Nghiên cứu tại Mỹ khẳng định tác dụng của khẩu trang trong phòng tránh dịch COVID-19
Hiệu quả của khẩu trang đã trở thành đề tài được thảo luận sôi nổi kể từ khi dịch COVID-19 lần đầu bùng phát.
Một nghiên cứu mới đây do các nhà khoa học tại Đại học Central Florida (Mỹ) tiến hành đã cung cấp thêm bằng chứng chứng minh độ hiệu quả của khẩu trang trong việc phòng chống dịch bệnh.
Bảng thông báo bắt buộc đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại một cửa hàng ở D.C., Mỹ ngày 22/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kết quả nghiên cứu, việc đeo khẩu trang giúp giảm đến hơn 50% khoảng cách mà mầm bệnh có thể di chuyển trong không khí do việc nói hoặc ho, so với khi không đeo khẩu trang.
Phát hiện này rất quan trọng vì các mầm bệnh virus trong không khí, chẳng hạn như virus SARS-CoV-2, có thể nằm bên trong và được truyền qua các giọt bắn hoặc aerosol – những giọt bắn li ti hòa lẫn trong không khí, được hình thành trong hoạt động hô hấp của con người như nói và ho.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các công cụ chuyên dụng nghiên cứu hạt chất lỏng được truyền trong không khí để đo khoảng cách giọt bắn và aerosol từ mọi hướng có thể, khi diễn ra hoạt động nói và ho. Qua đó xác định được đặc điểm, tác động và hướng của các giọt bắn trong không khí.
Nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của 14 người, gồm 11 nam và 3 nữ, tuổi từ 21 – 31. Mỗi người tham gia đọc một cụm từ và mô phỏng một cơn ho trong vòng 5 phút, ở trong 3 bối cảnh: khi không đeo khẩu trang, khi đeo khẩu trang vải và khi đeo khẩu trang y tế 3 lớp dùng một lần.
Kết quả cho thấy cả khẩu trang vải lẫn khẩu trang y tế đều có tác dụng giảm khoảng cách của giọt bắn. Cụ thể, đeo khẩu trang vải giúp giảm gấp đôi khoảng cách giọt bắn di chuyển, còn đeo khẩu trang y tế giúp giảm xấp xỉ 2,5 lần khoảng cách giọt bắt di chuyển so với lúc không đeo khẩu trang.
Video đang HOT
Nghiên cứu này bắt nguồn từ ý tưởng nghiên cứu về động cơ phản lực, cũng do nhóm các nhà khoa học này thực hiện, vì theo nhóm này, cơ chế của động cơ phản lực và hoạt động ho hay nói đều tương tự như nhau.
Trong thời gian tới, nhóm nhà khoa học này hy vọng có thể mở rộng quy mô nghiên cứu với sự tham gia của nhiều người hơn, giúp tăng độ đa dạng và chính xác.
Mỹ đánh cược với chiến lược 'quản lý chứ không kiềm chế' biến thể Omicron
Khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức vào tháng 1/2021 giữa lúc số ca mắc COVID-19 tăng vọt vào mùa đông, ông tuyên bố sẽ mở cuộc tấn công toàn lực cấp liên bang nhằm tiêu diệt virus SARS-CoV-2.
Tổng thống Mỹ Joe Biden dự một cuộc họp với các quan chức cấp cao tại Nhà Trắng ở Washington DC., ngày 27/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Politico, một năm sau, khi Mỹ một lần nữa phải đối mặt với tình trạng dịch bệnh chưa từng có, chính quyền của ông đang hy vọng sẽ "hòa" trong cuộc chiến với COVID-19.
Bị biến thể Omicron có tốc độ lan truyền nhanh bủa vây, Nhà Trắng đang chạy đua để hạn chế thiệt hại do số ca mắc tăng cao kỷ lục trên khắp nước Mỹ.
Chính quyền Mỹ đã nhanh chóng đẩy nhanh các phương pháp điều trị COVID-19 cho các bang bị ảnh hưởng nặng nề và cam kết điều thêm người đến các trung tâm y tế thiếu nhân lực.
Vừa phải chịu áp lực từ COVID-19, Nhà Trắng vừa hứng chịu áp lực chính trị to lớn từ các thành viên đảng Dân chủ đang mất kiên nhẫn vì Mỹ chưa thể tiến tới chấm dứt đại dịch mà ban đầu họ cho là có thể xử lý trong một năm.
Áp lực này cũng khiến chính quyền Mỹ ưu tiên chuẩn bị cho người dân sống chung với SARS-CoV-2 vô thời hạn. Trong các cuộc phỏng vấn, các quan chức Mỹ coi khoảng thời gian vài tuần tới là thời gian quyết định để kiềm chế làn sóng lây nhiễm đủ để không phải đóng cửa hàng loạt dịch vụ thiết yếu, trường học và tránh để bệnh viện quá tải.
