Nghiên cứu mới: sữa mẹ có thể điều trị Covid-19
Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc mới đây kết luận rằng sữa mẹ có thể phòng ngừa hoặc điều trị bệnh Covid-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra.
Tổ chức Y tế thế giới khẳng định các bà mẹ nên tiếp tục cho con bú bằng sữa mẹ dù họ có nhiễm Covid-19 – REUTERS
Để đưa ra kết luận trên, nhóm nhà khoa học Trung Quốc, do Giáo sư Đồng Di Cương thuộc Đại học Công nghệ hóa Bắc Kinh dẫn đầu, đã kiểm tra tác động của sữa mẹ đối với những tế bào nhiễm SARS-CoV-2 gây Covid-19.
Sữa mẹ được lấy từ năm 2017, trước khi đại dịch Covid-19 khởi phát ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối năm 2019, còn tế bào được thử nghiệm gồm nhiều loại khác nhau từ tế bào thận ở động vật đến tế bào phổi và ruột ở người, theo tờ South China Morning Post ngày 28.9.
Kết quả vẫn giống nhau: hầu hết các chủng virus sống đều bị sữa mẹ tiêu diệt. Nhóm nghiên cứu kết luận sữa mẹ đã ngăn chặn virus xâm nhập và thậm chí kìm hãm sự nhân rộng của virus sau khi xâm nhập tế bào. Nghiên cứu đã được đăng trên chuyên trang Biorxiv.org.
[ VIDEO] Dùng chó đánh hơi người nhiễm Covid-19 hiệu quả đến đâu?
Cụ thể, ông Đồng cùng các đồng nghiệp đã pha trộn một số tế bào khỏe mạnh vào sữa mẹ rồi rửa sạch sữa và cho tế bào phơi nhiễm với virus SARS-CoV-2. Họ quan sát thấy hầu như không có virus bám hoặc vào các tế bào và việc điều trị bằng sữa mẹ cũng đã ngăn chặn virus tái tạo trong các tế bào bị nhiễm.
Nhóm nhà khoa học Trung Quốc cho hay thành phần có khả năng ngăn chặn virus xâm nhập nhiều nhất là protein whey, vốn chứa nhiều loại protein khác nhau. Họ cho biết thêm không phát hiện bất kỳ dấu hiệu tổn hại do sữa mẹ gây ra trong quá trình tiêu diệt virus.
Một số phụ nữ được cho là thường khử trùng sữa mẹ được hiến từ người khác trước khi cho con họ bú. Tuy nhiên, nhóm nhà khoa học Trung Quốc phát hiện việc đun sữa mẹ ở nhiệt độ 90 độ trong 10 phút khử hoạt tính của protein whey, khiến tỷ lệ chống SARS-CoV-2 giảm xuống còn dưới 20%. Nhóm nhà nghiên cứu cho rằng cần phải xác định thành phần chính của sữa mẹ có tác dụng chống SARS-CoV-2 để phát triển thuốc trị bệnh.
[VIDEO] Virus corona SARS-CoV-2 tại Việt Nam đã tiến hóa, khác biệt so với trước đây
Trước đó, việc cho con bú bằng sữa mẹ bị xem làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Ở Vũ Hán, nhiều trẻ sơ sinh đã bị tách khỏi những người mẹ bị nhiễm Covid-19 và được cho uống sữa bột, theo báo chí Trung Quốc đưa tin hồi tháng 2. Ngoài ra, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ cho rằng cũng nên xem những trẻ được những bà mẹ nghi hoặc được xác định nhiễm Covid-19 là người mang mầm bệnh khả nghi.
Tuy nhiên, nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Trung Quốc nói trên củng cố lập trường của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) rằng các bà mẹ nên tiếp tục cho con bú bằng sữa mẹ dù họ có nhiễm Covid-19.
WHO đã truy 46 bà mẹ nhiễm Covid-19 cho con bú bằng sữa mẹ ở nhiều quốc gia hồi tháng 6. Các gien virus đã được phát hiện trong sữa của 3 người mẹ nhưng không có bằng chứng cho thấy trẻ bị nhiễm. Chỉ có một bé bị nhiễm và việc lây lan qua đường khác không thể bị loại trừ, theo South China Morning Post.
