Ngỡ ngàng trước 12 sự thật ít người biết đến về Ai Cập cổ đại
Chúng ta biết gì về những người Ai Cập cổ đại? Họ phát minh ra giấy, họ ướp xác các Pha-ra-ông, họ xây dựng các kim tự tháp bí ẩn… nhưng vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn chưa được các nhà khoa học thế giới khám phá.
Ai Cập cổ đại chứa đựng rất nhiều điều thú vị, nhưng cũng có nhiều sự thật khác, không kém phần ấn tượng. Hơn nữa, các ngày trong tuần của người Ai Cập sáng sủa và náo nhiệt hơn nhiều so với những gì chúng ta có thể tưởng tượng. Bright Side đã quyết định mở ra bức màn lịch sử và tìm thấy một số sự thật thực sự thú vị về người Ai Cập mà bạn sẽ không đọc được trong sách lịch sử cũng như không thấy trong các bộ phim bom tấn của Hollywood.
Phụ nữ ở Ai Cập cổ đại có quyền như nam giới. Họ có thể sở hữu và kiểm soát tài sản, quyền sở hữu đất đai cũng được chuyển giao độc quyền qua đời mẹ. Phụ nữ Ai Cập ăn mặc theo cách họ muốn, họ tự chọn chồng, có thể nộp đơn ly hôn, thậm chí có thể kết hôn lần thứ hai.
Mặc dù hầu hết phụ nữ đều là nội trợ, một số trong số họ lại lao động như nam giới. Họ làm việc trong các xưởng sản xuất bột mì và kéo sợi, nấu bia, thay chồng làm việc trong cửa hàng khi chồng làm ruộng. Phụ nữ Ai Cập quý tộc lại có cơ hội được học hành và có thể đảm nhận những vị trí có thẩm quyền cao như: bác sĩ đến nữ tu sĩ, và thậm chí là người cai trị nhà nước.
Các vú nuôi được tôn trọng đặc biệt và thậm chí được đánh đồng với các vị thần. Mặc dù thực tế là thời đại của họ đã tiến bộ về mặt y học, nhưng việc sinh con không được quan tâm nhiều – đó là lý do tại sao nhiều phụ nữ đã chết trong khi chuyển dạ. Hơn nữa, trong điều kiện khí hậu nóng, việc cho con bú được coi là cực kỳ quan trọng vì sữa giúp trẻ không bị mất nước. Đó là lý do tại sao các gia đình giàu có thường ký hợp đồng với một vú nuôi, theo đó, trong trường hợp người mẹ qua đời, cô ấy có nghĩa vụ chăm sóc đứa trẻ.
Video đang HOT
Chế độ ăn kiêng của người Ai Cập cổ đại chủ yếu bao gồm trái cây và rau quả. Họ chỉ ăn thịt trong những ngày lễ và kỷ niệm vì nó nhanh hỏng trong khí hậu nóng bức. Trong khi bia có sẵn cho bất kỳ ai, còn rượu vang chỉ phù hợp với túi tiền của những người giàu có trong xã hội.
Một thực tế khác xác nhận lý thuyết rằng những người xây dựng không thể làm nô lệ là vì phần lớn dân số của Ai Cập cổ đại làm nông nghiệp. Nhưng đất ở thung lũng sông Nile chỉ có sẵn cho công việc nông nghiệp vài tháng/năm, nên phần lớn thời gian nông dân không phải làm việc chính của họ nên họ làm việc cho Pha-ra-ông xây dựng kim tự tháp và đền thờ rồi nhận thù lao dưới dạng bia – từ 1 đến 1.3 gallon (khoảng 5 lít) một ngày.
Sinh nhật chỉ được tổ chức ở Ai Cập cổ đại cho các thành viên của giới quý tộc, nhưng họ không làm theo cách chúng ta làm ngày nay. Họ đã tổ chức một lễ hội vào ngày đăng quang. Một số nhà sử học tin rằng phong tục đội vương miện vào ngày sinh nhật bắt nguồn từ những lễ hội mừng sinh nhật sớm này.
Tên của một người được giữ bí mật trong suốt cuộc đời của họ. Theo truyền thuyết, nếu ai đó học thuộc được tên bạn, họ có thể ảnh hưởng đến bạn theo một cách ma thuật. Đó là lý do tại sao người Ai Cập sử dụng biệt danh và cũng là lý do tại sao nhiều Pha-ra-ông lấy tên của các tổ tiên vĩ đại khi lên ngôi. Họ tin rằng những cái tên này là sự đảm bảo cho sự an toàn của chính họ và là vật dẫn đến cõi vĩnh hằng.
Người Ai Cập sợ chết ở bên ngoài đất mẹ – họ tin rằng họ có thể được tái sinh và linh hồn của họ sẽ chuyển sang thế giới bên kia một cách an toàn chỉ khi họ được chôn cất trong thung lũng thiêng liêng của sông Nile. Chính vì lý do này mà cư dân Ai Cập, không giống như những người cổ đại khác, không đi du lịch nhiều và không thể khoe khoang ấn tượng của họ về các quốc gia khác, như người Hy Lạp.
Công tác vệ sinh cá nhân rất được chú trọng. Những người đại diện cho các tầng lớp khác nhau của xã hội được tắm rửa hàng ngày. Những thành viên nghèo nhất của xã hội tắm trong chính sông Nile, và nhà của những người Ai Cập giàu có được trang bị phòng tắm riêng có hệ thống thoát nước – nước được mang từ sông Nile bởi những người hầu. Thay vì xà phòng, họ sẽ sử dụng một chất gọi là natron – một hỗn hợp của 4 loại muối. Muối này cũng được sử dụng trong khi ướp xác.
