Ngỡ ngàng một lần chở con ra phố
Chị Hoàng Thanh Mai ngỡ ngàng trước lời nói của con khi một lần chị lỡ vượt đèn đỏ trên phố trong khi con ngồi phía sau.
Trẻ được học về ATGT từ rất sớm
Học mà chơi, chơi mà học
Việc giáo dục về ATGT ngay từ lứa tuổi mầm non nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng để trẻ có những hiểu biết sơ đẳng, thiết thực về ATGT. Từ đó, trẻ đánh giá được việc làm, hành động đúng hay sai khi tham gia giao thông.
Nhằm tạo cho trẻ kiến thức về các kỹ năng tham gia giao thông, hằng ngày giáo viên Tại Trường mầm non Mèo Con (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho trẻ đọc thơ, học bài hát về giao thông với những câu từ đơn giản, dễ nhớ. Qua đó, trẻ vừa có hứng thú học tập, vừa dễ dàng thuộc bài và nhanh chóng áp dụng thực tế.
“Các tiết học giao thông thường diễn ra theo chủ đề, mỗi tháng sẽ có chủ đề trọng điểm. Đầu tiên sẽ cho trẻ xem tranh ảnh, thông tin về ATGT, tiếp đó là tiếp xúc với các mô hình, trò chơi giao thông, sau cùng là thực hành”, cô Nguyễn Thị Phương Anh – Hiệu trưởng Trường mầm non Mèo Con cho biết.
Việc lồng ghép các buổi hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài trời về chủ đề ATGT cũng đang được triển khai tại Trường mầm non Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc). Theo cô Nguyễn Thị Hoa – Hiệu trưởng nhà trường, giáo dục ATGT cho trẻ là một trong những nội dung bắt buộc trong chương trình giáo dục dành cho lứa tuổi mầm non.
Khi triển khai chương trình này trong nhà trường, giáo viên luôn tạo cho trẻ môi trường học tập thoải mái để trẻ được khám phá, tìm hiểu và trải nghiệm theo phương pháp học mà chơi, chơi mà học.
Video đang HOT
Là giáo viên chủ nhiệm lớp 3 tuổi tại trường mầm non Vĩnh Sơn, cô Phùng Thị Cúc cho hay: “Trong giờ học, từng nhóm trẻ được phân công đóng vai cảnh sát giao thông và người lái xe, xử lý tình huống nhỏ như tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm, hướng dẫn đi đúng làn đường quy định, sử dụng kèn khi tham gia giao thông ở những đoạn đường đông người…
Hầu hết trẻ rất hào hứng khi được phân vai trong trò chơi, đồng thời cơ thể được vận động qua đó giúp trẻ vui chơi có thêm kiến thức và rèn luyện sức khỏe”.
Các bé rất thích thú khi được đóng vai trong trò chơi
Hình thành ý thức ngay từ nhỏ
Có thể thấy rằng, việc giáo dục về ATGT trong trường mầm non đã ảnh hưởng tích cực đến ý thức của trẻ em. Dù ở lứa tuổi rất nhỏ nhưng đa số các bé đều trả lời chính xác một số nguyên tắc cơ bản khi tham gia giao thông.
Mặc dù, mới 3 tuổi nhưng bé Nguyễn Đình Nguyên (Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã nhận biết được nhiều nội dung về giao thông như các loại phương tiện giao thông, phải tuân thủ theo đúng màu sắc của đèn giao thông,….
Chị Nguyễn Thị Hồng Ngọc – phụ huynh bé Đình Nguyên chia sẻ: “Khi tham gia giao thông, tôi hỏi bé ý nghĩa màu sắc của đèn giao thông là gì? Bé trả lời rất nhanh và chính xác. Thậm chí có lần 2 mẹ con đi thể dục, tôi dắt cháu đi bên trái, bé liền trả lời “Mẹ đi sai rồi, phải đi bên phải chứ” khiến tôi không khỏi bất ngờ”.
Các tiết học về ATGT luôn được các giáo viên khuấy động khiến trẻ thích thú theo dõi
Cũng như chị Ngọc, chị Hoàng Thanh Mai (Đống Đa – Hà Nội) cho hay: “Cách đây mấy tháng, tôi chở con đi học, vì sợ trễ giờ làm nên dù chỉ còn 5 giây nữa là hết đèn đỏ nhưng tôi đã vượt trước. Cháu thấy thế liền bảo mẹ “dừng lại, đèn đỏ phải dừng lại mà mẹ” và tỏ vẻ buồn, không hài lòng. Từ đó trở đi, tôi chẳng bao giờ dám vi phạm nữa”.