Từng viêm tắc sữa, ngực tím bầm như hoại tử, mẹ 9X chia sẻ kinh nghiệm thoát khỏi nỗi đau đớn hơn cả đau đẻ
Với những kinh nghiệm từng trải của chị Ngọc Mai (29 tuổi, sống tại Hà Nội) dưới đây, các chị em có thể thở phào nhẹ nhõm trước ám ảnh viêm tắc sữa đáng sợ.
Chị Ngọc Mai cảm nhận rằng, viêm tắc sữa nhiều khi còn đáng sợ hơn cả đau đẻ. Nó làm cho người mẹ dù mạnh mẽ đến mấy cũng trở nên yếu mềm quá thể. Nhưng cũng có thể sau sự yếu mềm đó lại là lúc ý chí phi thường của mẹ thêm lần nữa được khẳng định.
Chị Ngọc Mai và bé Siro (Ảnh: NVCC)
"Trải qua cả chục lần viêm sốt miên man 41-42 độ, ngực tím bầm như hoại tử, đau đớn đến mức không khóc nổi, chỉ nín thở chịu đựng từng giây phút, mỗi lần như vậy gia đình lại động viên mình "hay thôi cai sữa đi". Mỗi lần như vậy mình cũng định buông xuôi, nhưng cứ chữa khỏi lại nhìn con, lại hừng hực khí thế để chiến đấu và làm lại từ đầu. Cuối cùng mình cũng làm được, ít nhất là đã đẩy lùi được viêm tắc tái diễn sau 3 tháng và nuôi con sữa mẹ hoàn toàn tới 18 tháng", bà mẹ trẻ tâm sự.
Chị cũng chia sẻ rằng, khi cảm thấy cơ thể có bất thường, đầu tiên các mẹ nên xác định mình viêm hay tắc? Mỗi trường hợp có cách xử lý khác nhau. Chị cũng nhận thấy, đa phần các mẹ chưa phân biệt được viêm và tắc. Vẫn còn đồng hoá 2 khái niệm này với nhau.
Từng có thời điểm bà mẹ trẻ bị viêm tắc tia sữa, đau đớn, ngực sưng bầm như hoại tử (Ảnh: NVCC)
Theo đó, chị Ngọc Mai đưa ra biểu hiện cùng cách xử lý cụ thể đối với mỗi trường hợp như sau:
Viêm: Biểu hiệu bầu ngực nóng, người bắt đầu cảm thấy có biểu hiện như cảm lạnh, gai gai lạnh, sốt nhẹ. Ngực có thể mềm nhưng lại có cục nhỏ (hoặc chưa có ngay) nhưng vẫn đau.
Nguyên nhân, do sức đề kháng kém, khi vi khuẩn xâm nhập, cơ thể không có sức chống chọi lại, làm ổ viêm hình thành và khuếch tán.
Cách xử lý:
- Chườm mát (tuyệt đối không được chườm nóng cũng không được chườm lạnh) cách tốt nhất là nên bọc mấy viên đá vào khăn xô, rồi chườm lên vùng viêm để hạ nhiệt.
- Khéo léo dồn được sữa viêm ra ngoài bằng tay, hoặc kết hợp dùng máy hút massage, cho con ti và hút sữa nối tiếp nhau cho sữa kiệt hẳn. Nếu không dồn được sữa viêm ra, thì tốt nhất nên nhờ người thông tia có kinh nghiệm.
Tuy nhiên cần lưu ý trường hợp này dồn sữa viêm khác với thông tia bình thường. Nhiều người không biết, lại cứ ra sức bóp nặn lại càng làm cho việc khuếch tán ổ viêm nhanh hơn, tình trạng càng tồi tệ hơn.
- Chớm viêm nên uống luôn amphachoay. Ngày 4 viên chia 2 lần, mỗi lần 2 viên. Hôm sau các mẹ đã thấy cắt sốt rồi. Việc uống amphachoay nên được tiến hành sớm nhất có thể, nếu muộn hơn có thể bắt buộc phải dùng kháng sinh.
- Uống lá đinh lăng hoặc bồ công anh đun lên, để nguội (không được uống nóng), uống thay nước trong ngày. Trong đinh lăng/bồ công anh có chứa chất kháng viêm tự nhiên rất hữu ích trong lúc này.
- Bổ sung tăng cường vitamin C để tăng cường đề kháng.
- Nếu sốt quá 39 độ, có thể uống hạ sốt chứa paracetamol và uống nước bù điện giải.
