Nghiên cứu vắc-xin Covid-19 của Anh bị tin tặc ‘nhòm ngó’
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, người đứng đầu cơ quan tình báo và an ninh quốc gia Vương quốc Anh (GCHQ), Jeremy Fleming, cho biết tin tặc đã liên tục nhắm vào hệ thống chăm sóc sức khỏe kể từ khi đại dịch bùng phát.
Nhiều quốc gia đang nỗ lực nghiên cứu phát triển vắc-xin phòng chống Covid-19
Theo Engadget, Fleming nói rằng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng y tế liên tục được thực hiện trong thời gian qua. Tuy không nói rõ cuộc tấn công được hỗ trợ bởi ai nhưng báo cáo từ The Guardian cho biết cơ quan này tin rằng tin tặc Trung Quốc có thể đứng phía sau.
Video đang HOT
Các tin tặc đã cố gắng truy cập dữ liệu nhạy cảm liên quan đến nghiên cứu Covid-19 của Vương quốc Anh, bao gồm cả công việc mà nước này đã thực hiện để phát triển vắc-xin. Các nỗ lực tấn công không quá tinh vi khi trong hầu hết các trường hợp, tin tặc cố gắng lừa đảo mọi người bằng các liên kết sai lệch và lợi dụng mật khẩu yếu.
Mặc dù vậy, điều này buộc Trung tâm An ninh mạng quốc gia Anh (NCSC) phải làm việc với các bệnh viện và phòng thí nghiệm nghiên cứu để bảo vệ họ. Cơ quan này cũng đã giúp Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) tạo ra ứng dụng theo dõi phơi nhiễm Covid-19 an toàn nhất có thể.
Về cơ bản, cuộc tấn công vào các cơ sở nghiên cứu vắc-xin của tin tặc được xem là cách để giúp chúng có thể thu thập thông tin quan trọng liên quan đến quá trình chạy đua tạo ra vắc-xin phòng chống đại dịch.
Tin tặc nhắm vào các siêu máy tính châu Âu nghiên cứu dịch Covid-19
Hiện chưa rõ các cuộc tấn công có liên kết với nhau hay không và ai là người đứng sau sự việc.
Ảnh: Bloomberg
Cổng thông tin đăng nhập vào các siêu máy tính ở châu Âu đang được sử dụng để nghiên cứu về dịch Covid-19 đã bị tấn công trong tuần này, Bloomberg dẫn báo cáo từ phòng thí nghiệm ở Thụy Sĩ, Anh và Đức cho biết. Điều này có thể có nghĩa là tin tặc đang tìm cách phá hệ thống để đánh cắp hoặc làm gián đoạn tiến trình nghiên cứu.
"Những kẻ tấn công muốn thu thập tài sản trí tuệ hoặc làm chậm các nỗ lực nghiên cứu phục vụ cho việc chiến đấu với dịch Covid-19", một nhân viên yêu cầu giấu tên, có nhiệm vụ phụ trách hoạt động của một trong các siêu máy tính bị ảnh hưởng, nói.
Trung tâm Siêu máy tính Quốc gia Thụy Sĩ (SNSC) đã xác nhận vụ việc và tạm thời đóng quyền truy cập hệ thống trong khi chờ điều tra. "Một cuộc tấn công mạng đã được tiến hành để nhằm vào một số máy tính hàn lâm. Các kỹ sư hệ thống của chúng tôi đang tích cực làm việc để đưa hệ thống hoạt động trở lại sớm nhất có thể", trung tâm cho hay. Theo Bloomberg, các siêu máy tính tại SNSC được dùng để nghiên cứu protein màng nhỏ của virus SARS-CoV-2.
Đầu tuần này, Dịch vụ Siêu máy tính Quốc gia Anh có tên ARCHER cũng gặp phải một cuộc tấn công vào hệ thống đăng nhập. ARCHER sử dụng hệ thống siêu máy tính để mô phỏng sự lây lan của dịch Covid-19. Năm ngày sau khi thông báo về sự việc, các hệ thống của ARCHER vẫn đang trong tình trạng ngoại tuyến (offline). Trung tâm siêu máy tính tại thành phố Baden-Wurmern của Đức cũng gặp phải cùng sự cố an ninh.
Trong nhiều năm qua, tin tặc được nhà nước bảo trợ không ít lần bị cáo buộc đã thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào hoạt động nghiên cứu để đánh cắp thông tin khoa học, y tế và tài sản trí tuệ thuộc về những công ty trong lĩnh vực công nghệ, quốc phòng, nông nghiệp, cũng như các lĩnh vực khác. Hôm 13.5, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và Bộ An ninh địa đã đưa ra một tuyên bố cảnh báo cho các nhà nghiên cứu khoa học của Mỹ về các cuộc tấn công của tin tặc có trụ sở tại Trung Quốc. Vụ việc đang được FBI tích cực điều tra.
Dữ liệu quốc phòng của Nhật Bản có thể bị tin tặc lấy cắp Cụ thể, ngày 7/5, NTT Communications phát hiện các hoạt động máy chủ đáng ngờ và các kết nối với các mạng bên ngoài bị gián đoạn. Tìm hiểu thì được biết có khả năng đã xảy ra rò rỉ dữ liệu. Thông tin liên quan đến các mạng truyền thông liên quan đến Lực lượng phòng vệ của Nhật Bản có thể...