Nghiên cứu mở ra triển vọng bào chế vaccine phòng virus SARS-CoV-2 và các biến thể

Theo dõi VGT trên

Trong tương lai, các hãng dược có thể phát triển vaccine có thể phòng chống nhiều biến thể khác nhau bằng cách sử dụng khả năng miễn dịch do cả biến thể OmicronDelta tạo ra.

Trong một nghiên cứu mới của Mỹ, việc nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 sẽ không thể tạo ra khả năng miễn dịch rộng ở người chưa tiêm phòng để có thể phòng chống các biến thể khác, song có thể làm tăng khả năng miễn dịch đang hoạt động ở những người đã tiêm phòng, từ đó giúp họ phòng chống tốt hơn đối với các biến thể khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của việc tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Nghiên cứu mở ra triển vọng bào chế vaccine phòng virus SARS-CoV-2 và các biến thể - Hình 1
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Dayton, Ohio, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Nghiên cứu này do một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học California tại San Francisco, Đại học California ở Berkeley, Cơ quan y tế công cộng California và Curative Inc – công ty khởi nghiệp về xét nghiệm COVID-19, thực hiện.

Các nhà nghiên cứu đã tiêm virus SARS-CoV-2 lần đầu tiên được phát hiện tại Mỹ năm 2020, biến thể Delta, biến thể Omicron vào các con chuột thí nghiệm và lấy huyết thanh để xét nghiệm xem chúng có khả năng chống virus SARS-CoV-2 và các biến thể của virus này là Alpha (lần đầu phát hiện ở Anh), Beta (lần đầu phát hiện ở Nam Phi), Delta (lần đầu phát hiện ở Ấn Độ) và Omicron (phát hiện đầu tiên ở Nam Phi).

Các nhà nghiên cứu nhận thấy những con chuột nhiễm biến thể Delta có khả năng phòng vệ tốt nhất trước các biến thể khác, trừ biến thể Beta, vốn được cho là có khả năng cao “trốn” được hệ miễn dịch. Trong khi đó, ở những con chuột nhiễm biến thể Omicron thì hệ miễn dịch của chúng chỉ có thể phòng chống chính biến thể này mà không thể phòng chống các biến thể khác.

Mặt khác, huyết thanh lấy từ những con chuột nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể phòng chống hiệu quả đối với virus này cũng như với biến thể Alpha và Delta, song không phòng chống hiệu quả trước biến thể Beta hoặc Omicron. Đây là một trong những lý do khiến biến thể Omicron đang gây ra số ca mắc COVID-19 cao đột biến ở những người đã tiêm vaccine đầy đủ. Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu khẳng định các vaccine ngừa COVID-19 vẫn mang lại hiệu quả trong việc ngăn chặn bệnh diễn tiến nặng và gây tử vong.

Sau khi tiến hành nghiên cứu trên chuột, các nhà khoa học đã sử dụng huyết thanh lấy từ những ca lây nhiễm đột phá (tức là vẫn mắc COVID-19 dù đã tiêm phòng đầy đủ) trong làn các sóng dịch bệnh do biến thể Delta và Omicron gây ra, để xem mức độ phòng chống trước virus SARS-CoV-2 cũng như các biến thể khác của virus này.

Video đang HOT

Kết quả cho thấy, huyết thanh của những người lây nhiễm đột phá trong làn sóng dịch Delta có thể vô hiệu hóa hiệu quả đối với mọi biến thể, mặc dù khả năng này đối với biến thể Omicron ở mức thấp. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận rằng huyết thanh lấy từ những người lây nhiễm đột phá trong làn sóng dịch COVID-19 do biến thể Omicron đã tạo ra sự bảo vệ tốt trước các biến thể.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng những người nhiễm biến thể Omicron có thể giúp làm tăng khả năng miễn dịch hiện có, song không tạo ra khả năng phòng chống đối với các biến thể khác. Trong khi đó, những người nhiễm biến thể Delta có thể tạo ra khả năng miễn dịch rộng lớn. Do vậy, trong tương lai, các hãng dược có thể phát triển vaccine có thể phòng chống nhiều biến thể khác nhau bằng cách sử dụng khả năng miễn dịch do cả biến thể Omicron và Delta tạo ra.

Deltacron: Biến thể mới hay sai lầm trong phòng thí nghiệm?

Một nhà nghiên cứu ở Cộng hòa Cyprus tuyên bố đã tìm thấy biến thể SARS-CoV-2 mới mang các đặc điểm của Delta và Omicron.

Tuy nhiên, phát hiện này gây ra nghi ngờ cho các nhà khoa học khác.

