Ngó chi tiêu 1 lần đi chợ cho 3 ngày chỉ hết 332 ngàn đồng của bà nội trợ Hà Nội “khéo vén” ngày giãn cách
Thông thường thực đơn 1 lần đi chợ cho 3 ngày ăn liên tiếp, bà nội trợ này thường mua sắm các thực phẩm sau trong hạn mức chi tiêu chỉ 332 ngàn đồng.
Mới đây, toàn thành phố Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Chính phủ. Để chống dịch, các quận huyện đã khẩn trương áp dụng phương án phân chia tần suất đi chợ của người dân trong khu vực với việc áp dụng “thẻ đi chợ” cho bà nội trợ.
Theo đó gia đình nhà chị Nguyễn Hoài Phương, 40 tuổi ở Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội từ hôm cầm phiếu đi chợ cũng phân chia tần suất đi cách 2-3 ngày/lần. Thông thường 1 tháng chị Phương sẽ đi chợ khoảng 9-10 lần thay vì đi chợ hàng ngày như trước đây.
” Từ hôm cầm phiếu đi chợ, cứ cách 3 ngày mình mới đi chợ 1 lần. Trung bình tháng rồi mình đi chợ khoảng 10 lần/tháng. Mình đi chợ thưa như vậy để đảm bảo phòng chống dịch cho cả gia đình và cộng đồng tốt hơn. Chợ chỗ mình cũng vì thế mà hạn chế được tình trạng tập trung đông người “, chị Phương tâm sự.
Cứ 3 ngày chị Phương đi chợ 1 lần.
Theo đó, mỗi ngày chị chỉ mang theo 1 khoản tiền 332 ngàn đồng để chi tiêu tiền ăn cho gia đình 4 người (2 vợ chồng và 2 con tuổi teen) trong 3 ngày. Hết thực phẩm 3 ngày, chị Phương sẽ lại xách làn cầm phiếu đi chợ tiếp.
Thông thường thực đơn 1 lần đi chợ cho 3 ngày ăn liên tiếp, bà nội trợ này thường mua sắm các thực phẩm sau:
- 1 con gà khoảng 1,3kg: 120 ngàn đồng
Tại các chợ, có rất đa dạng các loại gà như gà công nghiệp, gà ri, gà lai ri với giá cả khác nhau từng người bán. Bởi thế chị hay mua gà của tiểu thương bán gà quen để có thể mua được gà ri ngon với giá mềm nhất.
Mua gà về chị chặt ra chia làm 2 bữa. Riêng đầu cổ cánh, chân chị chặt ra để ninh với khoai tây hoặc bí đao. Như vậy 1 con gà chị có thể ăn được 3 bữa.
- 1 kg cá nục: 40 ngàn đồng
Nhà chị Phương mọi thành viên trong gia đình đều rất thích ăn cá biển, nhất là cá nục kho. Bởi thế chị thường mua cả kg cá nục về ăn và chia 3 bữa.
Bữa ăn 4 người đơn giản nhà chị Phương.
- Nửa kg thịt xay: 60 ngàn đồng
Khi đến hàng thịt lợn, chị cũng mua nửa kg thịt nạc vai xay chia 3 bữa vì tiện nấu bún phở buổi sáng hoặc làm chả trứng, thịt nhồi đậu phụ ăn bữa chính.
- 1 bó rau muống: 5 ngàn đồng
- 1 kg su su: 15 ngàn đồng
Nhà chị Phương rất thích ăn rau muống luộc sấu hoặc rau muống xào nên lần nào đi chợ bà nội trợ này cũng mua rau muống và 1 loại củ khác như su su hoặc bí đỏ, bí đao xanh ăn dần.
Video đang HOT
- 3 bó rau cải: 15 ngàn đồng
Rau cải nấu với mì tôm hoặc bánh đa khô với thịt băm ăn buổi sáng rất hợp nên chị Phương cũng mua thêm 3 bó rau cải.
- 5 quả trứng gà: 20 ngàn đồng
Với số tiền này chị Phương thường mua trứng gà, trứng vịt hoặc trứng cút để ăn thay đổi.
