Nghiên cứu mới tiết lộ công dụng không ngờ của việc uống sữa mỗi ngày
Theo một nghiên cứu mới, uống sữa và ăn sữa chua mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Mới đây, một công trình nghiên cứu mới về bệnh tiểu đường type 2 được công bố trên tạp chí khoa học Diabetes Research and Clinical Practice (Nghiên cứu bệnh tiểu đường và Y học lâm sàng).
Theo đó, các chuyên gia của Đại học Naples Federico II (Ý) phát hiện uống một ly sữa và ăn sữa chua mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2. Ngược lại, ăn quá nhiều thịt đỏ và thịt trắng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
Nghiên cứu mới cho thấy uống sữa và ăn sữa chua mỗi ngày giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2.
Nhóm nghiên cứu, do Tiến sĩ Annalisa Giosuè dẫn dắt, đã so sánh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 dựa trên lượng thực phẩm mà con người tiêu thụ.
Cụ thể, nhóm xem xét 12 loại thực phẩm có nguồn gốc động vật khác nhau, bao gồm: thịt tổng hợp, thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu và thịt lợn), thịt trắng (gà và gà tây), thịt chế biến (thtij xông khói, xúc xích và thịt nguội), cá, các sản phẩm từ sữa tổng hợp, các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo, các sản phẩm từ sữa ít béo, sữa, phô mai, sữa chua và trứng.
Kết quả cho thấy, những người ăn 100g thịt đỏ/ngày có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 22% so với những người ăn ít hơn. Tỷ lệ này tăng lên 30% đối với những người ăn 50g thịt chế biến (ít hơn hai lát thịt xông khói)/ngày. Trong khi đó, những người tiêu thụ 50g thịt trắng/ngày chỉ đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao hơn 4% so với những người ăn ít hơn.
“Thịt đỏ và thịt đã qua chế biến là nguồn cung cấp các thành phần như axit béo bão hòa, cholesterol và sắt haem. Chúng đều được biết đến có khả năng thúc đẩy tình trạng viêm mãn tính mức độ thấp và kích ứng oxy hóa, dẫn đến có thể làm giảm độ nhạy cảm của tế bào đối với insulin. Thịt chế biến cũng chứa nitrat, nitrit và natri… có thể làm hỏng các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy”, Tiến sĩ Giosuè cho biết.
Thịt chế biến sẵn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Ngược lại, thịt trắng có chứa hàm lượng chất béo thấp hơn, axit béo lành mạnh hơn và hàm lượng sắt haem thấp hơn.
Video đang HOT
Đáng chú ý hơn, nhóm nghiên cứu phát hiện sữa và các sản phẩm từ sữa có tác dụng ngăn chặn bệnh tiểu đường type 2 hoặc không gây hại gì. Điều này phụ thuộc vào loại sữa đó có bao nhiêu chất béo.
Những người tiêu thụ 200g sữa mỗi ngày (tương đương một ly) có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn 20% so với những người dùng ít hơn. Những người ăn 100g sữa chua mỗi ngày giảm 6% nguy cơ mắc bệnh so với những người ăn ít hơn.
Tuy nhiên, những người ăn 30g phô mai hoặc 200g sữa đầy đủ chất béo lại không có hiệu quả gì.
“Các sản phẩm từ sữa rất giàu dinh dưỡng, vitamin và những chất có lợi khác giúp quá trình chuyển hóa glucose – quá trình xử lý đường trong cơ thể thuận lợi hơn. Lợi khuẩn Probiotics cũng được biết đến là có tác dụng đối với quá trình chuyển hóa glucose. Điều này giải thích tại sao ăn sữa chua thường xuyên có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2″, nữ chuyên gia giải thích.
Tiêu thụ 100g cá và một quả trứng mỗi ngày không ảnh hưởng gì đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Do đó, Tiến sĩ Giosuè khuyên ăn ít thịt đỏ và thịt đã qua chế biến, cũng như có thể thay thế bằng cá và trứng.
Cá và trứng là hai thực phẩm thay thế thịt tốt cho sức khỏe.
Nghiên cứu này dự kiến sẽ được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội châu Âu về Nghiên cứu Bệnh tiểu đường ở Stockholm, Thụy Điển, trong tuần này.
Trước đó, Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) của Anh khuyên mọi người nên ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, như ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây, đậu, sữa ít béo và sữa chua để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. NHS cũng khuyến cáo tiêu thụ nhiều các sản phẩm từ động vật.
Khi đang uống thuốc, nên tuyệt đối tránh xa những loại nước này
Khi bị bệnh phải uống thuốc, nhiều người vẫn giữ thói quen uống một số loại nước ưa thích, nhưng chúng có thể làm giảm tác dụng thuốc thậm chí gây hại.
Dưới đây là một số loại nước chúng ta nên tránh khi đang phải uống thuốc.