Deltacron: Biến thể mới hay sai lầm trong phòng thí nghiệm? - Hình 1

Các nhà khoa học ở Cộng hòa Cyprus tuyên bố mình đã phát hiện ra biến thể Deltacron. Ảnh AFP

Một nhà nghiên cứu ở Cộng hòa Cyprus tuyên bố đã tìm thấy biến thể SARS-CoV-2 mới mang các đặc điểm của Delta và Omicron.

Tuy nhiên, phát hiện này gây ra nghi ngờ cho các nhà khoa học khác.

Gần đây, một tin tức mới về các biến thể của SARS-CoV-2 đã gây chú ý: nhà nghiên cứu Leonidos Kostrikis tại Đại học Cyprus nói mình đã phát hiện ra một biến thể mới mang đặc điểm của các biến thể Delta và Omicron. Biến thể này được gọi là Deltacron.

Ông Leonidos Kostrikis, chuyên gia sinh học và người đứng đầu Phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học và Virus học phân tử, đã cùng nhóm của mình xác định được 25 trường hợp nhiễm Deltacron.

Theo ông Kostrikis, Deltacron có các dấu hiệu di truyền giống Omicron trong hệ gien Delta. Hiện Omicron rất dễ lây lan và đã trở thành biến thể SARS-CoV-2 ưu thế ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Anh và Mỹ. Trong khi đó, biến thể Delta đã hoành hành khắp thế giới vào mùa hè. Những người nhiễm Delta có nguy cơ nhập viện cao hơn đáng kể so với những người mắc Covid-19 do biến thể Alpha.

Phát biểu trên đài truyền hình Sigma TV ngày 7.1, ông Kostrikis nói: "Trong tương lai, chúng ta sẽ thấy liệu Deltacron có gây bệnh nặng hơn, dễ lây lan hơn hay lấn át Delta và Omicron".

DW đưa tin việc công bố sự xuất hiện của một biến thể có khả năng lây lan nhanh như Omicron hoặc gây bệnh nặng hơn đã gây chú ý. Tuy nhiên, các chuyên gia khác đã đặt câu hỏi về tính xác thực của những phát hiện của Kostrikis.

Mẫu bị nhiễm bẩn

"Kết quả giải trình tự gien Deltacron của các nhà khoa học Cyprus được một số phương tiện truyền thông lớn đưa tin gần đây rõ ràng đã bị nhiễm bẩn", ông Thomas Peacock, nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Barclay tập trung nghiên cứu SARS-CoV-2 của Đại học Hoàng gia London, viết trên Twitter ngày 8.1.

Trong một bài đăng khác, ông Peacock nói thêm rằng "điều này không thực sự liên quan đến chất lượng của phòng thí nghiệm hay những thứ tương tự. Chuyện này thỉnh thoảng xảy ra ở mọi phòng thí nghiệm giải trình tự gien!".

Deltacron: Biến thể mới hay sai lầm trong phòng thí nghiệm? - Hình 2

Một số nhà khoa học cho rằng việc phát hiện Deltacron là sai lầm trong phòng thí nghiệm. Ảnh AFP

Sau các ý kiến trái chiều, ông Kostrikis ngày 9.1 tiếp tục bảo vệ các phát hiện của mình. Trong tuyên bố gửi Bloomberg qua email, nhà khoa học này cho biết các ca nhiễm vừa được xác định "cho thấy chủng SARS-CoV-2 chịu áp lực tiến hóa trong việc phải có được các đột biến". Điều này khiến ông tin rằng sự kết hợp giữa Delta và Omicron đã xảy ra. Ông Kostrikis cũng nói thêm rằng sự kết hợp này không phải là kết quả của một sự kiện hy hữu, như việc mẫu trong phòng thí nghiệm bị nhiễm bẩn.

Chuyên gia Kostrikis cũng cho biết các mẫu mà ông phân tích được xử lý theo nhiều quy trình giải trình tự gien ở các quốc gia khác nhau.

"Không phải là sự kết hợp giữa Omicron và Delta"

Hiện tượng tái tổ hợp đã được ghi nhận ở virus và phát sinh khi nhiều biến thể của virus cùng tồn tại - vốn là chuyện đang xảy ra với SARS-CoV-2.

Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng ở Deltacron, các đột biến giống Omicron trong bộ gien Delta nằm trong cùng một phần của trình tự di truyền. Các khó khăn trong các quy trình giải trình tự gien nhất định sẽ ảnh hưởng đến phần này của trình tự di truyền.

Trao đổi với DW, ông Jeffrey Barrett, giám đốc Sáng kiến gien Covid-19 ở Viện Wellcome Sanger tại Anh, dẫn lại nghiên cứu mà viện của ông đã thực hiện về chủ đề này. Nghiên cứu đó khiến ông tin rằng "biến thể" Deltacron "gần như chắc chắn không phải là kết quả của sự tái tổ hợp sinh học giữa Delta và Omicron".

