Nghiến răng khi ngủ có nguy hiểm không?
Hiện tượng thường gặp ở nhiều người có thể để lại các hậu quả như răng bị sứt mẻ, đau nhức hàm, khiến người ngủ cùng khó chịu.
Nhiều người thường nghiến răng khi ngủ vào ban đêm. Khi đó, hàm răng siết chặt, tạo áp lực phát ra những âm thanh ken két.
Tình trạng này cũng giống như chứng ngủ ngáy, phản ánh sức khỏe của mỗi cá nhân. Hơn nữa, nghiến răng vào ban đêm có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của những người xung quanh.
Ảnh minh họa: Rochesteradvanced
Vì vậy, khi phát hiện mình nghiến răng hoặc người thân bị hiện tượng này, bạn có thể tìm hiểu xem đó là do răng không đều hay nguyên nhân nào khác:
Khi cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng như canxi, bạn sẽ rất dễ có chứng nghiến răng khi ngủ. Trong chế độ ăn uống, người lớn hay trẻ nhỏ đều có thể bị kén ăn. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới thiếu dinh dưỡng.
Một số người có hàm răng không được sắp xếp gọn gàng. Theo thời gian, khớp cắn của răng sẽ không trùng khớp, bị xô lệch.
Video đang HOT
Quá hồi hộp
Một số người có các cảm xúc căng thẳng và lo lắng trước khi đi ngủ do chế độ dinh dưỡng không ổn, làm việc hoặc học tập nhiều áp lực. Sau khi họ chìm vào giấc ngủ, vỏ não sẽ vẫn ở trạng thái hoạt động, điều này có thể khiến các cơ co cứng, gây ra hiện tượng nghiến răng.
Nhiều người có lịch trình và thói quen ăn uống rất thất thường. Nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh con người. Khi đó, nguy cơ bị nghiến răng tăng lên.
Ảnh minh họa: Leilahariridental
Nếu nghiến răng trong thời gian dài, bạn có thể bị đau đầu, biến dạng khuôn mặt, gãy mòn răng… Để tránh các tác hại kể trên, bạn có thể áp dụng các giải pháp sau:
1. Đảm bảo dinh dưỡng cân bằng
Thông thường, chúng ta đều cần chú ý bổ sung các chất dinh dưỡng như protein, vitamin, các nguyên tố vi lượng… Những người kén ăn nên lựa chọn thực phẩm yêu thích để hấp thụ nhiều hơn, giúp có đủ chất cho cơ thể.
2. Xây dựng thói quen sống tốt
Cân đối giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi cùng thói quen ăn uống lành mạnh sẽ giúp cho bạn có sức khỏe tốt. Khi đó, bạn có thể hạn chế các rối loạn nội tiết xuất hiện, giảm khả năng nghiến răng.
3. Học cách thư giãn trước khi đi ngủ
Khi gặp nhiều áp lực, bạn nên nói chuyện với những người xung quanh. Khi có được tinh thần thoải mái, bạn có thể cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh nghiến răng.
4. Đến bác sĩ
Nếu bạn nghiến răng ban đêm kéo dài mà không thể thay đổi tình hình, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân gây ra chứng nghiến răng và có hướng cải thiện triệt để.
4 dấu hiệu xuất hiện khi ngủ dậy dễ bị nhầm là bệnh
Dù có chăm sóc cơ thể tốt đi nữa thì khi thức dậy, thỉnh thoảng chúng ta vẫn nhận thấy những dấu hiệu dễ tưởng nhầm là bệnh. Trên thực tế, những dấu hiệu này là bình thường.
Nghiến răng khi ngủ có thể gây đau nhức hàm, thậm chí là nhức đầu khi thức dậy - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đôi mắt hơi sưng phù
Khi chúng ta nằm, chất lỏng trong cơ thể sẽ phân bố khác so với khi đứng. Lúc ngủ, một phần chất lỏng trong cơ thể sẽ tích tụ nhiều hơn ở vùng da xung quanh mắt, theo Reader's Digest.
Hiện tượng này khiến mắt nhìn có vẻ hơi sưng, đặc biệt là ở phần bọng mắt, khi vừa mới ngủ dậy. Bọng mắt sẽ rõ hơn nếu uống nhiều rượu bia, ăn nhiều món mặn, không uống đủ nước hay đang bị căng thẳng, các chuyên gia giải thích.
Để giảm nhanh bọng mắt, mọi người hãy rửa mặt bằng nước lạnh sau khi ngủ dậy và xoa nhẹ vùng da xung quanh mắt.
Nứt khóe miệng
Thức dậy với hai khóe miệng đau do bị nứt là tình trạng khá phổ biến. Thậm chí, nứt khóe miệng còn gây khó chịu nếu lặp đi lặp lại thường xuyên.
Nguyên nhân thường gặp của tình trạng này là do nước bọt tích tụ ở khóe miệng, qua nhiều giờ sẽ làm tổn hại lớp da mỏng manh ở vị trí này. Nứt khóe miệng kéo dài nhiều ngày có thể dẫn đến nhiễm trùng do nấm men. Để giảm nứt khóe miệng, người mắc hãy thoa kem dưỡng môi lên khóe miệng trước khi đi ngủ, theo Reader's Digest.
Căng nhức cơ
Dù không tập luyện nặng nhọc gì vào tối hôm trước nhưng khi thức dậy vào sáng hôm sau vẫn thấy căng nhức cơ, khớp. Nguyên nhân của hiện tượng này là do vấn đề tuần hoàn của cơ thể.
Khi chúng ta thức dậy và di chuyển, máu cùng ô xy sẽ được lưu chuyển nhiều hơn đến cơ bắp và tim, phổi. Tư thể ngủ gây khó chịu, tim mạch hoạt động kém, mất nước đều có thể ảnh đến quá trình lưu chuyển máu và ô xy, gây căng nhức cơ vào buổi sáng.
Đau hàm, nhức đầu
Ngủ nghiến răng vào ban đêm sẽ gây đau nhức hàm, thậm chí là nhức đầu lúc thức dậy. Khi nghiến răng vào ban đêm, các cơ hàm sẽ ở vị trí co và khó duỗi ra được. Tình trạng này kéo dài sẽ gây đau nhức và ảnh hưởng đến chức năng cơ hàm.
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến nghiến răng khi ngủ. Do đó, cách tốt nhất để hết nghiến răng là giảm căng thẳng. Những hoạt động như hít thở sâu, tập luyện thể thao, thiền định có thể giúp giảm cẳng thẳng và ngủ ngon hơn, theo Reader's Digest.
8 hiện tượng thú vị xảy ra với cơ thể khi đang ngủ Cơ thể bạn xảy ra nhiều điều thú vị trong suốt 8 giờ ngủ mỗi đêm mà bạn hoàn toàn không thể biết như bị tê liệt cơ bắp hay có thể nghe thấy những tiếng nổ bất ngờ. Cơ bắp bị tê liệt Khi bạn bước vào giấc ngủ REM (Chuyển động mắt nhanh), đây là giấc ngủ sâu nhất, các cơ...