Nghiện mua sắm trực tuyến là một bệnh tâm lý, cứ 20 người thì có 1 người mắc
Những người bị ám ảnh với việc chi tiêu, mua sắm trực tuyến có thể sẽ tích trữ những thứ họ đặt hàng, cuối cùng là dẫn tới nợ nần, tranh cãi với những người thân yêu và hoàn toàn mất tự chủ.
Các nhà trị liệu tâm lý khẳng định nghiện mua sắm trực tuyến là một bệnh và nó cần được chính thức thừa nhận rằng có thể có hại cho sức khỏe tâm thần của con người.
Các nhà nghiên cứu tại Trường Y khoa Hannover ở Đức cho biết họ có thể xác định chính xác các triệu chứng và đặc điểm của bệnh này như thế nào cũng như nó ảnh hưởng đến tâm trí con người ra sao.
“ Rối loạn mua sắm” (BSD) đã được công nhận trong nhiều thập kỷ, nhưng các chuyên gia nói rằng, trong thời đại internet hiện đại như ngày nay thì nó lại mang một ý nghĩa hoàn toàn mới và có thể gây ảnh hưởng tới 1/20 người. Những người bị ám ảnh với việc chi tiêu, mua sắm trực tuyến có thể sẽ tích trữ những thứ họ đặt hàng, cuối cùng là dẫn tới nợ nần, tranh cãi với những người thân yêu và hoàn toàn mất tự chủ.
“Đã đến lúc cần nhận ra rằng BSD là một bệnh tâm thần riêng biệt và nó cần được chia sẻ nhiều hơn trên internet”, tiến sĩ, bác sĩ Astrid Mller nói.
Trong một nghiên cứu, bác sĩ Mller, một nhà trị liệu tâm lý tại Trường Y khoa Hannover ở Đức và các đồng nghiệp của cô, đã xem xét bằng chứng từ 122 bệnh nhân nghiện mua sắm trực tuyến và thấy họ có tỉ lệ trầm cảm và lo lắng cao hơn bình thường.
Họ cho rằng sự gia tăng của các shop (cửa hàng) bán hàng trực tuyến, ứng dụng và giao hàng tận nhà chính là các yếu tố góp phần khiến cho một người trở nên… nghiện mua sắm. Internet đã giúp cho việc mua sắm trở nên thuận tiện, không lộ danh tính, dễ tiếp cận và chi trả đơn giản hơn. Có những cửa hàng bán hàng trực tuyến làm việc 24/24 giờ, mọi người có thể mua đồ mà không phải đối mặt với chủ cửa hàng hoặc đến tận nơi. Không những có thể mua trực tuyến, họ còn có thể mua giảm giá và với số lượng lớn.
Nhưng tiến sĩ Mller và nhóm nghiên cứu cho biết điều này có nghĩa là những người trẻ tuổi hơn đang có dấu hiệu rối loạn mua sắm. Nó ảnh hưởng đến 5% dân số và có tác động nghiêm trọng về mặt tinh thần.
Các nhà nghiên cứu giải thích rằng rối loạn mua sắm, đặc biệt là hình thức mua sắm trực tuyến, có thể gây ra một vòng lặp là “cực kỳ thèm muốn mua một số thứ và sự thỏa mãn khi được tiêu tiền”. Điều này sau đó có thể dẫn đến một sự cố trong tự kiểm soát, “cực kỳ đau khổ” khi không được thỏa mãn, các vấn đề tâm thần khác, khó khăn trong mối quan hệ và sự lộn xộn về thể chất cũng như có thể dẫn tới nợ nần.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Comprehensive Psychiatry (Tâm thần toàn diện).
Video đang HOT
Những dấu hiệu cho thấy một người nghiện mua sắm
Rối loạn mua bắt buộc thường xảy ra bên cạnh tâm trạng khác, như lo lắng hoặc rối loạn ăn uống, hoặc lạm dụng chất gây nghiện.
Nó thường xuất hiện ở tuổi vị thành niên muộn hoặc ở những người trong độ tuổi 20 và thường trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.
Các dấu hiệu có thể bao gồm:
- Bạn không thể giữ được tiền lâu trong túi.
- Bạn không thể theo dõi được việc chi tiêu của mình.
- Việc mua sắm chi phối những sở thích khác cũng như công việc của bạn.
- Bạn mua sắm không cần lý do.
- Bạn mua những sản phẩm không cần thiết mà không cân nhắc đến tình hình tài chính.
- Bạn có cảm giác hưng phấn khi mua sắm hoặc khi đặt chân đến các trung tâm mua sắm.
- Bạn giấu giếm việc mua hàng không để những người thân yêu của mình biết.
Theo Helino
4 vị trí không nên đặt điện thoại nhưng nhiều người vẫn làm sai, gây nguy cơ vô sinh
Điện thoại dần trở thành vật bất ly thân trong cuộc sống của mỗi người nhưng việc lạm dụng nó quá mức hay đặt nó sai chỗ có thể làm cơ thể phải chịu ảnh hưởng một phần không nhỏ.