10 ngàn hành lá: Ngoài gừng, hành khô, tỏi, giềng chị thường mua với số lượng nhiều nên luôn có sẵn trong nhà thì chị mua thêm ít hành lá để tiện chế biến món ăn.
- 0,5 kg cà chua: 12 ngàn đồng
Do nhà chị hay nấu canh chua ăn nên bà nội trợ này cũng mua thêm nửa kg cà chua để tiện nấu nướng.
- 4 bìa đậu: 10 ngàn đồng
- Hoa quả: 35 ngàn đồng
Với số tiền 35 ngàn đồng, chị Phương mua được 1 kg lựu: 25 ngàn đồng và 1 kg củ đậu: 10 ngàn đồng
Tổng mua sắm thực phẩm đi chợ 1 lần cho 3 ngày ăn của gia đình hết: 332 ngàn đồng.
Với số thực phẩm đã mua, chị Phương lên thực đơn 3 ngày như sau.
Những bữa sáng tại nhà chị Phương thường làm cho gia đình ăn.
Thực đơn 3 ngày nhà chị Phương như sau:
Theo chị Phương cho biết, số tiền đi chợ này chưa bao giờ vượt quá 350 ngàn đồng/3 ngày, thậm chí nhiều tuần đi chợ, chị chỉ mua hết 250-300 ngàn đồng thực phẩm do vẫn còn 1 số thực phẩm cũ chưa ăn hết trong tủ lạnh.
Dĩ nhiên, các thực phẩm chị mua thay đổi đa dạng theo tuần. Ví như tuần này mua thịt gà thì tuần sau mua thịt bò, mua cá tươi, mua thịt lợn nhiều. Các loại rau cũng thay đổi đa dạng theo tuần để cải thiện thực đơn bữa ăn gia đình cho đỡ nhàm chán mà vẫn đủ chất dinh dưỡng.
Bài viết theo lời kể của nhân vật – Ảnh: NVCC
6 mẹo mua sắm thực phẩm mùa dịch giúp bà nội trợ tập trung đúng mặt hàng cần thiết, rút ngắn thời gian đi chợ
Trong mùa dịch, bà nội trợ hãy mua sắm có kế hoạch thay vì tích trữ quá nhiều thực phẩm.
Hiện tại để phòng tránh dịch bệnh có diễn biến phức tạp, nhiều địa phương đã phát phiếu đi chợ cho người dân mỗi 2-3 ngày/lần. Đồng thời thực hiện nhiều phương án để đảm bảo duy trì nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm.
Vì vậy, để hiệu quả bà nội trợ cần lập kế hoạch khi đi mua sắm lương thực, thực phẩm để vừa tiết kiệm thời gian lại đầy đủ những thứ gia đình cần. Dù vậy, cũng không nên tích trữ quá nhiều, chỉ nên mua lương thực đủ dùng trong 2-5 ngày và đặc biệt là cần lên trước danh sách những món muốn mua để rút ngắn thời gian mua sắm, hạn chế tiếp xúc nhiều người.
1. Kiểm tra những gì bạn đang có ở nhà trước khi đi chợ
Trước tiên bạn cần kiểm tra tủ lạnh của gia đình còn những thực phẩm nào.
Trước khi lên danh sách những thứ bạn muốn mua hãy kiểm tra những thứ gia đình đang còn. Hãy kiểm tra các loại thực phẩm đang còn trong tủ lạnh, tủ đông, trong các kệ lưu trữ đồ khô,... Kiểm tra thêm hạn sử dụng của những loại thực phẩm này.
Việc này giúp bạn hạn chế được số lần phải đi chợ và tránh phải tiêu tiền vào những thứ không cần.
2. Lập danh sách mua sắm
Sau đó, bạn lên danh sách mua sắm những thực phẩm cần thiết.
Việc mua sắm có gặp khó khăn hơn một chút trong thời điểm này. Chính vì thế, để giảm bớt thời gian đi chợ, tiếp xúc ở mức tối thiểu nhất thì bạn cần lập danh sách trước để đảm bảo mình luôn tập trung đúng mặt hàng cần thiết, rút ngắn thời gian ít nhất có thể.
