Ngô Bảo Châu: ‘Đại học Tôn Đức Thắng đánh đồng khái niệm giáo sư’
Các cơ sở giáo dục tự bổ nhiệm chức vụ giáo sư là xu hướng của thế giới, song GS Ngô Bảo Châu cho rằng Đại học Tôn Đức Thắng đã đánh đồng khái niệm này trong bối cảnh ở Việt Nam.
- Việc phong hàm giáo sư ở Việt Nam và nước ngoài khác nhau thế nào thưa ông?
- Đầu tiên là cách hiểu nghĩa từ “giáo sư” ở Việt Nam và nước ngoài không giống nhau. Ở nước ngoài, nội hàm của từ này là một vị trí làm việc tương đương với trách nhiệm và mức thu nhập nhất định. Việc phong giáo sư là quyết định tuyển dụng giữa cơ sở giáo dục với nhà khoa học – một cá nhân.
Còn ở Việt Nam, từ xưa tới nay giáo sư không phải là vị trí công tác mà là một học hàm, là sự công nhận của Nhà nước đối với nhà khoa học, rất danh dự. Ở đây, việc phong hàm giáo sư của Việt Nam hơi trái khoáy so với các nước khác. Theo tôi, chúng ta nên trả lại từ giáo sư về đúng nghĩa của nó, tức là một vị trí làm việc. Nhà nước cũng nên trao quyền bổ nhiệm này cho các cơ sở giáo dục bởi phù hợp với chủ trương chung là giao quyền tự chủ cho các trường đại học.
GS Ngô Bảo Châu: “Việt Nam nên trả từ giáo sư về với bản chất của nó”. Ảnh:Nguyễn Loan
- Giáo sư nghĩ gì về việc trường Đại học Tôn Đức Thắng bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư?
- Trên thế giới các trường bổ nhiệm giáo sư là chuyện bình thường. Nhưng tôi nghĩ việc làm của trường Tôn Đức Thắng là đánh đồng nghĩa của từ giáo sư ở nước ngoài với Việt Nam. Rõ ràng những giảng viên của Đại học Tôn Đức Thắng nếu mang ra Hội đồng giáo sư Nhà nước sẽ không được công nhận.
Video đang HOT
Giáo sư họ bổ nhiệm đương nhiên là giáo sư của trường Đại học Tôn Đức Thắng, song ở Việt Nam dễ gây hiểu nhầm với học hàm giáo sư do Nhà nước phong. Đây là trường đã tránh tráo khái niệm. Nếu trường tự phong giảng viên xuất sắc của Đại học Tôn Đức Thắng thì không có vấn đề gì.
- Ông đánh giá thế nào về việc phong hàm giáo sư ở Việt Nam hiện nay?
- Nói thật, tôi thấy một số người được Hội đồng giáo sư Nhà nước phong hàm nhưng lại không xứng đáng vì chức danh giáo sư gắn liền với việc nghiên cứu khoa học. Vấn đề không phải là cần nới lỏng các tiêu chí hay quy trình để phong học hàm giáo sư cho nhiều người hơn nữa. Nhưng về quy trình thì theo tôi cần phải thay đổi để chức danh giáo sư tương xứng với công việc nghiên cứu khoa học của họ. Chứ giáo sư không phải liên quan tới những chức quyền như một số người ở Việt Nam.
- Quy trình phong hàm giáo sư ở một số nước trên thế giới như thế nào thưa ông?
- Pháp cũng có Hội đồng giáo sư quốc gia thẩm định những người đủ tiêu chuẩn ứng cử vào chức danh giáo sư. Những người đạt tiêu chuẩntrước đây do Tổng thống ký, còn hiện nay là do Bộ trưởng Giáo dục công nhận.Tuy nhiên, đây chỉ là vòng đầu, khá dễ.
Sau đó, từng cơ sở giáo dục sẽ tuyển chọn trong số người đã được Hội đồng giáo sư quốc gia công nhận để bổ nhiệm vào trường. Đây mới là vòng khó bởi có hay không được các cơ sở giáo dục uy tín chọn.
Nó giống với Việt Nam là quyết định phong giáo sư vẫn là của Hội đồng giáo sư Nhà nước quyết định. Nhưng về quy trình thì ngược lại. Ở Việt Nam những ứng cử viên được các trường đề cử lên, sau đó Hội đồng giáo sư nhà nước sẽ thẩm định, phong hàm.
Trong khi đó ở Mỹ ai muốn có chức danh giáo sư cũng được. Có những người không có bằng tiến sĩ, không có trình độ đại học cũng có thể là giáo sư miễn là họ được Hội đồng giáo sư trong trường công nhận. Khi họ có những nghiên cứu xuất sắc thì các trường sẽ tuyển và bổ nhiệm vào trường. Tất cả những quyết định phong hàm, bổ nhiệm đều do các cơ sở giáo dục quyết định.