Sau khi xử lý viêm tắc sữa thành công, lượng sữa chị Ngọc Mai thu được mỗi ngày khá dồi dào (Ảnh: NVCC)
Bà mẹ trẻ cho biết: "Trước đây, mình toàn viêm chứ không tắc. Ban đầu cứ sốt 41-42 độ thì hoảng lắm. Về sau "khôn" hơn, chớm có hiện tượng là ngậm amphachoay và xử lý như các bước trên, hôm sau đã bình thường trở lại. Thế là từ phức tạp lại hoá giản đơn".
Tắc: Ngực nổi cục cứng có thể thành tảng, mảng lớn, ngực cứng ngắc, rất đau đớn.
Nguyên nhân, do cặn sữa bám lại đầu ti gây bít tắc lại. Chị Ngọc Mai hay có 1 ví von rằng: Bầu vú mẹ như một bể nước, còn đầu vú mẹ là cái vòi nước. Trong khi nước nguồn tiếp tục chảy vào bể, nhưng lại đi khoá chặt cái vòi nước lại. Điều gì đến cũng phải đến, nước căng tràn, muốn tràn ra ngoài nhưng không được, ứ bên trong, làm cho mọi thứ như muốn nổ tung.
Theo đó, bà mẹ trẻ hướng dẫn cách xử lý rằng: Việc cần làm là thay vì vò, bóp phần mảng cứng bên trong, thì các mẹ nên nhẹ nhàng tìm cách "tháo cái vòi" ra. Hãy tìm nguyên nhân gây bít tắc ở đó. Dò tia tắc, khéo léo chập sợi tóc và luồn vào tia tắc đó sâu nhích từng chút...từng chút một sâu khoảng 1-2 đốt ngón tay, rồi từ từ rút ra (hệt như thông cống), sau đó kết hợp kỹ thuật vắt tay sữa sẽ phun ra ầm ầm.
"Việc dò tìm được tia tắc và khéo léo luồn được tóc vào không hề đơn giản. Đôi khi chỉ mất 1-2 phút, nhưng có mẹ loay hoay cả tiếng không xong. Nếu khó khăn quá thì buộc phải nhờ các bạn thông tia có kinh nghiệm xử lý giúp. Tránh để lâu. Nếu tắc ứ sữa quá 3 ngày mà không xử lý nhiều khả năng cũng sang viêm/áp xe", mẹ bé Siro nhấn mạnh.
Vì được bú sữa mẹ hoàn toàn nên Siro phát triển khoẻ mạnh và bụ bẫm, đáng yêu (Ảnh: NVCC)
Tóm lại, chị Ngọc Mai chia sẻ thêm rằng, sau khi viêm tắc các mẹ nhớ duy trì thói quen sau đây để hạn chế tình trạng này lặp lại:
- Cho con ti thường xuyên nhưng phải đúng cữ và kiệt.
- Vệ sinh đầu ti cẩn thận sau mỗi lần cho con ti hoặc hút sữa xong bằng nước muối sinh lý, xịt kháng khuẩn nếu cần. Làm sạch đầu ti hàng ngày tránh đọng cặn sữa gây bít tắc đầu ti.
- Một số mẹ do sữa quá đặc, cặn sữa quá nhiều có thể uống Lecithin (không làm chất béo mất đi mà chỉ hạn chế nó kết tủa thành cặn).
- Duy trì uống bổ sung vitamin và hoa quả có vitamin C để tăng cường đề kháng.
- Giữ thói quen sinh hoạt ngủ nghỉ điều độ, dù là kích sữa đi chăng nữa nhưng ngày nên dành cho mình tối thiểu 4h nghỉ ngơi và ngủ 1 giấc thật sâu.
Cuối cùng, hãy trang bị cho bản thân "sức mạnh tinh thần" tối ưu nhất. Lo lắng không giải quyết vấn đề gì. Cứ đón nhận nó và giải quyết bình tĩnh nhất có thể. Mọi chuyện sẽ ổn trong thời gian sớm nhất. Càng căng thẳng sẽ càng lâu hồi phục hơn.
Tìm hiểu trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày? Sức khỏe của trẻ nhỏ là mối quan tâm duy nhất của các mẹ sau khi có con. Các mẹ lần đầu trở thành mẹ cảm thấy bỡ ngỡ và lo lắng rằng liệu trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày? Tìm hiểu tần suất đi ngoài của trẻ 2 tháng tuổi qua bài viết dưới đây. Đối với trẻ...