiên quyết xử lý các cơ sở giáo dục vi phạm. Đó là một trong những vấn đề mà Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Bóc giá đồ diễn của Jisoo tại Hà Nội, có mẫu vòng tay hơn 800 triệu đồng
Tại buổi họp fan, Jisoo gây ấn tượng với phong cách thời trang biến hóa đa dạng. Cô thậm chí còn lựa chọn trang phục đến từ nhà mốt Việt.
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 31/03: Cự Giải khó khăn, Thiên Bình phát triển
Trắc nghiệm
3 phút trước
Tổng thống Mỹ Trump lên kế hoạch thăm quốc gia đã tổ chức 4 cuộc đàm phán với Nga, Ukraine
Thế giới
3 phút trước
Tạm giữ đối tượng bạo hành con riêng của vợ
Pháp luật
7 phút trước
Cách làm cơm tấm sườn nướng tại nhà ngon chuẩn vị
Ẩm thực
22 phút trước
Phong cách tối giản: bí quyết mặc đẹp mỗi ngày mà không tốn nhiều thời gian
Thời trang
28 phút trước
Sinh vật kỳ bí tồn tại trong hổ phách đến 99 triệu năm
Lạ vui
1 giờ trước
Lộ nhan sắc thật không make-up của vợ Xuân Son, một khoảnh khắc hé lộ tình cảm vợ chồng của chàng cầu thủ
Sao thể thao
1 giờ trước
3 phim 18+ để đời của "nữ hoàng cảnh nóng" số 1 Hàn Quốc: Đừng bỏ lỡ!
Phim châu á
1 giờ trước
Kim Seon Ho: Từ vai phụ thành tâm điểm trong "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt"
Hậu trường phim
1 giờ trước