Nghiện smartphone dễ mắc bệnh về đốt sống cổ
Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng việc nhìn vào điện thoại mỗi ngày sẽ dần tạo sức ép lên cột sống của người sử dụng.
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm phục hồi và phẫu thuật cột sống New York (Mỹ) đã đo sức nặng đè lên đốt sống cổ ở các góc độ khác nhau và nhận thấy, nếu người dùng lười nhấc điện thoại lên và cúi xuống một góc 60 độ để trả lời tin nhắn thì sức ép sẽ tương đương với việc cõng một đứa trẻ 7 tuổi nặng 27 kg (60 lbs) trên vai.
Mọi người dành trung bình 2 đến 4 giờ một ngày cúi đầu họ để nhìn vào màn hình smartphone, tăng 700-1.400 giờ tạo sức ép lên cổ ngoài các hoạt động thường ngày khác.
Nguy cơ này được các nhà khoa học gọi là “Text Neck” – do màn hình điện thoại không ngang tầm mắt nên khi dùng thường phải cúi đầu, khiến xương cổ bị cong, căng cứng.
Video đang HOT
Từ năm 2013, một thanh niên 19 tuổi ở Giang Tô (Trung Quốc) đã mắc bệnh thoái hoá đốt sống cổ do thường xuyên chơi game trên điện thoại di động, trong khi một nam sinh viên khác cũng bị đau cổ một thời gian dài vì dành 4-5 giờ mỗi ngày để nhắn tin, duyệt web trên smartphone.
Cúi đầu góc 60 độ tương đương với việc cõng một em bé nặng 27 kg.
Kenneth Hansraj, trưởng nhóm nghiên cứu, cho rằng sử dụng điện thoại là điều không thể tránh, nhưng người dùng nên cố gắng nâng điện thoại của họ cao hơn để giữ đầu ở tư thế được thẳng nhất có thể.
Minh Minh
Theo VNE
Khoa học: Tìm ra lý do 'nghiện' Facebook?
Facebook là một công cụ giao tiếp tuyệt vời, nhưng đó không phải là lý do bạn "nghiện" Facebook.
Nếu bạn đang đọc bài viết này trên máy vi tính, rất có thể là bạn vừa vội vàng đóng một tab dành riêng cho Facebook. Hoặc là, bạn sẽ mở Facebook chỉ trong vòng 5 phút nữa. Sự thật đang diễn ra là người dùng dần phụ thuộc vào Facebook, luôn luôn tìm cách quay trở lại với mạng xã hội này, bất kể là News Feed của họ có đang tràn ngập các bức ảnh dở tệ hay các tin tức khó chịu.
Vậy tại sao chúng ta không thể "thoát" khỏi Facebook?
Trả lời phỏng vấn với Business Insider, Nir Eyal, tác giả cuốn Gây Nghiện: Làm thế nào để tạo ra các sản phẩm có thể hình thành thói quen, đã lên tiếng lý giải vì sao Facebook trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống của hàng triệu người trên toàn cầu: "Tôi nghĩ yếu tố gây nghiện chính là khá đơn giản. Facebook tạo ra mối liên hệ tâm lý giữa mạng xã hội này và những khoảnh khắc bạn cảm thấy nhàm chán, những khoảnh khắc mà bạn có một vài phút rảnh rỗi không có việc gì làm. Chúng tôi hiểu điều đó, vì từ góc độ tâm lý, cảm giác nhàm chán là rất khủng khiếp. Mỗi lần bạn nhàm chán, mỗi lần bạn có vài phút rảnh rỗi, Facebook sẽ tìm cách 'gãi' cơn ngứa đó cho bạn".
Vì sao bạn dễ "nghiện" Facebook?
Và Facebook làm thế nào để mỗi lần bạn rảnh rỗi là nghĩ ngay tới giao diện xanh-trắng của Facebook? Câu trả lời là "cơn lũ" thông báo từ Facebook. Bằng cách này, Facebook khiến cho bạn ít khi thực sự có cảm giác đang ngồi yên một chỗ, và thậm chí một số người còn bị ám ảnh tới mức luôn phải kiểm tra ứng dụng Facebook của họ để không bỏ lỡ bất cứ một con số thông báo nào cả.
"Dần dần bạn sẽ phụ thuộc vào các thông báo đó. Về sau, chúng ta sẽ kiểm tra Facebook theo thói quen, dù rằng lúc đầu chúng ta chỉ làm vậy khi nhận được thông báo từ Facebook. Hành động 'giải cơn nghiện' chỉ đơn giản là mở ứng dụng Facebook để 'thỏa mãn' mà thôi", ông Eyal khẳng định.
Theo Lê Hoàng/VnReview
noPhone: giải pháp cai nghiện smartphone Giống như thuốc lá điện tử, noPhone sẽ là thiết bị hữu ích giúp bạn cai nghiện smartphone. Đây là một chiếc điện thoại không thể vỡ, không thấm nước và không cần sạc. Không chỉ thế, nó là chiếc điện thoại hoàn toàn bảo mật, có thể chống lại sự giám sát của NSA và sự xâm nhập của các hacker. Lý...