Nghiên cứu mới: Cấy điện cực khôi phục thị lực cho người mù
Lần đầu tiên các nhà khoa học dùng nhiều điện cực cấy vào vỏ não và tạo nhiều điểm ảnh có độ phân giải cao nhằm phục hồi thị lực. Đây được đánh giá là bước tiến mới trên con đường tìm kiếm giải pháp khôi phục thị lực cho người mù.
Mô hình thử nghiệm ghép điện cực cho khỉ – Ảnh: as.com
4 tác giả nghiên cứu gồm 3 nhà khoa học Hà Lan làm việc tại khoa thị giác & nhận thức thuộc Viện Khoa học thần kinh Hà Lan, khoa sinh lý thần kinh tích hợp và khoa tâm thần thuộc Đại học Vrije Universiteit Amsterdam cùng 1 nhà khoa học Tây Ban Nha làm việc tại Đại học Miguel Hernández.
Khái niệm nghiên cứu kích thích điện để não nhận biết các điểm sáng (hiện tượng chói sáng) đã ra đời cách đây vài thập niên nhưng đến nay do kỹ thuật còn nhiều hạn chế nên không thể phát huy đầy đủ.
Nhóm nghiên cứu Hà Lan đã phát triển một thiết bị cấy ghép gồm 1.024 điện cực và kết nối với vỏ não thị giác của hai con khỉ sáng mắt nhằm mục đích tạo ra các hình dạng. Phần não xử lý thông tin thị giác này của khỉ có nhiều điểm tương đồng với con người.
Thiết bị ghép với cả ngàn điện cực – Ảnh: PA
TS Pieter Roelfsema – giám đốc Viện Khoa học thần kinh Hà Lan giải thích: “Số lượng điện cực được cấy vào vỏ não thị giác và số lượng điểm ảnh (pixel) nhân tạo mà chúng tôi có thể tạo ra để phát hình ảnh nhân tạo đạt độ phân giải cao là những điều chưa từng thực hiện”.
Video đang HOT
Kết quả cho thấy hai con khỉ thí nghiệm đã “nhìn thấy” các hình dạng như chữ cái, đường thẳng, dấu chấm chuyển động.
Các nhà khoa học biết khỉ đã nhìn thấy các hình dạng này vì trước đó chúng đã được huấn luyện di chuyển mắt theo một hướng nhìn cụ thể khi nhìn thấy để được thưởng.
Tuy các hình dạng khỉ nhìn thấy chỉ là hình dạng đơn sắc và đơn giản nhưng là bước tiến bộ mới so với các vùng sáng tối mờ mờ mà người được cấy ghép điện cực vào não cảm nhận được trong các nghiên cứu khác.
Hai nhà nghiên cứu Michael Beauchamp và Daniel Yoshor ở Đại học Pennsylvania (Mỹ) nhận định nghiên cứu của Hà Lan xứng đáng là một thành tựu khoa học.
TS Pieter Roelfsema khẳng định về nguyên tắc đã chứng minh được thiết bị cấy ghép vào não có thể giúp 40 triệu người mù trên thế giới thấy đường.
Nhóm nghiên cứu còn phải nghiên cứu điều chỉnh thiết bị cấy ghép để dòng điện không quá mạnh cũng như không quá yếu sao cho các điểm sáng có kích thước phù hợp. Họ hi vọng sẽ thử nghiệm thiết bị này trên người trong vòng 3 năm nữa và lưu ý còn nhiều trở ngại phải vượt qua.
Ví dụ các điện cực chỉ có thể hoạt động khoảng một năm vì các mô xung quanh tăng trưởng buộc điện cực phải dừng hoạt động.
Thiết bị cấy ghép hiện thời được gắn ở phía sau hộp sọ. Trong tương lai lý tưởng nhất là sử dụng công nghệ không dây.
Theo báo Le Parisien (Pháp), thiết bị này chỉ hoạt động đối với những người bị mất thị lực do bệnh tật hoặc do tai nạn vì vỏ não của họ không hoạt động nên cần kích hoạt trở lại. Còn đối với những người bị mù bẩm sinh, phần vỏ não này vẫn hoạt động bình thường.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Science (Mỹ).
Người khiếm thị toàn quốc thi tài tin học
44 thí sinh được tuyển chọn từ 26 tỉnh, thành đã tham gia hội thi tin học dành cho người mù toàn quốc lần thứ II, diễn ra từ ngày 2-3/12/2020 tại Hà Nội.
Sáng 2/12, Hội Người mù Việt Nam khai mạc hội thi tin học dành cho người mù toàn quốc lần thứ II.
Hội thi nhằm mục đích đẩy mạnh việc học tin học, nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập, công tác, đời sống của người mù, qua đó vận động các cấp, các ngành, các đơn vị, tổ chức và toàn xã hội quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa để nhiều người mù được phổ cập, tiếp cận với công nghệ thông tin nâng cao chất lượng cuộc sống. Hội thi cũng là dịp phát hiện những hạt nhân để bồi dưỡng cán bộ, giáo viên nòng cốt cho công tác dạy và học tin học cho các Hội cơ sở.
