Nghiện game và những ảnh hưởng đến sức khỏe
Trò chơi điện tử đối với nhiều người trở thành niềm vui, sở thích. Tuy nhiên, thú vui này có thể tác động trực tiếp đến não bộ, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của con người.
1. Tại sao các trò chơi điện tử lại dễ gây nghiện?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho người chơi game có thể nghiện và game lại dễ gây nghiện đối với mọi người vì sự cuốn hút của các trò chơi.
Dù với hình thức nào thì các nhà thiết kế game đều giống với các hình thức khác đều đang tìm cách để kiếm lợi nhuận, có thêm người tham gia vào trò chơi của mình. Các loại trò chơi với nhiều thử thách khiến bạn chơi nhiều hơn, game thủ cần vượt qua và mọi chiến thắng mà game thủ có đều làm game thủ kích thích.
Nghiện game là một dạng nghiện trò chơi điện tử giống với rối loạn được công nhận rộng rãi hơn so với nghiện cờ bạc. Vì vậy để tạo ra game có thể gây nghiện là cần tạo ra game thú vị, mức độ thú vị tăng dần và cảm giác dễ chịu khi chơi. Mỗi người sẽ có mức độ nghiện game khác nhau.
Được xem là một người nghiện game nếu trong suốt thời gian dài có dấu hiệu bị mất kiểm soát do chơi game, dành nhiều thời gian chơi game từ 3 đến 4 tiếng mỗi ngày. Hành động chơi game ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc, hoạt động thường ngày, rời xa các mối quan hệ xung quanh.
2. Tác hại của game đến cuộc sống người bị nghiện
Thực tế, chơi game tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để có thể nâng tầm trình độ của mình. Bất kể một trò chơi điện tử nào cũng vậy. Trong khi đó, người chơi cần khám phá và duy trì mới lạ. Thời gian dành cho thế giới ảo, các loại trò chơi điện tử ngày càng nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các mối quan hệ như gia đình, cuộc sống, bạn bè, đồng nghiệp,…
Không chỉ gây ảnh hưởng về tinh thần, chơi game còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, làm giảm thị lực, gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, rối loạn tình dục khiến những người nghiện game mệt mỏi, dễ tức giận và khó kiểm soát cảm xúc, hành vi của mình.
Một số triệu chứng xảy ra khi nghiện game như:
Video đang HOT
- Mệt mỏi.
Nghiện game nhiều dễ gây ra tình trạng mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ – Ảnh Internet
- Đau nửa đầu, tình trạng này diễn ra do tập trung cao độ hoặc căng mắt.
- Gặp phải hội chứng ống cổ tay do sử dụng quá nhiều bộ điều khiển hoặc các chuột máy tính.
- Vệ sinh cá nhân kém.
Nghiện game có tính giống với các loại rối loạn tâm thần khác, khi tình trạng nghiện game xảy ra sẽ để lại một vài hậu quả nghiêm trọng. Đối với người nghiện game dễ xảy ra tình trạng ăn uống không đúng giờ giấc, dễ bị rối loạn giấc ngủ và dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe như hệ tiêu hóa yếu do liên quan đến chế độ ăn uống.
Khi chơi game quá nhiều, con người có thể bị cô lập bản thân khỏi những người khác, điều này khiến bạn bỏ lỡ các hoạt động lành mạnh cùng gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Chơi game nhiều, tình trạng nghiện game càng nặng càng dễ khiến người chơi game cảm thấy bị căng thẳng, cô đơn.
Ngoài những ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần thì việc chơi game còn ảnh hưởng đến tài chính, học hành, nghề nghiệp của bạn. Mua các thiết bị điện tử để phục vụ nhu cầu chơi game tốn kém chi phí, thanh toán chi phí kết nối internet cũng cao hơn và không có thời gian để tập trung cho quá trình học tập, làm việc.
3. Tác hại của game với sức khỏe tâm thần
Chơi game ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe tâm thần của người tham gia chơi game. Các tình trạng xảy ra khiến người nghiện game cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng, nghỉ ngơi không đủ khó có thể lấy lại sức, dễ bị buồn chán, bi quan, cô đơn và bất an hơn người bình thường.
Khi chơi game nhiều khiến con người dễ bực dọc, cáu gắt, khó chịu và xuất hiện xu hướng chống đối với người thân, đồng nghiệp. Nhiều trường hợp cảm thấy mình vô dụng, là người thừa hoặc có xu hướng đổ lỗi, thích bạo lực thậm chí có ý định tự sát.