Ngày 4/1, Tổng thống Joe Biden đã kêu gọi người Mỹ tiêm chủng và tiêm mũi nhắc lại để tự bảo vệ mình trước biến thể Omicron. Ông cho rằng Mỹ có đủ điều kiện để vượt qua khủng hoảng.
Ông nói: "Chúng ta có các công cụ để bảo vệ mọi người khỏi mắc bệnh nặng do Omicron, nếu mọi người chọn sử dụng các công cụ này. Vì Chúa, hãy tận dụng những gì đang có".
Tuy nhiên, ngay cả khi Tổng thống trấn an người dân, ông cũng phải thừa nhận rằng người Mỹ đang bối rối trước tình trạng virus lây lan rộng rãi. Các quan chức y tế trong và ngoài chính quyền Mỹ thừa nhận không còn biện pháp gì mới để làm mà chỉ còn biết chờ đợi và hy vọng điều tồi tệ nhất sẽ sớm qua đi.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại New York, Mỹ ngày 29/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ông Michael Osterholm, một nhà dịch tễ học tại Đại học Minnesota, cho biết: "Chúng ta sẽ có thêm hai tuần rưỡi, ba tuần, có thể là bốn tuần nữa sống trong trận bão tuyết do virus này gây ra, khi mà chúng ta sẽ chứng kiến hết thử thách này đến thử thách khác".
Biến thể Omicron tấn công Mỹ với tốc độ nhanh hơn dự đoán, càng làm lộ rõ những thiếu sót trong chiến lược COVID-19 của chính quyền cho đến nay. Chiến dịch tiêm chủng vẫn chưa thể thuyết phục được hàng chục triệu người Mỹ hoài nghi vaccine.
Mặc dù đã chi hàng chục triệu USD để giải quyết vấn đề, nhưng Mỹ vẫn thiếu khả năng xét nghiệm và truy vết cần thiết để theo dõi chặt chẽ virus. Số ca mắc hàng ngày đã vượt ngưỡng 1 triệu ca.
Ông Bob Wachter, Chủ nhiệm khoa y tại Đại học California tại San Francisco, nhận định: "Bạn có thể vượt qua một vài tuần nhưng thật khó để vượt qua một vài tháng. Câu hỏi quan trọng là tất cả điều này kéo dài bao lâu".
Mỹ đã dựa vào dữ liệu ở nước ngoài cho thấy Omicron có thể "tự diệt" nhanh như khi xuất hiện, có nghĩa là số lượng ca mắc có thể bắt đầu giảm ngay từ tháng 2 ở những vùng bị ảnh hưởng sớm của Mỹ
Các quan chức y tế cũng nhấn mạnh nghiên cứu cho thấy biến thể này ít nghiêm trọng hơn so với các biến thể trước đó. Các trường hợp tử vong do COVID-19 trong các viện dưỡng lão vẫn ở mức vừa phải trong vài tuần qua.
Nhà Trắng đang hy vọng những nghiên cứu trên là chính xác và sợ rằng việc phải quay lại phong tỏa sẽ gây tổn hại về mặt chính trị cho ông Biden. Do đó, chính quyền Mỹ đã chuyển hướng sang tìm cách giảm thiểu tác động của Omicron đối với cuộc sống hàng ngày và nền kinh tế thay vì ngăn chặn hoàn toàn biến thế.
Cách tiếp cận "quản lý chứ không kiềm chế" là phương pháp mà nhiều cơ quan ở Mỹ áp dụng. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) vào cuối tháng 12/2021 đã rút ngắn thời gian cách ly được khuyến nghị cho những người dương tính với COVId-19 từ 10 xuống còn 5 ngày với điều kiện người rời khỏi vùng cách ly tiếp tục đeo khẩu trang. Đó là một động thái mà Mỹ hy vọng sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ thiếu hụt lao động trong các dịch vụ cứu hỏa, cảnh sát và y tế.
Trong khi đó, trong những ngày gần đây, Bộ trưởng Giáo dục Miguel Cardona nhấn mạnh các trường học cần tiếp tục mở cửa, và Mỹ sẽ làm bất cứ điều gì có thể để học sinh tới trường.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại New York, Mỹ, ngày 29/12/2021. Ả
Lợi ích của khẩu trang trước biến thể Omicron Trong bối cảnh virus SARS-CoV-2 biến đổi tạo ra những biến thể mới, trong đó có biến thể Omicron, câu hỏi được đặt ra là liệu chúng ta có phải thay đổi loại khẩu trang để phòng virus hay không? Liệu đeo khẩu trang thông thường có đủ để phòng ngừa sự tấn công của biến thể mới hay không, hay phải đeo...