Ông Phạm Viết Thu - Chủ tịch Hội Người mù Việt Nam phát biểu khai mạc hội thi (Ảnh: TG)
Phát biểu khai mạc hội thi, ông Phạm Viết Thu - Chủ tịch Hội Người mù Việt Nam cho biết, ngày nay, công nghệ thông tin đã trở nên hết sức phổ biến, tác động mạnh mẽ và góp phần to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội.
Nhờ các phần mềm đọc màn hình và các thiết bị hỗ trợ, người mù có thể ứng dụng công nghệ thông tin để học tập, làm việc một cách chủ động, thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Thấy rõ tầm quan trọng của công nghệ thông tin đối với cuộc sống người mù, từ năm 2002, Hội Người mù Việt Nam đã bắt đầu triển khai các chương trình phát triển công nghệ thông tin: tổ chức các hội thảo nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, cử các cán bộ, giáo viên tham gia các lớp đào tạo, tập huấn Tin học trong và ngoài nước...
Các lớp đào tạo giáo viên nguồn, kĩ thuật viên, lớp học vi tính văn phòng được tổ chức tại Trung tâm Đào tạo cán bộ Phục hồi chức năng cho người mù thuộc Trung ương Hội và triển khai rộng rãi ở các địa phương. Hơn 1000 chiếc điện thoại thông minh đã được trao tặng cho người mù trong cả nước.
Đến nay, tin học đã được ứng dụng hiệu quả tại các cấp Hội, hàng nghìn người mù đã sử dụng thành thạo và coi máy vi tính, điện thoại thông minh như là người bạn đồng hành thân thiết trong học tập, làm việc và nâng cao chất lượng cuộc sống của mình. Nhiều người mù trẻ đã tham gia học phổ thông, cao đẳng, đại học và trên đại học, trở thành những người thành đạt.
Có người là hiệp sĩ công nghệ thông tin, thủ khoa trong các kì thi đầu vào, tốt nghiệp đại học, nhận học bổng của các trường đại học quốc tế; sử dụng công nghệ thông tin để phát triển chuyên môn nghề nghiệp như: âm nhạc, bán hàng online, chăm sóc khách hàng, dạy Tiếng Anh cho học sinh sáng mắt..., tạo nguồn thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.
Tuy nhiên, ông Phạm Viết Thu cho biết, hiện nay, tỉ lệ người mù biết sử dụng máy tính, điện thoại thông minh nhìn chung còn thấp. Nhận thức về tầm quan trọng của Tin học đối với đời sống người mù trong một bộ phận hội viên và trong cộng đồng còn hạn chế; việc tổ chức đào tạo và phát triển công nghệ thông tin còn khó khăn do thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí...
Theo ông Phạm Viết Thu, hội thi được phát động từ tháng 3/2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID- 19 nhưng Hội thi đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của nhiều Tỉnh, Thành hội trong cả nước, lựa chọn những thí sinh xuất sắc nhất tham gia vòng chung khảo tại Hà Nội.
Các thí sinh tham dự phần thi (Ảnh: TG)
Ngay sau lễ khai mạc, các thí sinh bước vào vòng thi chung khảo với 3 phần thi. Cụ thể, tại phần thi dành cho cán bộ các cấp Hội, thí sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm và thực hành các kĩ năng về sử dụng phần mềm đọc màn hình, Windows, Microsoft Word, chuyển đổi định dạng file hình ảnh sang file word; Internet và các ứng dụng trên điện thoại thông minh.
Tại phần thi dành cho Hội viên trẻ, học sinh, sinh viên, các kiến thức cần chuẩn bị như nội dung phần thi dành cho cán bộ Hội, nhưng ở mức độ cao hơn. Ngoài ra, còn có các nội dung khác như: Excels, PowerPoints, thiết lập, xử lí âm thanh, chuyển định dạng văn bản text sang âm thanh, tạo file video...
Tại phần thi sáng tạo, các tập thể, cá nhân trong hội giới thiệu những sản phẩm, phần mềm giúp người mù tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực đời sống, bao gồm hai nội dung: Các sản phẩm phần mềm và ứng dụng mới (sản phẩm đã hoàn thiện) dành cho người mù sử dụng máy tính, điện thoại thông minh. Các ý tưởng về sản phẩm phần mềm và ứng dụng giúp người mù tiếp cận công nghệ thông tin./.
Sách Học vần lớp 1 năm 1977 Sách Học vần lớp 1, tập 1, được NXB Giáo dục ấn hành năm 1977. Đây là cuốn nằm trong bộ sách thí điểm cải cách giáo dục giai đoạn từ năm 1976 đến 1979. Sách Học vần lớp 1, tập 1 năm 1977 được chia làm 2 phần: Phần âm, chữ cái và vần. Ở những trang đầu tiên, sách liệt kê...