Vậy liệu chúng ta có thể bỏ qua những phát hiện ở Cyprus, thở phào nhẹ nhõm và bước tiếp không? Vẫn còn hơi sớm cho việc đó. DW dẫn lời ông Timo Wolf, bác sĩ và là người đứng đầu đơn vị cách ly tại Bệnh viện Đại học Frankfurt (Đức), cho biết ông lạc quan nhưng vẫn thận trọng vào lúc này.

"Tôi không nghĩ rằng có dấu hiệu cho thấy điều này sẽ gây ra một vấn đề lớn", ông Wolf nói. Bác sĩ này cũng thừa nhận rằng dữ liệu như của ông Kostrikis vẫn cần được xem xét kỹ lưỡng. "Để chắc chắn, tôi nghĩ chúng ta sẽ phải đợi thêm vài tuần nữa", ông Wolf cho biết.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Loại rau Việt giàu canxi hơn cả sữa, tốt cho tim mạch lại ngừa cả béo phìLoại rau Việt giàu canxi hơn cả sữa, tốt cho tim mạch lại ngừa cả béo phì
13:24:44 25/02/2025
Những người nên uống nước chè xanh thường xuyênNhững người nên uống nước chè xanh thường xuyên
06:02:43 24/02/2025
Thanh Hóa: làm rõ nguyên nhân cá chết hàng loạt trên suối Cổ ĐamThanh Hóa: làm rõ nguyên nhân cá chết hàng loạt trên suối Cổ Đam
17:16:02 25/02/2025
Huyết áp tăng đột ngột, xử trí thế nào?Huyết áp tăng đột ngột, xử trí thế nào?
17:24:17 24/02/2025
'Đánh bay'nỗi lo huyết áp cao với 6 thực phẩm quen thuộc này'Đánh bay'nỗi lo huyết áp cao với 6 thực phẩm quen thuộc này
18:16:02 24/02/2025
Thường xuyên ăn trứng có tốt?Thường xuyên ăn trứng có tốt?
13:15:09 25/02/2025
Hướng dẫn xử trí đúng khi bị bong gânHướng dẫn xử trí đúng khi bị bong gân
05:59:00 24/02/2025
Thời điểm chính xác để chuẩn đoán bệnh mất trí nhớ AlzheimerThời điểm chính xác để chuẩn đoán bệnh mất trí nhớ Alzheimer
13:02:51 24/02/2025

Tin đang nóng

Ảnh nét căng ăn hỏi thủ môn Văn Toản: Dàn xe rước dâu "khủng", đàng gái nhà to nhất phố gia thế không phải vừaẢnh nét căng ăn hỏi thủ môn Văn Toản: Dàn xe rước dâu "khủng", đàng gái nhà to nhất phố gia thế không phải vừa
15:01:03 25/02/2025
Bất bình khi xem clip ghi cảnh cụ bà bị 2 phụ nữ đánh, người vào can còn bị ngăn lạiBất bình khi xem clip ghi cảnh cụ bà bị 2 phụ nữ đánh, người vào can còn bị ngăn lại
15:45:53 25/02/2025
Bị bạn gái "thử thách tình yêu" đưa đi trải nghiệm dịch vụ sinh nở giả, chàng trai bị hoại tử ruột, phải cắt bỏ một phầnBị bạn gái "thử thách tình yêu" đưa đi trải nghiệm dịch vụ sinh nở giả, chàng trai bị hoại tử ruột, phải cắt bỏ một phần
15:52:58 25/02/2025
Chuyện gì đang xảy ra với hôn nhân của sao nữ Vbiz và chồng Ấn Độ?Chuyện gì đang xảy ra với hôn nhân của sao nữ Vbiz và chồng Ấn Độ?
15:03:26 25/02/2025
3 năm yêu kín tiếng của Hoài Lâm và bạn gái hot girl trước khi chia tay3 năm yêu kín tiếng của Hoài Lâm và bạn gái hot girl trước khi chia tay
14:19:46 25/02/2025
Một nam nghệ sĩ cưỡng hôn Hồng Đào ngay trên sân khấu: "Tôi mê mẩn Hồng Đào"Một nam nghệ sĩ cưỡng hôn Hồng Đào ngay trên sân khấu: "Tôi mê mẩn Hồng Đào"
15:15:19 25/02/2025
Tiền vẫn "chảy" vào tài khoản từ thiện của TikToker Phạm ThoạiTiền vẫn "chảy" vào tài khoản từ thiện của TikToker Phạm Thoại
15:23:42 25/02/2025
Nam thần "Sợi dây chuyền định mệnh" đứng sau vụ giết người: Bạn thân tiết lộ sự thay đổi tính cách kể từ khi tu tậpNam thần "Sợi dây chuyền định mệnh" đứng sau vụ giết người: Bạn thân tiết lộ sự thay đổi tính cách kể từ khi tu tập
15:17:55 25/02/2025

