Nghiên cứu sản xuất vắcxin cúm nhờ trí tuệ nhân tạo
Vắcxin cúm được bào chế nhờ trí tuệ nhân tạo chứa phức hợp kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng thể kháng virus hơn vắcxin thường.
Ảnh minh họa
Các nhà khoa học tại Australia đang nghiên cứu nâng cao hiệu quả vắcxin cúm bằng cách ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Nikolai Petrovsky, người đứng đầu nghiên cứu cho biết đây lần đầu tiên trên thế giới một vắcxin cúm được phát triển nhờ ứng dụng trí tuệ nhân tạo và đã có những thực nghiệm trên người. Thời gian sản xuất vắcxin nhờ vậy giảm còn 2 năm. Thông thường để tạo ra vắcxin, các nhà sản xuất chọn lọc hàng triệu dược chất, tiến hành trong vòng 5 năm, tốn hàng trăm triệu USD cho một dự án.
“Thay vì kiểm tra hàng triệu hợp chất thủ công, AI chỉ cần vài tuần để tổng hợp và kiểm tra chúng trên máu người. Những hợp chất này sau đó sẽ được thí nghiệm ở động vật và cả người”, ông Nikolai nói. Nhờ đó, quá trình sản xuất vắcxin nhanh, giúp chuyên gia tìm được hợp chất hiệu quả nhất cho nghiên cứu.
Video đang HOT
AI sử dụng bộ não nhân tạo, bắt chước não người, nhận các mẫu và thay đổi tương thích, đồng thời thu thập và xử lý nhiều thông tin hơn nhiều não người. Hiện nay, AI được sử dụng nhiều cho ngành y tế, hỗ trợ bác sĩ đưa ra quyết định trong thực hành lâm sàng, chọn thuốc cho bệnh nhân.
Mỹ Linh
Theo News/VNE
Ứng dụng AI trong điều trị đột quỵ giúp tăng thêm 18 giờ cứu não
Ứng dụng này giúp mở rộng cửa sổ cứu não lên đến 24 giờ, thay vì 6 giờ như phương pháp thông thường.
Bác sĩ của BV Nhân dân 115 chia sẻ về những trường hợp bệnh nhân được ứng dụng phần mềm Rapid. Ảnh: benhvien115.com.vn
Bệnh viện (BV) Nhân dân 115 và BV Gia An 115 vừa ra mắt phần mềm trí tuệ nhân tạo Rapid (được phát triển bởi Đại học Stanford, Hoa Kỳ) ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị đột quỵ.
Hiện nay bệnh lý đột quỵ ngày càng gia tăng, không chỉ ở người lớn tuổi, người trung niên, mà ở cả người trẻ tuổi.
Các trường hợp bị đột quỵ hầu hết là do cục huyết khối gây thuyên tắc động mạch não. Hiện, mục tiêu chính trong điều trị đột quỵ là tái thông mạch máu não bị tắc nghẽn nhằm cứu lấy vùng nhu mô não đang bị tổn thương bằng các liệu pháp thuốc tiêu sợi huyết, hoặc lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học. Tuy nhiên, thời gian chính là nhược điểm của các phương pháp này: Nếu người bệnh đến sớm mới có cơ hội được điều trị.
TS.BS. Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội Đột quỵ TPHCM, Trưởng Khoa Bệnh lý mạch máu não (BV Nhân dân 115) cho biết, các phương pháp điều trị đột quỵ thông thường chỉ áp dụng cho bệnh nhân đến trong 6 giờ kể từ lúc bắt đầu có triệu chứng khởi phát. Theo nghiên cứu, chỉ có 20% bệnh nhân đến trong "cửa sổ thời gian vàng", điều đó cho thấy 80% còn lại bác sĩ không thể làm gì hơn.
Nhưng phần mềm Rapid cho phép mở rộng cửa sổ điều trị lên đến 24 giờ. Đặc biệt, phần mềm Rapid hữu ích với cả 2 dạng đột quỵ là nhồi máu não và xuất huyết não.
Với những trường hợp bị xuất huyết não, Rapid có thể tiên đoán được những vùng nhu mô não sẽ chết trong những giờ tiếp theo, biết được chính xác thể tích máu tụ, từ đó giúp các bác sĩ lượng giá được chính xác được khối máu tụ, nâng cao hiệu quả điều trị.
Điều này cũng rất phù hợp với kỹ thuật mới sắp áp dụng tại BV Nhân dân 115, đó là mổ và hút cục huyết khối đối với các bệnh nhân xuất huyết não bằng kỹ thuật robot - TS.BS. Nguyễn Huy Thắng cho biết.
Hiện nay đã có 1.200 BV của 40 quốc gia trên thế giới áp dụng phần mềm Rapid và mỗi năm cứu sống khoảng 250.000 bệnh nhân. Việt Nam là một trong 3 quốc gia ở Đông Nam Á triển khai (sau Indonesia, Thái Lan).
Theo số liệu công bố, trong 100 ca áp dụng phần mềm Rapid có thể điều trị thành công 49 ca, nhưng nếu không có phần mềm này thì chỉ có 19 ca điều trị thành công. Rapid sẽ được tiếp tục hoàn thiện để tối ưu nhất. Mặt khác, vì đây là trí tuệ nhân tạo, có khả năng tự học nên sẽ tự hoàn thiện mình dựa trên ứng dụng data rất lớn.
Mỗi năm, BV Nhân dân 115 điều trị trên 12.000 ca đột quỵ, trong đó có hơn 500 trường hợp lấy huyết khối bằng dụng cụ. Vừa qua, BV cũng trở thành đơn vị đầu tiên của châu Á được trao chứng nhận Chất lượng điều trị vàng của Hội Đột quỵ châu Âu.
Theo baochinhphu
Bệnh viện Sài Gòn ứng dụng trí tuệ nhân tạo tăng cơ hội sống cho bệnh nhân đột quỵ Hai bệnh viện Nhân dân 115 và Gia An 115 đã đưa phần mềm RAPID vào việc chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân mắc đột quỵ. Thời gian vàng được kéo dài từ 6 lên 24 giờ. Hai bệnh viện trên vừa đưa vào ứng dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) APID của Trung tâm đột quỵ, Đại học...