3. Tìm hiểu trước các dịch vụ của siêu thị/cửa hàng
Hiện tại, có rất nhiều cửa hàng và siêu thị cung cấp chế độ giao hàng tận nơi. Thay vì đến tận cửa hàng, siêu thị đó bạn có thể gọi điện đặt hàng online và nhận hàng tại nhà sẽ rất hữu ích trong thời điểm giãn cách xã hội này.
4. Nên mua thực phẩm từ 2 - 5 ngày, không nên tích trữ quá nhiều
Không nên mua tích trữ quá nhiều thực phẩm mà chỉ nên mua đủ thực phẩm ăn từ 2-5 ngày.
Bạn chỉ nên mua những thứ bạn và gia đình cần, không nên tích trữ quá nhiều. Bạn có thể lập danh sách mua sắm từ 2-3 ngày, nhiều nhất là 4-5 ngày. Bao gồm các loại thực phẩm tươi sống, đông lạnh, thực phẩm có hạn sử dụng dài ít bị hư hỏng như ngũ cốc, đồ khô,...
5. Sử dụng thực phẩm cho hợp lý
Bạn và gia đình nên ăn thức ăn tươi sống trước, dự trữ các thực phẩm còn lại trong tủ đông hoặc tủ lạnh.
6. Phân loại để mua đủ 5 nhóm thực phẩm sau
- Nhóm rau củ quả, trái cây
Bạn mua rau và trái cây theo mùa sẽ tươi và có giá rẻ hơn. Ưu tiên rau ăn lá trước, củ quả bảo quản ở nhiệt độ phòng hoặc để vào hộp kín rồi bỏ vào tủ lạnh.
Với các chị em, có thể mua dự trự thêm rau củ quả đông lạnh để làm các món nước ép, sinh tố,...
Nếu bạn thích mua loại rau củ quả đóng hộp thì nên chọn loại nguyên chất trên nhãn mác có ghi "ít natri", "ít muối" hoặc "không thêm muối".
- Nhóm thực phẩm tươi sống
Nhóm thực phẩm này sẽ bao gồm thịt cá tươi, đông lạnh hoặc đóng hộp. Bạn có thể mua thịt lợn, thịt bò, thịt gà, thịt vịt,... Cá có thể là có hồi, cá ngừ, cá đóng hộp vì những loại cá này dễ bảo quản được lâu.
Ngoài ra bạn cũng nên mua thêm trứng gà hoặc trứng vịt vì dễ chế biến, nấu nhanh, dễ ăn.
- Nhóm ngũ cốc
Nhóm thực phẩm này sẽ bao gồm gạo, mỳ, bánh mì, phở, nui,... là lựa chọn phổ biến của nhiều người. Tuy nhiên bạn cũng nên lựa chọn những loại ngũ cốc nguyên cám, nguyên hạt chưa qua xay để giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao nhất (gạo lứt, bánh mì, bánh mì nguyên cám,...).
- Nhóm sữa, thực phẩm từ sữa
Bao gồm sữa tươi, sữa chua, phô mai,... Bạn nên chọn loại ít béo hoặc không béo.
- Nước uống giải khát, đồ ăn vặt
Cuối cùng bạn có thể mua thêm các loại nước đóng chai như nước lọc, nước uống giải khát, đồ ăn vặt cho các thành viên trong gia đình.
Lưu ý:
Ngay sau khi mua sắm từ cửa hàng hay siêu thị về bạn cần bảo quản ngay thực phẩm như thịt, cá ở ngăn mát và ngăn đông tủ lạnh của gia đình.
Có thể chia nhỏ thực phẩm theo khẩu phần ăn của gia đình để dễ bảo quản và tiết kiệm thời gian rã đông.
Không cấp đông lại thực phẩm đã rã đông.
Ảnh: Internet
Bí quyết đi chợ 1 tuần/lần hết 800k của mẹ đảm Hà Nội cho nhà 3 người lớn Nếu như gia đình bạn cũng đang muốn tiết kiệm cho việc chi tiêu thì có thể học theo cách được bà nội trợ Hà Nội gợi ý dưới đây. Mai Hoa hiện đang làm nhân viên văn phòng. Gia đình gồm 3 người lớn, với tổng thu nhập khoảng 25 triệu/tháng. Các thành viên trong gia đình Mai Hoa có thói quen...