Nghiện smartphone gây ra 30% các vụ ly hôn ở Trung Quốc
Một số chuyên gia tư vấn hôn nhân khẳng định nghiện điện thoại di động là nguyên nhân dẫn tới 30% các cuộc hôn nhân thất bại ở Trung Quốc.
“Việc dành quá nhiều thời gian cho điện thoại đã khiến nhiều cặp vợ chồng nảy sinh xung đột. Chơi với điện thoại di động đã chiếm rất nhiều thời gian vốn nên được sử dụng để giao tiếp với bạn đời, thực hiện các nhiệm vụ gia đình hoặc giáo dục con cái”, Kang Lanying, chuyên gia hòa giải xung đột hôn nhân cấp cao ở Vũ Hán, Trung Quốc, nói với Yangtze Daily.
Tỷ lệ ly hôn ở Trung Quốc tăng từ 2 vụ trên 1.000 người năm 2010 lên 3,4 vụ trên 1.000 người vào năm 2019, trước khi giảm xuống 3,1 vụ trên 1.000 người vào năm 2020. Chỉ riêng ở Vũ Hán đã có hơn 10.000 hòa giải viên các vấn đề về hôn nhân. Cao Hongling, chuyên gia hòa giải cấp cao khác làm việc tại Vũ Hán, cho biết 30% các vụ xung đột hôn nhân mà cô đã giải quyết có liên quan đến việc sử dụng điện thoại di động quá nhiều.
Nghiện điện thoại di động được cho là yếu tố quan trọng dẫn đến các cuộc ly hôn ở Trung Quốc
“Nghiện điện thoại di động khiến cho vợ chồng không giao tiếp được với nhau. Bên dành quá nhiều thời gian cho điện thoại thường không chia sẻ công việc nhà và không quan tâm đến bên còn lại. Tất cả những vấn đề này cuối cùng đã dẫn đến cuộc ly hôn của họ”, cô Cao nói.
Theo cô Cao, đây là một dạng bạo lực gia đình, thường gọi là bạo lực lạnh, khi một người dành toàn bộ thời gian cho điện thoại di động, bỏ bê bạn đời và các nhiệm vụ khác trong gia đình. Cao cho biết cô từng giúp một người phụ nữ nộp đơn ly hôn vì cô ấy cảm thấy “ngột ngạt” khi ở nhà và không cảm thấy có chút ấm áp nào.
Video đang HOT
“Anh ấy không quan tâm đến tôi, đến con hay nhà của chúng tôi. Anh ấy chơi điện thoại ngay khi đi làm về và không làm gì khác. Tôi yêu cầu anh ấy giúp tôi làm việc nhà, nhưng anh ấy không đáp lại. Tôi không thể chấp nhận sự im lặng chết chóc này”, người phụ nữ nói.
Tuy nhiên, phía người chồng lại có nhận thức hoàn toàn khác biệt. Anh không nghĩ mình làm gì sai vì ngày nào anh cũng trở về nhà sau giờ làm việc. “Tôi chỉ lướt mạng, xem mạng xã hội, đọc tin tức và chơi game trên điện thoại di động”, người chồng nói. Được biết, anh đã từ chối đề nghị giảm thời gian sử dụng điện thoại di động do cô Cao đưa ra.
Cho rằng điện thoại di động là yếu tố quan trọng dẫn đến các cuộc ly hôn là chủ đề gây chia rẽ trong cộng đồng mạng ở đại lục. “Các cặp đôi không còn tình yêu nữa nên họ chia tay. Đừng lấy điện thoại di động làm cớ cho việc chia tay của họ”, một người dùng viết trên Weibo.
Trong khi đó, một người khác lại nói rằng: “Chính xác, chơi game và xem video trên điện thoại di động thực sự chiếm rất nhiều thời gian. Nên mọi người không có bất kỳ thời gian rảnh rỗi hoặc năng lượng nào để nghĩ về những thứ khác “.
Dùng "hộp cách ly" để cai nghiện smartphone
Nhiều người tại Trung Quốc đã tìm đến những chiếc "hộp cách ly điện thoại" để hạn chế thời gian sử dụng smartphone. Trong khi đó, một số khác lại quyết định chuyển sang dùng điện thoại "cục gạch".
Trên nền tảng mạng xã hội Douban của Trung Quốc, một hội nhóm có tên gọi "Tránh xa màn hình" (Away from the screen) đã thu hút sự tham gia của hơn 30.000 thành viên. Nhóm này được thành lập từ năm 2020, với mục tiêu giúp các thành viên "cai nghiện" smartphone.