- Chức danh giáo sư của ông được bổ nhiệm như thế nào?
- Tôi có nhiều chức danh giáo sư khác nhau. Một là giáo sư do Pháp phong vào năm 2004, quy trình bổ nhiệm giống như những gì tôi đã nói. Sau khi được Hội đồng giáo sư quốc gia công nhận tôi được bổ nhiệm làm giáo sư ở cơ sở giáo dục vào năm 2005. Đến năm 2010, khi tham gia giảng dạy ở Đại học Chicago (Mỹ) tôi được cơ sở giáo dục này phong làm giáo sư của trường thông qua Hội đồng giáo sư nhà trường.
Theo VNE
Nam sinh lao mình cứu cô giáo bị lũ cuốn
Thấy cô giáo chới với khi bị nước lũ cuốn về phía cống, Thắng vứt cặp sách nhảy xuống bơi theo, kéo cô vào bờ.
Thầy Nguyễn Hữu Toàn, Hiệu trưởng trường THPT Cù Huy Cận, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) cho biết, khoảng 6h30 sáng nay, thầy Nguyễn Trần Hữu và vợ là cô Trần Thị Mạnh (cùng là giáo viên của trường) trên đường chèo thuyền tới lớp thì bị lũ nhấn chìm. Hai người ngã xuống dòng nước sâu, chới với.
Do khu vực này nước chảy mạnh và dốc, nên khi ngã xuống nước, cô Mạnh bị cuốn về phía chiếc cống, thầy Hữu biết bơi nhưng chưa kịp định thần để cứu vợ.
Khu vực nơi vợ chồng cô Mạnh gặp nạn. Ảnh: Đ. H
Lúc này, Nguyễn Hữu Thắng (học sinh lớp 11A4) đang cùng nhóm bạn tới trường thấy vậy đã vội vàng vứt cặp sách lao xuống dòng nước lũ. Thắng bơi tới tiếp cận được cô Mạnh và kéo cô giáo vào bờ. Nhóm học sinh phía trên cũng tìm cách hô hoán mọi người tới ứng cứu.
Chia sẻ với VnExpress, cậu học trò dáng người nhỏ thó, khuôn mặt hiền từ cho hay lúc đó không kịp nghĩ gì, thấy cô giáo gặp nguy hiểm nên lao mình xuống cứu.
"Nếu em không nhảy xuống, thì các bạn khác cũng sẽ hành động tương tự. Lúc nhảy xuống nước, em chỉ muốn bơi thật nhanh để chỗ cô giáo đang gặp nạn. Đoạn đường kéo cô từ chỗ gặp nạn vào bờ dài hơn 3 m. Cô giáo an toàn là em vui rồi", Thắng nói rồi cười hiền bảo cậu bơi khá tốt.
Nguyễn Hữu Thắng, học sinh lớp 11A4 trường THPT Cù Huy Cận. Ảnh: Đ. H
Thoát nạn trong gang tấc, vợ chồng thầy Hữu và cô Mạnh tâm sự lúc đó sự việc xảy ra quá nhanh, ai cũng đều hoảng loạn. "Chúng tôi vô cùng biết ơn và cảm kích trước hành động lao mình xuống dòng lũ để cứu người của nam học sinh", thầy Hữu bày tỏ và cho biết, mấy ngày nay nước lũ dâng cao, đoạn đường chính tới trường bị ngập. Để đi tới trường, vợ chồng thầy Hữu phải chèo thuyền qua dòng nước sâu, dài hơn 100 m.
Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Hữu Toàn cho biết nhà trường dự định thứ hai tuần tới, sẽ tổ chức tuyên dương Thắng cùng nhóm học sinh hỗ trợ cứu người trong buổi chào cờ.
Trong những ngày qua, địa bàn các huyện Vũ Quang, Đức Thọ, Hương Sơn liên tục có mưa lớn, nước lũ dâng cao gây ngập nhiều xã. Nhà chức trách Hà Tĩnh ghi nhận có 3 học sinh tử vong do lật thuyền, sảy chân giữa dòng nước lũ.
Theo VNE
Tiếng Anh nghe như thế nào với người nước ngoài? Người Việt thường dùng từ "xì xà xì xồ" khi nói về tiếng Anh. Học sinh Tây Ban Nha lại cho rằng ngôn ngữ này nghe như tiếng gà kêu. Sự đặc trưng của các ngôn ngữ khiến bạn có thể nhận ra, có ấn tượng dù bạn không biết nói. Ảnh: Fox News. Mỗi ngôn ngữ có đặc trưng riêng về phiên...