Để bảo vệ mình khỏi chấy rận, cả nam và nữ sẽ cạo đầu và đội tóc giả để bảo vệ họ khỏi cái nắng như thiêu đốt. Tầng lớp thượng lưu của xã hội có thể mua được những chiếc mũ đội đầu đắt tiền làm từ tóc người hoặc lông đuôi ngựa, được trang trí bằng những sợi vàng hoặc bạc, trong khi những người nghèo “thích thú” với những bộ tóc giả bằng giấy cói tự chế.
Không phải người Ai Cập nào cũng có thể mua được giày, đó là lý do tại sao nhiều người, thậm chí cả những người quý tộc, thường đi chân trần, đặc biệt là trong nhà. Để bảo vệ chân khỏi ánh nắng mặt trời và côn trùng, họ sẽ bôi thuốc mỡ đặc biệt vào chân. Những người giàu nhất Ai Cập thậm chí còn có các chuyên gia cá nhân để tập trung vào việc chăm sóc móng chân.
Nghiên cứu cho thấy cha mẹ của Tutankhamun là anh em ruột, trong khi bản thân Pha-ra-ông kết hôn với em gái cùng cha khác mẹ của mình, Ankhesenpaaten. Hai vợ chồng sinh được 2 cô con gái chết lưu. Đến lượt mình, Cleopatra đã kết hôn với anh trai của mình, Ptolemy XIII, trong 3 năm.
Sự thật sốc về xác ướp thiêng không phải con người trong mộ cổ Ai Cập
Một máy quét micro-CT đã vén màn bí ẩn hàng ngàn năm về những xác ướp kỳ lạ, không phải là con người mà là những sinh vật đại diện cho những vị thần tôn kính của người Ai Cập.
Các nhà khoa học từ Trung tâm Ai Cập tại Đại học Swansea (Anh) đã bị sốc khi kết quả chụp CT hé lộ cách mà những xác ướp đại diện cho những động vật linh thiêng trong văn hóa Ai Cập được tạo thành.
Xác ướp đầu tiên là một con mèo, biểu tượng của nữ thần hoàng hôn Bastet, một trong những vị thần bảo hộ được người Ai Cập tôn sùng và thờ cúng rộng rãi nhất. Nhưng quá trình tạo ra một xác ướp mang hình dáng vị thần mình người, đầu mèo hết sức đáng sợ. Nạn nhân là một con mèo con chưa đầy 5 tháng tuổi, đã được chọn từ thuở sơ sinh, nuôi và thuần hóa chỉ để bị ướp xác. Cổ của nó bị bẻ gãy để có thể được tư thế thẳng đứng, thanh tú của con người, sau đó được mang một chiếc mặt nạ tử thần được tạo tác công phu.
Xác ướp mang hình dáng nữ thần Bastet thanh tú thực ra là một con mèo đã trải qua cái chết vô cùng tàn khốc - ảnh: NATURE
Xác ướp thứ 2 là một con rắn hổ mang bị gãy xương sống nặng nề, chết trong một nghi lễ "quất roi": bị giữ đuôi rồi đập mạnh xuống đất nhiều lần. Nó cũng được khử độc ở nanh, với niềm tin là để xác ướp con người chôn cùng không bị giết bởi nọc độc. Rắn hổ mang cũng là vật thiêng trong văn hóa Ai Cập. Biểu tượng Uraenus - "rắn hổ mang ngẩng đầu"- là biểu tượng vương quyền tối thượng. Nữ thần Meretseger mình người, đầu rắn hổ mang là người bảo vệ các lăng mộ hoàng gia, được thờ cúng trang trọng khắp Thung lũng các vị vua.
Từ trên xuống: xác ướp chim cắt lưng hung, mèo và rắn hổ mang - ảnh: NATURE
Xác ướp thứ 3 là một con chim cắt lưng hung, được ướp xác và chôn theo người chết như một thứ vàng mã, một đồ tùy táng. Con chim cắt này được bắt trong tự nhiên. Khi ướp, người ta dường như đã bẻ gãy mỏ và o ép nhiều phần cơ thể để tạo hình.
Xác ướp chim cắt lưng hung được "mổ xẻ" bằng micro-CT scan.
Theo nhà Ai Cập học Carolyn Graves-Brown, thành viên nhóm nghiên cứu, có thể có hàng chục triệu xác ướp động vật trong các mộ cổ Ai Cập. Rõ ràng, dù được "hưởng" nghi lễ ướp xác chỉ dành cho vua chúa trong thế giới con người, nhưng những động vật này đã bị đối xử tệ bạc và trải qua cái chết khủng khiếp trước khi biến thành vật thiêng trong mộ cổ.
Bí mật những xác ướp tìm thấy trên sa mạc khô cằn ở Chile Sa mạc Atacama ở Chile là nơi các chuyên gia tìm thấy một số xác ướp của người Chinchorro có niên đại khoảng 7.000 năm tuổi. Những xác ướp cổ xưa này được ướp xác theo cách thức đặc biệt. Không chỉ Ai Cập, các nhà khảo cổ còn tìm thấy nhiều xác ướp ở sa mạc Atacama của Chile. Điều thú vị...