Nghiên cứu mới chỉ ra rằng: Điện gió và điện mặt trời đang ngày càng rẻ hơn các nhà máy điện than truyền thống
Đặc biệt trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhu cầu về điện năng từ các nhà máy điện than đang có dấu hiệu sụt giảm, trong khi chi phí để duy trì chúng hoạt động thì vẫn không thay đổi.
Có vẻ như nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng tỏ ra thất thế trước các nguồn năng lượng tái tạo khác, khi mà theo báo cáo mới đây của Carbon Tracker, việc duy trì phân nửa số nhà máy điện than tại nhiều thị trường lớn trên thế giới tốn kém hơn rất nhiều so với các nhà máy điện tái tạo khác. Cùng với đó, nhóm nghiên cứu dự báo đến năm 2030, các nhà máy điện than sẽ là phương án sản xuất điện tốn kém nhất trên thế giới.
“Báo cáo này của chúng tôi nhằm mục tiêu phản biện lại quan điểm bấy lâu nay rằng: Nhiệt điện là phương án sản xuất điện rẻ nhất, không chỉ trong hiện tại mà còn mãi sau này.” - Durand D’souza, thành viên tại Carbon Tracker chia sẻ.
Ở thời điểm hiện tại, những nhà máy điện than với công suất 499 gigawatts của thế giới vẫn đang trong giai đoạn xây dựng, với chi phí dồn vào các dự án này lên tới hàng nghìn tỷ USD. Với chi phí khổng lồ như vậy, đương nhiên nhiều chính phủ và nhà đầu tư sẽ không hủy bỏ những dự án này để tránh đổ một lượng tiền lớn xuống sông xuống biển. Tuy nhiên, có lẽ đây cũng nên là thời điểm để tính dần đến chuyện đầu tư cho các phương án năng lượng tái tạo khác bên cạnh những nhà máy điện than truyền thống.
Video đang HOT
Đặt trong bối cảnh mà dịch Covid-19 gây ảnh hưởng không nhỏ đến với nền kinh tế, Ủy ban Năng lượng Quốc tế tin rằng nguồn vốn mà các chính phủ rót vào những dự án năng lượng tái tạo như điện gió hay điện mặt trời sẽ giảm đi đáng kể.
Các thị trường mà giá sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo đang rẻ hơn điện than truyền thống
Tuy nhiên mặt khác, do các hoạt động sản xuất công nghiệp đang trở nên đình trệ ở nhiều nời trên thế giới trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhu cầu về điện năng từ các nhà máy điện than tại thị trường Trung Quốc cũng đang có dấu hiệu sụt giảm. Vì lý do này, doanh thu của các nhà máy điện than truyền thống sẽ sụt giảm rất nhiều, ít nhất trong thời điểm hiện tại, trong khi chi phí để duy trì chúng hoạt động thì vẫn không thay đổi. Nhóm nghiên cứu tại Carbon Tracker tin rằng điều này sẽ khiến cho những nhà máy điện than càng trở nên khó cạnh tranh hơn so với các nhà máy năng lượng tái tạo khác.
“Chúng tôi mong rằng tình thế hiện tại sẽ khiến nhiều chính phủ và các nhà đầu tư suy nghĩ nghiêm túc hơn về việc đầu tư nhiều hơn cho các dự án năng lượng tái tạo, cũng như vạch ra những lộ trình để dần thay thế điện than bằng các nguồn điện sạch khác trong tương lai, từ đó giúp giảm giá điện nhưng vẫn có thể mang lại những tác động tích cực hơn với môi trường,” D’souza chia sẻ.
Ukraine kỳ vọng thu 2 tỷ USD từ hợp đồng trung chyển khí đốt Nga năm 2020
Theo lãnh đạo một ủy ban tại Quốc hội Ukraine, Kiev dự kiến sẽ nhận được khoảng 2 tỷ USD từ hợp đồng trung chuyển khí đốt của Nga vào năm 2020.
"Ukraine dự kiến sẽ thu được khoảng 2 tỷ USD từ thỏa thuận vận chuyển khí đốt của Nga cho châu Âu vào năm 2020" - ông Andre Gerus - người đứng đầu Ủy ban của Verkhovna Rada về Năng lượng, Nhà ở và Hạ tầng, thông báo hôm 24/12. Verkhovna Rada là Quốc hội Ukraine.
Ukraine kỳ vọng thu 2 tỷ USD từ việc trung chyển khí đốt Nga năm 2020.
"Việc ký kết được Nghị định về hợp đồng trung chuyển khí đốt của Nga rất quan trọng đối với Ukraine, vì năm tới chúng tôi sẽ có thể nhận được khoảng 2 tỷ USD từ việc gia hạn hợp đồng này", ông Gerus nói với các phóng viên sau cuộc họp của Ủy ban Cộng đồng và Lãnh thổ hôm 24/12.
Trước đó, hôm 21/12, Moscow và Kiev đã ký một nghị định thư về việc tiếp tục vận chuyển khí đốt qua lãnh thổ Ukraine trong thời gian 5 năm. Nga và Ukraine đã giải quyết các yêu sách về khí đốt, sẽ không còn các vụ kiện và tranh chấp nữa.
Là một phần của thỏa thuận này, người đứng đầu Gazprom Alexei Miller tuyên bố rằng Gazprom đã đồng ý trả 2,6 tỷ USD tiền phạt mà tòa trọng tài Stockholm đưa ra vào tháng 2/2018.
Theo ông Miller, đổi lại tập đoàn năng lượng Naftogaz của Ukraine đã đồng ý hủy bỏ tất cả các vụ kiện tại các tòa án quốc tế khác.
Hợp đồng trung chuyển khí đốt đạt được trong tuần này dự kiến sẽ được ký trước ngày 29/12.
Thỏa thuận sẽ kéo dài 5 năm và "khối lượng khí đốt được trung chuyển tối thiểu sẽ là 65 tỷ mét khối trong năm đầu tiên và 40 tỷ mét khối trong 4 năm tiếp theo", Bộ trưởng Bộ Năng lượng Ukraine Aleksey Orzhel cho biết.
Trước đó, Ukraine đã nhận được khoảng 3 tỷ USD mỗi năm từ việc vận chuyển khí đốt của Nga. Tuy nhiên, khối lượng trung chuyển khí đốt trong hợp đồng hiện tại sẽ kết thúc vào ngày 31/12/2019 lớn hơn nhiều so với thỏa thuận mới có hiệu lực từ năm 2020.
Theo kinhtedothi.vn
Ủy ban tình báo Mỹ xem xét lần cuối báo cáo luận tội Tổng thống Sau khi được bỏ phiếu thông qua, bản báo cáo tóm tắt về cuộc điều tra luận tội của Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ sẽ được chuyển tới Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ trước khi ủy ban này tiến hành điều trần. Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại một sự kiện ở New York ngày 12/11/2019. (Ảnh:...