Nghiên cứu về não bộ có thể giải thích được nguyên do nữ giới dễ bị trầm cảm hơn nam giới
Các nhà nghiên cứu đã scan não bộ của hơn 115 tình nguyện viên và thấy được chứng viêm (inflammation) có thể dẫn đến hiện tượng mất khoái cảm (anhedonia) ở phái nữ, tuy nhiên phái nam không bị ảnh hưởng.
Trên thế giới, có hơn 300 triệu người đang phải sống cùng căn bệnh trầm cảm. Trầm cảm là căn bệnh gây khó khăn cho mọi người, và nhiều khảo sát cho thấy nó có thể ảnh hưởng nhiều đến đàn ông hơn phụ nữ. Cụ thể, trong giới trẻ từ 14 – 25 tuổi, phái nữ có nguy cơ mắc phải trầm cảm gấp đôi phái nam.
Nguy cơ mắc trầm cảm ở phái nữ cao hơn nam giới.
Mặc dù sự khác biệt này sẽ giảm đi theo thời gian khi hai phái trưởng thành, đánh giá toàn cầu vẫn cho thấy sự tăng 1,7 trong nguy cơ trầm cảm ở phái nữ so với phái mạnh. Trong đó, chứng anhedonia (sự mất cảm xúc vui vẻ, khoái cảm) là một trong những dấu ấn lớn của các hội chứng trầm cảm. Anhedonia có thể khiến người mắc phải mất đi cảm giác tìm thấy niềm vui từ những hoạt động mà bình thường họ vẫn yêu thích.
Trên phương diện thần kinh học, anhedonia được xem như là chứng suy giảm hoạt động trong khu vực xử lý cảm giác hài lòng, thoả mãn của não bộ ( reward processing area). Mới đây, một nghiên cứu đã chỉ ra sự khác biệt giới tính trong việc hình thành bệnh trầm cảm trong não bộ. Cụ thể, các nhà khoa học đã tìm hiểu về ảnh hưởng của chứng viêm (inflammation) lên phản ứng của não và thấy rằng có sự khác biệt nhất định giữa phái nam và phái nữ.
Video đang HOT
Anhedonia – cảm giác mất hứng, mất động lực, không cảm thấy vui vẻ khi làm bất kì việc gì.
Để làm điều đó, Naomi Eisenberger, giáo sư của đại học California (Mỹ) cùng đội ngũ đã cho những người tình nguyện nam và nữ (hoàn toàn khoẻ mạnh) một loại giả dược – loại thuốc này có tác dụng khiến não bộ phản ứng như thể cơ thể đang mắc chứng viêm. Có cả thảy 115 người tình nguyện và 69 trong số đó là phái nữ. Được biết, những tình nguyện viên này không có tiền sử mắc bệnh trầm cảm.
Sau hai giờ đồng hồ, khi phản ứng viêm nhiễm giả định đã lên đến đỉnh điểm, các nhà khoa học đã cho những người tình nguyện thực hiện một số hoạt động có thưởng bằng tiền để khơi gợi hứng thú từ họ. Những người tình nguyện phải thực hiện hoạt động yêu cầu trong một chiếc máy scan MRI.
Kết quả thu lại cho thấy chứng viêm giả định trong thuốc đã khiến não bộ phản ứng và không cảm nhận được sự hài lòng, vui vẻ khi thực hiện những điều này. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng phát hiện ra kết quả có sự khác biệt tuỳ theo giới tính.
“Cụ thể,” giáo sư Eisenberger và đồng nghiệp nói rằng: “Trong những người tham gia nữ, loại thuốc này đã dẫn đến chức năng suy giảm trong khu vực xử lý cảm giác hài lòng của não bộ. Thế nhưng hiệu ứng này lại không hề có ở nam giới.”
Chứng viêm (inflammation) có thể là một trong số những nguyên nhân khiến phụ nữ dễ trầm cảm.
Điều này cũng có thể cho thấy rằng những phụ nữ đang mắc chứng viêm có thể dễ dàng bị trầm cảm hơn, và các bác sĩ đang chữa cho những bệnh nhân nữ mắc phải chứng viêm cũng nên cẩn thận để ý đến các triệu chứng trầm cảm.
Được biết, nghiên cứu của tiến sĩ Eisenberger là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra sự khác biệt giới tính trong phản ứng của não bộ với chứng viêm. Bà cũng cho hay rằng nghiên cứu này chỉ ra việc phụ nữ có thể dễ dàng mắc phải trầm cảm hơn đàn ông rất nhiều. Đồng thời, nó cũng nhấn mạnh sự quan trọng của giới tính trong các nghiên cứu về não bộ sau này.
Theo Medical News Today/Helino
Phát hiện nguyên nhân chung của trầm cảm, béo phì và đau mạn tính
Theo The Daily Mail, các nghiên cứu Đức đã chỉ ra rằng việc ức chế protein có tên FKBP51 ở chuột giúp giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau mạn tính, cải thiện tâm trạng và giảm cân.
Theo các nhà khoa học Đức, trầm cảm, béo phì, tiểu đường và các trạng thái đau mạn tính có nhiều điểm chung - Ảnh: Shutterstock
Các nhà khoa học ở Đại học kỹ thuật Darmstadt, Đức, đã nghiên cứu protein FKBP51 và thu được một chất ức chế mạnh, có tác động mang tính chọn lọc. Nhưng điều đó không phải là dễ dàng. Protein FKBP51 được biểu hiện trên khắp cơ thể, bao gồm đại não, cơ xương và mô mỡ. Protein này có nhiều vai trò, kể cả điều chỉnh sự hấp thụ glucose và stress.
Khó khăn là protein FKBP51 rất giống với protein FKBP52. Về cấu trúc, 2 loại protein này thực sự có rất nhiều điểm chung, nhưng chức năng thì khác nhau. Hóa ra FKBP51 có thể thay đổi khác với FKBP52. Và tính năng này cho phép các nhà khoa học thu được chất ức chế với tác động mang tính chọn lọc.
Trình bày kết quả nghiên cứu tại hội nghị Hội hóa học Mỹ đầu tháng tư này ở Orlando, giáo sư Felix Hausch, người phụ trách nhóm nghiên cứu chia sẻ rằng protein FKBP51 đóng một vai trò quan trọng trong phát triển trầm cảm, béo phì, tiểu đường và các trạng thái đau mạn tính. Và chất ức chế FKBP51 có tính chọn lọc cao, mạnh mẽ đầu tiên, được gọi là SAFit2, hiện đang được thử nghiệm trên chuột có thể là một lựa chọn mới để điều trị tất cả các tình trạng trầm cảm, béo phì, tiểu đường và làm giảm các cơn đau mạn tính.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
"Tưởng đâu chỉ là 1 cơn đau bình thường, hóa ra tôi đã mắc phải ung thư vú giai đoạn 4" Bác sĩ khẳng định những cơn đau của cô gái trẻ Tori Geib là do trầm cảm từ sức ép công việc. Cuối cùng, sự thật đã hé lộ: Cô mắc ung thư vú giai đoạn 4 hiện đã di căn vào cột sống. Tori Geib chia sẻ: "Tôi bị đau lưng mãn tính khoảng một năm trước khi phát hiện khối u"....