Theo Tổ chức Sức khỏe California đã nhiều lần khuyến cáo về mối liên quan giữa việc sử dụng điện thoại với các căn bệnh khác nhau như ung thư, sức khỏe sinh sản hay tâm lý... Trong đó, tiến sĩ Devra Davis (người đứng đầu Environmental Health Trust) cho biết: "Đặt điện thoại ngay sát cơ thể không bao giờ là một ý tưởng tốt".
Các nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ mạnh mẽ giữa sóng vô tuyến với số lượng tinh trùng cũng như chất lượng tinh trùng ở nam giới. Một vài nghiên cứu ở nhiều quốc gia còn chỉ ra rằng, nam giới đặt điện thoại trong túi quần quá lâu có thể làm lượng tinh trùng dần ít đi và bị tổn thương không nhỏ.
Ngoài ra, nếu thường xuyên có thói quen mang điện thoại lên giường, đặt ở đầu giường hay dưới gối làm đồng hồ báo thức, lướt xem tin tức trước khi ngủ... thì đây đều không phải là thói quen tốt chút nào. Do khi ngủ, não bộ sẽ cần thanh lọc, tái tạo và phục hồi các tổn thương. Luồng bức xạ điện từ phát ra ở điện thoại có thể ngăn cản quá trình này và khiến cho cơ thể mệt mỏi, gây chóng mặt, đau đầu và dẫn đến nhiều vấn đề khác.
Dưới đây là 4 vị trí không nên đặt điện thoại để bảo vệ sức khỏe của bạn tốt nhất.
Đeo điện thoại trước ngực
Hiện nay, có rất nhiều mẫu vỏ điện thoại được thiết kế thêm phần dây treo để giảm bớt sự bất tiện khi dùng những chiếc điện thoại to. Thế nhưng, một vài nghiên cứu lại chỉ ra rằng, đeo điện thoại di động trước ngực có thể gây ảnh hưởng tới cơ quan tim và hệ nội tiết.
Ở trạng thái chờ, luồng bức xạ tương đối nhỏ nhưng tác hại lại không hề nhỏ. Thậm chí, một số chuyên gia còn tin rằng, bức xạ điện tử có thể là nguyên nhân gây rối loạn nội tiết, hay rối loạn kinh nguyệt.
Vậy nên, nữ giới hãy chú ý không đeo điện thoại trước ngực để tránh những rủi ro không đáng có.
Nhét điện thoại ở túi quần trước
Thường thì nữ giới là người chủ động mang túi xách nhiều hơn, còn nam giới lại quen tay nhét thẳng chiếc điện thoại vào túi quần trước. Tuy nhiên, điều này lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe sinh sản nam giới.
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, luồng bức xạ điện từ ở điện thoại có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng. Nếu để điện thoại trong túi quần trước quá lâu sẽ gây ra những mối nguy hại không hề nhỏ chút nào.
Nhét điện thoại ở túi quần sau
Các chuyên gia y tế cho rằng, việc cất điện thoại ở túi quần sau có thể làm ảnh hưởng tới xương hông cũng như tổng thể cơ thể của bạn. Thế nên, để bảo vệ xương hông của mình, bạn hãy đặt điện thoại trong một chiếc túi khác.
Do khi đi trên đường hay ngồi tại văn phòng làm việc, vị trí đặt điện thoại này có thể gây ảnh hưởng tới toàn bộ phần xương cột sống, từ đó khiến bạn có nguy cơ bị cong vẹo cột sống. Vì vậy, hãy bắt đầu sửa ngay thói quen này từ bây giờ bạn nhé!
Đặt điện thoại dưới gối hoặc cạnh giường
Trong quá trình ngủ, những luồng thông báo hay tin nhắn từ điện thoại vẫn sẽ tiếp tục được gửi đến và làm màn hình tự động bật sáng. Luồng ánh sáng này có thể gây gián đoạn quá trình tăng tiết melatonin của cơ thể và dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ như ngủ không sâu giấc, trằn trọc, dậy sớm... Hậu quả là sau một đêm, bạn sẽ thức dậy trong tình trạng đau nhức đầu, chóng mặt.
Một mối nguy hại nữa xuất phát từ thói quen vừa cắm sạc vừa dùng điện thoại. Nếu bạn đặt điện thoại dưới gối khi vẫn đang cắm sạc thì nguồn nhiệt phát ra trong quá trình sạc sẽ bị giữ lại bởi lớp vải và bông của gối. Hậu quả của việc này là dẫn đến nguy cơ cháy nổ, gây nguy hiểm cho tính mạng.
Source (Nguồn): Huffpost/Helino
4 Thang đánh giá trầm cảm mà mọi người nên làm thử, nhận biết sớm để tránh những hậu quả đáng tiếc! Ai cũng nên dành chút thời gian để tự đánh giá mức độ trầm cảm của bản thân nhằm nhận biết và điều trị kịp thời, đừng để những điều tồi tệ nhất có thể xảy đến vì căn bệnh này! Chiều ngày 14/10, nữ ca sĩ Kpop Sulli đã tự tử tại nhà riêng khi tuổi đời chỉ mới tròn 25. Theo...