Ngoại giao chiến hạm – thông điệp NATO gửi tới Trung Quốc
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh đã góp mặt trong cuộc tập trận của NATO tại Địa Trung Hải vào tuần cuối tháng 5. Tiếp đó, HMS Queen Elizabeth sẽ có hải trình kéo dài 8 tháng, bao gồm việc di chuyển qua Biển Đông. Hãng thông tấn Reuters (Anh) nhận định đây là thông điệp “nhắc nhở” Trung Quốc.
Chiến đấu cơ F-35B Lightning II trên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth. Ảnh: Reuters
Đại tá Steve Moorhouse, chỉ huy HMS Queen Elizabeth, ngày 27/5 nhận định tàu sân bay này là “một thông điệp mạnh mẽ to lớn”. Đại tá Steve Moorhouse đề cập đến Ấn Độ- Thái Bình Dương và nêu rõ: “Mục đích của chúng tôi là việc điều động HMS Queen Elizabeth sẽ nằm trong sự hiện diện bền bỉ hơn của Anh trong khu vực này”.
Khi được hỏi về nỗ lực của Anh tăng cường ảnh hưởng tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương để đối trọng với Trung Quốc, Đại tá Moorhouse nói: “Chúng tôi muốn duy trì quy tắc quốc tế… sự hiện diện của chúng tôi tại đó chắc chắn là điều then chốt”.
Trong năm nay, nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh sẽ tham gia vào cuộc tập trận của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Địa Trung Hải mang tên Steadfast Defender. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đánh giá: “Chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức và đe dọa toàn cầu, bao gồm thay đổi cán cân quyền lực và sự lớn mạnh của Trung Quốc”.
Video đang HOT
Ông Jens Stoltenberg bổ sung rằng mặc dù Trung Quốc sở hữu lực lượng hải quân lớn nhất thế giới nhưng vẫn chưa thể coi là đối thủ của NATO.
Anh và Pháp vẫn là đồng minh quân sự chính của Mỹ tại Iraq và Afghanistan. Tuy nhiên, việc Anh rời Liên minh châu Âu-còn gọi là Brexit- năm 2016 đã đặt ra nhiều câu hỏi xoay quanh vai trò trên trường quốc tế của London. Trước thực trạng này, năm 2020 Anh tuyên bố tăng chi tiêu quân sự ở mức lớn nhất kể từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
London cũng ca ngợi tàu sân bay mới HMS Queen Elizabeth, có chi phí đóng lên tới 4,26 tỷ USD. Dự kiến trong thời gian tới, HMS Queen Elizabeth sẽ tập trận cùng các chiến hạm của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore.
HMS Queen Elizabeth là tàu sân bay mới của Anh. Ảnh: Reuters
Tàu HMS Queen Elizabeth 65.000 tấn sẽ là “căn cứ” của 1.700 thủy thủ. Tàu sân bay này nhận vai trò dẫn đầu nhóm tác chiến gồm 2 tàu khu trục, 2 tàu khu trục nhỏ, một tàu ngầm và 2 tàu hộ tống trong hành trình đến Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Đồng hành cùng HMS Queen Elizabeth còn có một tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Mỹ và một tàu khu trục nhỏ của Hải quân Hà Lan. Bộ Quốc phòng Anh cho biếTt nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth trong lịch trình sẽ đến thăm 40 quốc gia.
Anh cũng giống như Trung Quốc hiện đang sở hữu 2 tàu sân bay. Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc có tên Liêu Ninh vốn là hàng không mẫu hạm Varyag lớp Đô Đốc Kuznetsov chưa kịp hoàn thiện. Trung Quốc mua lại Varyag từ Ukraine trong năm 1998 và chỉnh sửa, nâng cấp thành tàu sân bay Liêu Ninh.
Tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc mang tên Sơn Đông. Đây cũng là hàng không mẫu hạm sản xuất nội địa đầu tiên của Trung Quốc và đã hoàn tất quá trình thử nghiệm trong năm 2020. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã dẫn lời các chuyên gia đánh giá rằng nước này cần hạm đội trên 6 tàu sân bay. Trung Quốc đã lên kế hoạch đến năm 2030 sở hữu 4 hàng không mẫu hạm tuy nhiên các chuyên gia đánh giá yếu tố chính trị và kinh tế đang gây ảnh hưởng tới chương trình này.
Anh muốn điều chiến hạm đến Biển Đen
Anh có thể điều hai chiến hạm đến Biển Đen vào tháng 5 nhằm thể hiện ủng hộ Ukraine, trong bối cảnh căng thẳng Moskva - Kiev leo thang.
Một tàu khu trục phòng không Type 45 và một tàu hộ vệ săn ngầm Type 23 có thể tách nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth ở Địa Trung Hải và tiến vào Biển Đen qua eo biển Bosphorus vào tháng 5, quan chức hải quân Anh giấu tên tiết lộ hôm 18/4.
"Đợt triển khai nhằm thể hiện sự đoàn kết của Anh với Ukraine và các đồng minh trong NATO", người này cho hay, thêm rằng tiêm kích tàng hình F-35B và trực thăng săn ngầm Merlin cũng sẵn sàng triển khai từ HMS Queen Elizabeth để hỗ trợ lực lượng tại Biển Đen.
Tàu khu trục Type 45 của Anh làm nhiệm vụ trên biển. Ảnh: Royal Navy .
Bộ Quốc phòng Anh chưa bình luận về thông tin. Cơ quan này trước đó cho biết chính phủ Anh đang hợp tác chặt chẽ với Ukraine để giám sát tình hình, kêu gọi Nga giảm căng thẳng.
Thông tin được đưa ra trong bối cảnh Nga triển khai nhiều khí tài gồm xe tăng, pháo và thiết giáp hạng nặng tới khu vực gần biên giới với Ukraine. Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Nikolai Patrushev hôm 7/4 tuyên bố Moskva không có ý định can thiệp vào xung đột tại miền đông Ukraine, thêm rằng Nga đang theo dõi sát tình hình và có thể áp dụng "những biện pháp cứng rắn tùy theo diễn biến".
Tổng thống Mỹ Joe Biden tuần này điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, đề xuất họp thượng đỉnh ở một nước trung lập và kêu gọi Moskva "giảm căng thẳng". Quan chức Mỹ giấu tên am hiểu tình hình cho biết Washington cũng hủy kế hoạch điều hai tàu khu trục vào Biển Đen hôm 15/4 để "không chọc giận Moskva trong thời điểm nhạy cảm".
Điều tàu sân bay đến Biển Đông, Anh thách thức Trung Quốc Anh thách thức tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc khi điều tàu sân bay tới Biển Đông, nhưng có thể gây căng thẳng ngoài ý muốn, theo chuyên gia. Nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh hồi đầu tháng 5 rời cảng, chuẩn bị cho chuyến triển khai làm nhiệm vụ đầu tiên dài 28 tuần....