Theo Hiệu trưởng Trường mầm non Mèo con, trẻ mầm non tư duy như tờ giấy trắng, hay có những hành động bắt chước những điều mình bắt gặp hằng ngày. Không chỉ được giáo dục tại trường mà phụ huynh cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong việc hình thành ý thức cho trẻ. Cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen quan sát, cách xử lý tình huống khi đi trên đường và làm gương để các cháu noi theo khi tham gia giao thông.
Có thể thấy rằng, việc giáo dục về ATGT trong trường mầm non đã có ảnh hưởng tích cực đến ý thức của trẻ em. Từ những bài học nhỏ được học trên lớp sẽ góp phần giúp các bé hình thành thói quen và ý thức chấp hành đúng luật an toàn giao thông.
Lê Bống lại gặp biến khi đạp xe giữa phố đông nhưng thả cả 2 tay còn đeo tai nghe nhạc to sụ
Những hành động này của hot TikToker được cho là rất nguy hiểm, thậm chí vi phạm luật an toàn giao thông.
Để mà nói về những gương mặt thị phi nhất cõi mạng hiện tại thì Lê Bống chắc chắn không thể thiếu tên. Hot TikToker này là chủ nhân của kha khá những ồn ào liên quan đến phong cách gợi cảm quá đà đến mức phản cảm hay những phát ngôn bị nhận xét là thiếu kiến thức trên sóng truyền hình.
Lê Bống là một trong những gương mặt gái xinh dính với nhiều thị phi nhất thời điểm hiện tại
Thị phi thường không từ trên trời rơi xuống đầu Lê Bống mà chủ yếu do chính cô nàng tự tạo ra. Tiêu biểu như loạt hành động gây tranh cãi được Lê Bống vô tình chia sẻ trên story Instagram mới đây.
Theo đó thì nàng TikToker dạo này đang muốn thử sức với bộ môn tập tành mới là đạp xe. Những tưởng đây là một thú vui vô cùng lành mạnh và đáng để học tập, tuy nhiên theo dõi video ghi lại quá trình đạp xe được Lê Bống ghi lại, dân tình đã lập tức phải nhăn mặt.
Nếu mọi chuyện chỉ dừng lại ở việc đạp xe tập luyện thì không sao nhưng vấn đề ở đây là hành động vừa đạp xe vừa đeo headphone to đùng để nghe nhạc của Lê Bống. Không chỉ vậy, ở story đăng tải sau đó, Lê Bống thậm chí còn làm hành động gây tranh cãi hơn khi đạp xe nhưng thả cả 2 tay. Đáng chú ý là địa điểm đạp xe của Lê Bống không phải trong công viên hay nơi nào đó vắng vẻ mà ở giữa đường phố, nơi xe cộ vẫn đi lại khá đông đúc.
Hot TikToker đeo headphone to đùng khi đạp xe khi xung quanh là đường phố rất đông người đi lại
Không những thế, cô nàng còn thách đấu bạn bè khi đạp xe mà thả cả 2 tay
Việc đạp xe đeo tai nghe hay đạp xe thả 2 tay đều được coi là những hành động vô cùng nguy hiểm, không chỉ với riêng Lê Bống mà còn dễ gây ảnh hưởng đến những người đi đường khác. Lý do là bởi chúng dễ gây mất tập trung, không làm chủ được phương tiện mình đang điều khiển dẫn đến tai nạn đáng tiếc.
Bên cạnh đó, theo tìm hiểu thì cả hai hành động này đều vi phạm luật an toàn giao thông. Theo đó, người điều khiển xe đạp không được sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trong đó có tai nghe) nếu không phải là máy trợ thính. Riêng với trường hợp người điều khiển xe đạp mà buông cả hai tay khi đang tham gia giao thông thì thậm chí còn bị xử phạt vi phạm hành chính.
Ảnh: Tổng hợp
Không tuyển thí sinh nói ngọng, nói lắp vào ngành Sư phạm: Học sinh, giáo viên nói gì? Thời gian gần đây, dư luận đang rất quan tâm đến dự thảo đề án tuyển sinh năm 2021 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trong đó có quy định các ngành Sư phạm không tuyển những thí sinh nói ngọng, nói lắp. Bên cạnh sự đồng tình, cũng có không ít băn khoăn xoay quanh quy định này. Năm 2021,...