Chơi game quá nhiều hại mắt và có thể khiến người chơi bị trầm cảm, có ý định tự sát – Ảnh Internet
Tình trạng rối loạn giấc ngủ dễ xảy ra do ngủ không đủ giấc, cày game ngày đêm khiến bạn chán ăn, ăn ít và mất ngủ. Điều này gây hại cho sức khỏe của người chơi game.
Không chỉ vậy, nghiện game còn gây ra các rối loạn tâm thần như trầm cảm, hành vi tự sát, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn ăn uống, lạm dụng chất kích thích, đồ uống kích thích và dễ rơi vào tình trạng trầm cảm.
4. Những thay đổi về não bộ của người chơi
Khi nghiện game, mức độ dopamine đây là một loại hormone làm tăng cảm giác hưng phấn tại não tăng gấp đôi. Điều này đồng nghĩa với việc các trò chơi gây nghiện về phương diện hóa học.
Đối với trẻ em khi chơi game nhiều trên 10 giờ mỗi ngày trong khoảng thời gian kéo dài 1 tuần thì dễ khiến trẻ bị giảm hoạt động của các vùng chức năng của não bộ bao gồm các vùng tập trung chú ý, vùng ức chế và vùng quyết định thực hiện.
Nếu kéo dài thời gian sẽ tác động tiêu cực đến cảm xúc và nhận thức của người chơi. Khi các hình ảnh rối loạn chức năng não bộ trên phim MRI sau khoảng thời gian chơi game bạo lực. Chơi các loại game không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của não bộ.
Trong gia đình nếu có người nghiện game cần:
- Giải thích để họ có cái nhìn tổng quát hơn về game và các tác hại của game đến sức khỏe. Việc kết hợp giữa tác hại và lợi ích của việc chơi game để hướng dẫn người nghiện game giảm bớt giờ chơi của mình.
- Theo dõi người nghiện game, theo dõi các thay đổi về hành vi của người nghiện game.
- Tình trạng nghiện game diễn ra nặng thì cần đưa người nghiện game tới bác sĩ để nhận tư vấn khi gặp các biểu hiện bất thường.
Làm gì khi bị rối loạn giấc ngủ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngủ giúp cơ thể hồi phục sau một ngày dài căng thẳng, sửa chữa các thương tổn, phục hồi và bảo dưỡng các chức năng sinh lý của cơ thể. Nên nếu bị mất ngủ lâu ngày sẽ sinh ra những bệnh không mong muốn, trong đó có rối loạn giấc ngủ.
Ảnh minh họa
Hiện rối loạn giấc ngủ đang là bệnh khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại, nó xuất hiện cả ở người trẻ tuổi, dù cuộc sống về vật chất khá tốt. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là công việc căng thẳng hoặc do quá lạm dụng chất kích thích rượu, bia, cà phê... Ngoài ra, còn có nguyên nhân bệnh lý, trong đó có nhiều bệnh lý người trẻ mắc phải, như tăng axit uric, mỡ máu, đái tháo đường, huyết áp...
Khi bị rối loạn giấc ngủ sẽ không có một "thần dược" nào có thể giải quyết được triệt để, chưa kể có loại thuốc còn làm nặng thêm tình trạng mất ngủ.
Để có thể cải thiện tình hình, không gì thích hợp hơn bằng bản thân mỗi người phải tự giải tỏa được căng thẳng và phải sắp xếp được thời gian ăn, ngủ hợp lý, đúng giờ. Tránh hoàn toàn việc chơi điện tử trước khi đi ngủ để không ảnh hưởng đến giấc ngủ. Không gian phòng ngủ cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ nên cần sắp xếp phòng ngủ sạch sẽ, thoáng khí, không nhiều ánh sáng, tiếng ồn... Và hằng ngày cần kết hợp tập luyện các môn thể thao, như bơi, đi bộ, đạp xe, dưỡng sinh, yoga... Ngoài ra, cũng có thể tìm đến các vị thuốc đông y hỗ trợ an thần, dưỡng tâm, hiệu quả chậm nhưng tác dụng lâu bền và an toàn.
Nếu áp dụng hết các biện pháp nêu trên mà vẫn không thể cải thiện được thì người dân cần phải được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa, điều trị mới hiệu quả.
Sa Chi
Thói quen nhai đá lạnh và những hệ luỵ xấu cho sức khoẻ Nhai đá viên có thể giảm bớt cảm giác khô miệng, tuy nhiên, nếu bạn có sở thích nhai đá lạnh thường xuyên thì hãy cẩn thận vì đây có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý cần phải thăm khám kịp thời. Pagophagia hay còn gọi là chứng thèm đá lạnh, thích nhai đá lạnh và nhai dai dẳng trong...