Nghiên cứu: Trung Quốc, Malaysia, Ả Rập Xê-út xếp đầu về mức độ nghiện smartphone trên thế giới
Một nghiên cứu mới đây đã thống kê danh sách các quốc gia gặp tình trạng nghiện smartphone tồi tệ nhất, trong đó Trung Quốc, Malaysia và Ả Rập Xê Út là những quốc gia xếp đầu.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học McGill ở Canada đã nghiên cứu việc sử dụng smartphone của gần 34.000 người ở 24 quốc gia trên thế giới từ năm 2014 đến năm 2020.
Đáng ngạc nhiên, Mỹ xếp hạng 18, trong khi Đức và Pháp thấp nhất trong danh sách.
Thang đo mức độ nghiện smartphone được sử dụng rộng rãi để đo lường mức độ nghiện smartphone. Nó bao gồm các khía cạnh như tác động đến cuộc sống hàng ngày, sử dụng smartphone không kiểm soát và cai nghiện smartphone.
Các đối tượng tham gia nghiên cứu có độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi và độ tuổi trung bình là 28,8 tuổi, phần lớn đối tượng là phụ nữ (60%).
Một số nhà nghiên cứu cũng tính toán các vấn đề do sử dụng smartphone của mỗi quốc gia, nằm trong khoảng từ 10 đến 60. Trung Quốc xếp hạng cao nhất với số điểm là 36/60.
Video đang HOT
Lý do đằng sau sự khác biệt về điểm số giữa các quốc gia khác nhau, đó là do các chuẩn mực xã hội và kỳ vọng văn hóa liên quan đến động lực duy trì kết nối qua smartphone. Các quốc gia như Đức, Pháp thì lại khác khi chủ nghĩa cá nhân và văn hóa đề cao sự tự do khiến điểm số nghiện smartphone thấp hơn.
Nhìn chung, người ta thấy rằng tình trạng nghiện smartphone đang gia tăng trên toàn cầu và có thể dẫn đến “hậu quả tâm lý” rất nghiêm trọng.
Tình trạng nghiện smartphone đã gia tăng trên thế giới kể từ năm 2014 đến năm 2020 và chắc chắn xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong tương lai.
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Computers in Human Behavior mới đây.
CEO Apple chỉ ra sai lầm hầu hết người dùng iPhone đều mắc phải
CEO Tim Cook cho rằng Apple không mong muốn mọi người sử dụng iPhone nhiều quá mức.
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với trang tin Bustle, CEO Apple - Tim Cook đã chia sẻ rằng ông cảm thấy lo lắng về hành vi "lướt màn hình cả ngày một cách vô thức". Vị CEO bày tỏ lo ngại, mọi người dường như "đang sử dụng công nghệ quá nhiều".
Xuyên suốt chủ đề của cuộc phỏng vấn là sự hỗ trợ của Apple đối với Shine, một ứng dụng được phát triển để giúp xóa bỏ định kiến sai lầm của xã hội về những vấn đề liên quan tới sức khỏe tinh thần. Theo vị CEO, đây là "một ví dụ mạnh mẽ khác về cách công nghệ có thể được sử dụng để giúp cải thiện cuộc sống con người".
CEO Apple - Tim Cook
Chia sẻ về cách đối mặt với những căng thẳng hàng ngày khi điều hành công ty có giá trị vốn hoá hàng đầu thế giới, Tim Cook chọn cách thiền định cũng như "hòa mình vào thiên nhiên để cảm thấy bản thân thật nhỏ bé so với thế giới này".
Khi đề cập đến chứng nghiện thiết bị công nghệ và nghiện online, Tim Cook lặp lại luận điểm đã từng được ông đề cập trước đó. Vị CEO cho rằng "công nghệ nên phục vụ con người, chứ không phải con người làm nô lệ cho công nghệ". Ông lo ngại mọi người đang sử dụng công nghệ nhiều quá mức và mục tiêu Apple hướng đến là giúp đỡ người dùng.
Tim Cook cho rằng "công nghệ nên phục vụ con người, chứ không phải con người làm nô lệ cho công nghệ"
"Tôi nghĩ rằng công nghệ nên phục vụ con người chứ không phải con người làm nô lệ cho công nghệ. Và tôi cảm thấy lo lắng về việc mọi người sử dụng công nghệ quá nhiều. Vì lý do này, chúng tôi đã tung ra chế độ Screen Time để giúp mọi người có cái nhìn trực quan hơn về thời gian bản thân bỏ ra để sử dụng thiết bị. Bởi đa số người đều lầm tưởng thời gian sử dụng thiết bị của họ chẳng đáng là bao".
Theo Tim Cook, "lướt màn hình cả ngày một cách vô thức" trên các nền tảng mạng xã hội (ông không đề cập trực tiếp nhưng ám chỉ Facebook, Instagram và TikTok) đang ảnh hưởng "tiêu cực" đến người dùng. Vị CEO chia sẻ rằng, Apple mong các khách hàng sử sản phẩm của họ để kết nối với gia đình và bạn bè chứ không phải sử dụng chúng để "lướt màn hình không ngừng nghỉ cả ngày một cách vô thức".
Vị CEO chia sẻ rằng, Apple mong các khách hàng sử sản phẩm của họ để kết nối với gia đình, bạn bè và sáng tạo
Năm 2019, Aza Raskin, "cha đẻ" của cơ chế hiển thị nội dung vô hạn trên mạng xã hội, đã đưa ra lời "xin lỗi" về phát minh của mình. Anh bày tỏ sự hối hận của mình vì những gì nó gây ra với xã hội.
Raskin cho biết, mục tiêu của ý tưởng này là nhằm giúp tạo ra "trải nghiệm liền mạch nhất có thể cho người dùng", nhưng đáng tiếc, tính năng này lại trở nên biến tướng khi bị lạm dụng để "giữ chân người dùng online càng lâu càng tốt".
Apple gửi thư cảnh cáo đến một dân mạng Trung Quốc Apple gửi thư cho người đứng sau tài khoản Twitter quảng cáo nguyên mẫu iPhone bị đánh cắp, yêu cầu tiết lộ nguồn tin nếu không muốn báo cho cảnh sát. Một tài khoản Twitter quảng cáo nguyên mẫu iPhone X. (Ảnh: Vice) Cuộc chiến giữa Apple với những người rò rỉ tin tức tiếp tục leo thang. Theo Motherboard, Apple đã gửi...