Ngày càng có nhiều người muốn hạn chế sử dụng smartphone (Ảnh: Korea Bizwire).
Một người dùng có tên "Bit9" cho biết rằng anh đã dành khoảng thời gian trung bình hơn 11 giờ mỗi ngày để sử dụng điện thoại.
"Đó là một căn bệnh. Tôi sẽ cố gắng cắt giảm việc sử dụng smartphone của mình kể từ ngày mai", người này chia sẻ vào ngày 8/3.
Tuy nhiên, đến ngày 9-10/3, người này tiết lộ rằng thời gian sử dụng điện thoại của anh đã tăng lên khoảng 12 giờ mỗi ngày.
Theo SCMP, ngày càng có nhiều người dùng lo ngại về việc dành quá nhiều thời gian sử dụng smartphone và đang đấu tranh để từ bỏ thói quen này. Chính vì thế, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ vượt qua "cơn nghiện" smartphone cũng phát triển mạnh mẽ.
"Thị trường này có tiềm năng phát triển lớn vì nhiều người rất khó bỏ điện thoại xuống khi họ cầm lên. Tuy nhiên, mọi người đã bắt đầu muốn giảm thời gian sử dụng điện thoại", Liu Yang, chủ sở hữu Shiguang Box - một công ty chuyên cung cấp "hộp cách ly điện thoại", chia sẻ.
Để sử dụng "hộp cách ly điện thoại", người dùng sẽ cần mở hộp, đặt thiết bị vào trong, đóng hộp và đặt hẹn giờ khóa. Thiết bị này sẽ chỉ mở khóa sau khi bộ hẹn giờ kết thúc.
Liu cho biết anh đã nhận hơn 800 yêu cầu về sản phẩm này mỗi ngày, đồng thời bán được tới 2.000 thiết bị khác nhau mỗi tháng trên trang thương mại điện tử Taobao. Khách hàng của Liu chủ yếu là học sinh, sinh viên đang chuẩn bị cho các kỳ thi đại học hoặc cao học. Một số đối tượng khác ở độ tuổi 30, 40 hoặc cao hơn.
"Một khách hàng đã gửi lời cảm ơn đến tôi sau khi sử dụng sản phẩm, bởi cô ấy có thể ngủ ngon và lâu hơn", Liu chia sẻ.
Bên cạnh việc sử dụng "hộp cách ly điện thoại", một số người còn "cai nghiện" bằng cách hạn chế sử dụng điện thoại thông minh. Theo đó, nhiều người đã tìm đến những chiếc điện thoại BlackBerry đời cũ hoặc các mẫu máy "cục gạch" để hạn chế truy cập vào ứng dụng.
Nhiều người tìm đến điện thoại BlackBerry hoặc các mẫu máy "cục gạch" để có thể "cai nghiện" smartphone
Bi Andi, 29 tuổi, đã quyết định mua một chiếc BlackBerry 9000 (được sản xuất lần đầu vào năm 2008) với giá 63 USD để sử dụng thay cho chiếc iPhone 4S. Cô làm điều này để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh cao học.
"Tôi đã chi khoảng 127 USD, tương đương 75% chi phí sinh hoạt hàng tháng để thuê một chỗ tại phòng tự học. Tôi không muốn lãng phí bất cứ khoảng thời gian nào trên chiếc điện thoại", Bi cho biết.
Dù vậy, với sự phổ biến và những lợi ích thiết thực của smartphone, nhiều người cũng thừa nhận rằng họ không thể từ bỏ chúng một cách hoàn toàn.
"Tôi không thể từ bỏ việc sử dụng smartphone bởi tôi cần dùng đến một số ứng dụng cho công việc và cuộc sống hàng ngày, như ứng dụng giao đồ ăn hay gọi xe để di chuyển. Tuy nhiên, việc hạn chế sử dụng điện thoại thông minh đang ngày càng trở nên phổ biến hơn", Bi nói.
Nghiên cứu: Trung Quốc, Malaysia, Ả Rập Xê-út xếp đầu về mức độ nghiện smartphone trên thế giới Một nghiên cứu mới đây đã thống kê danh sách các quốc gia gặp tình trạng nghiện smartphone tồi tệ nhất, trong đó Trung Quốc, Malaysia và Ả Rập Xê Út là những quốc gia xếp đầu. Các nhà nghiên cứu tại Đại học McGill ở Canada đã nghiên cứu việc sử dụng smartphone của gần 34.000 người ở 24 quốc gia trên...