Nước ép bưởi
Bình thường nước ép bưởi rất tốt cho sức khỏe bởi nó chứa hàm lượng rất cao vitamin cũng nhiều khoáng chất hữu ích. Nhưng khi bạn đang phải uống thuốc thì nước ép bưởi không đem đến lợi ích, thậm chí nó còn làm mất tác dụng của thuốc, khiến bạn uống thuốc mãi mà không khỏi. Nước ép bưởi gây phản ứng tiêu cực với hơn 50 loại thuốc. Do đó, nếu đang phải uống thuốc bạn nên tránh uống loại nước ép này.
Nước ép cam hoặc nước chanh
Trong nước ép cam và nước chanh chứa hàm lượng vitamin C cao cùng lượng đáng kể axit. Nếu bạn sử dụng 2 loại nước này khi đang uống thuốc sẽ khiến thuốc bị mất gần hết tác dụng.
Rượu
Uống nhiều rượu vốn dĩ có hại cho sức khỏe và tác hại của nó càng tăng lên nhiều lần nếu bạn uống chung với thuốc. Rượu sẽ làm mất tác dụng của thuốc Đặc biệt nếu bạn uống rượu khi đang sử dụng thuốc thần kinh trầm cảm nó có thể gây ra chứng đau đầu tăng nhịp tim và dễ đột tử
Nước ép lựu
Nước ép lựu rất thơm ngon, bổ dưỡng và là món đồ uống ưa thích của nhiều người. Dù vậy nhưng nếu đang dùng các loại thuốc trị cao huyết áp thì bạn nên dừng uống nước ép lựu. Bởi trong loại nước này có chứa enzyme làm giảm tác dụng của thuốc.
Sữa, sữa đậu nành
Rất nhiều người có thói quen uống sữa cùng với thuốc hoặc uống sữa ngay sau khi vừa uống thuốc. Điều này không tốt một chút nào. Bởi các chất dinh dưỡng của sữa khi kết hợp với thành phần thuốc sẽ gây phản ứng không tốt, làm giảm tác dụng của thuốc. Chính vì thế, bạn chỉ nên uống sữa sau khi uống thuốc từ 3 - 4 tiếng. Với trẻ nhỏ, cũng nên đợi ít nhất 2 tiếng sau khi uống thuốc mới sử dụng sữa.
Cà phê, nước trà, coca-cola
Một số người lại có thói quen uống thuốc bằng nước trà hoặc cà phê. Điều này cũng làm giảm hầu hết tác dụng của thuốc, khiến bệnh lâu khỏi. Không những vậy uống cà phê cùng thuốc sẽ gây hại cho dạ dày nhất là khi dùng các loại thuốc kháng viêm
Nước uống thể thao
Trong các loại nước uống thể thao có nồng độ kali cao. Nếu bạn đang uống thuốc chống suy tim hoặc thuốc hạ huyết áp mà uống loại nước này sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Những thuốc và thực phẩm không dùng chung
Bưởi và thuốc giảm mỡ máu statin
Ăn bưởi khi uống statin sẽ trở nên nguy hiểm thuốc bị enzim trong nước bưởi phá vỡ và lưu lại trong gan ruột non Nồng độ thuốc trong máu tăng lên khiến các tác dụng phụ như đau cơ trở nên nặng nề. Tốt nhất là bạn không ăn bưởi nếu đang dùng statin.
Cam và thuốc kháng histamin điều trị dị ứng
Các loại quả họ cam chanh khiến cơ thể không thể hấp thụ thuốc kháng histamin Nước cam ngăn chặn hoạt động của các protein có nhiệm vụ vận chuyển thuốc đi khắp cơ thể khiến thuốc không còn tác dụng. Để vẫn thưởng thức nước cam trong thời gian sử dụng thuốc, bạn hãy uống hai thứ này cách xa nhau, ví dụ nước cam vào buổi sáng và thuốc vào ban đêm.
Cải xoăn, cam thảo và thuốc làm loãng máu
Cải xoăn rau chân vịt, súp lơ xanh và cải brussel đều có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nếu ăn khi uống thuốc làm loãng máu như coumadin hay warfarin. Vitamin K trong các loại rau lá xanh này là chất đông máu tự nhiên sẽ vô hiệu hóa thuốc. Cam thảo cũng dẫn đến tình trạng tương tự, đặc biệt là khi dùng với coumadin. Tốt nhất, nếu đang phải uống thuốc làm loãng máu, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về những thực phẩm cần tránh.
Thức ăn mặn và thuốc giảm huyết áp
Người đang uống thuốc giảm huyết áp nên hạn chế muối vì ăn mặn sẽ khiến huyết áp tăng trở lại và thuốc mất hiệu quả. Trong trường hợp ăn rau củ đóng hộp, bạn hãy rửa qua với nước sạch để nhạt bớt.
Chuyên gia: Bí mật trong chế độ ăn uống là chìa khóa để ngăn ngừa ung thư Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy có thể giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư. Và một số loại thực phẩm có thể làm được điều này. Tiến sĩ Shireen Kassam, giám đốc trung tâm chăm sóc sức khỏe dựa trên chế độ ăn thực vật - Plant-Based Health Professionals (Anh), đã tán dương những ưu điểm của phương pháp tiếp...