Tin mới nhất

9 biện pháp đơn giản giúp cơ thể thư giãn và giảm căng thẳng

9 biện pháp đơn giản giúp cơ thể thư giãn và giảm căng thẳng

17:05:20 25/02/2025
Một nghiên cứu được công bố trên Psychoneuroendocrinology cho thấy, khi cảm thấy căng thẳng, việc nghe những giai điệu chậm rãi, êm dịu có thể giúp hạ nhịp tim và thư giãn cơ thể.
7 thói quen sai lầm hàng đầu khi ăn cơm khiến người Việt bị bệnh

7 thói quen sai lầm hàng đầu khi ăn cơm khiến người Việt bị bệnh

13:14:03 25/02/2025
Nếu cơm nguội còn dư hoặc bạn có thói quen nấu một lần chia làm nhiều bữa, bạn cần bảo quản cơm đúng cách tránh ối thiu như làm cơm nguội nhanh và cho vào ngăn mát. Không nên hâm cơm nhiều lần vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng.
Thiếu máu não nên ăn gì cho tốt?

Thiếu máu não nên ăn gì cho tốt?

12:56:24 25/02/2025
Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị bằng thuốc, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh, tránh xa các tác nhân gây ra triệu chứng thiếu máu não để đạt hiệu quả điều trị tối ưu.
8 dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe mà nhiều người chưa biết

8 dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe mà nhiều người chưa biết

12:53:02 25/02/2025
Trong 8 dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe thì đây là một trong những triệu chứng điển hình nhất. Khi cơ quan này bị tổn thương, người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau ở vùng thắt lưng lan sang hai bên hông, tương ứng với vị trí của thận.
Đồ uống có đường gây ra khoảng 340.000 ca tử vong mỗi năm

Đồ uống có đường gây ra khoảng 340.000 ca tử vong mỗi năm

12:50:36 25/02/2025
Sự gia tăng tiêu thụ đồ uống có đường ở các khu vực trên phần lớn là do các công ty sản xuất nước ngọt đang tích cực mở rộng thị trường, nhằm bù đắp cho sự sụt giảm doanh số tại các thị trường truyền thống như Bắc Mỹ và châu Âu.
Mỡ máu không phải nguyên nhân chính gây ra đột quỵ

Mỡ máu không phải nguyên nhân chính gây ra đột quỵ

12:47:11 25/02/2025
Tăng huyết áp có thể được phát hiện bằng việc đo huyết áp người bệnh do nhân viên y tế thực hiện. Đây là một hành động vô cùng đơn giản, nhanh gọn và không hề đau đớn, người dân có thể phát hiện tăng huyết áp dễ dàng bằng cách khám sức ...
Giáo hoàng Francis ra thông điệp, tin tưởng việc điều trị

Giáo hoàng Francis ra thông điệp, tin tưởng việc điều trị

21:07:09 24/02/2025
Giáo hoàng Francis bày tỏ sự tin tưởng vào quá trình điều trị của mình, nhưng các nguồn tin từ Vatican cho biết văn bản này được viết trong vài ngày qua.
Phát hiện siêu thực phẩm chống cúm

Phát hiện siêu thực phẩm chống cúm

18:19:00 24/02/2025
Beta-glucan thường khuyên dùng để giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giúp ngăn cơ thể hấp thụ cholesterol, kích thích hệ thống miễn dịch bằng cách tăng các chất hóa học ngăn ngừa nhiễm trùng.
Đường có phải là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường?

Đường có phải là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường?

17:22:33 24/02/2025
Tiểu đường không chỉ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tổn thương dây thần kinh, suy thận, ảnh hưởng thị lực, mà còn gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.
Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi có vấn đề về tiêu hóa

Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi có vấn đề về tiêu hóa

16:16:39 24/02/2025
Đối với những người mới phẫu thuật, cơ thể cần nhiều năng lượng để hồi phục nên ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu sẽ giúp giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Người đàn ông nhập viện vì bất cẩn khi uống thuốc cảm cúm

Người đàn ông nhập viện vì bất cẩn khi uống thuốc cảm cúm

16:16:04 24/02/2025
Trong quá trình nội soi, các bác sĩ phát hiện viên thuốc còn nguyên vỏ với kích thước 1,5 x 2,5cm, có ba cạnh sắc nhọn và một cạnh tù, cạnh sắc cắm vào thành thực quản gây chảy máu.
Xử trí sưng đỏ do cước tay chân

Xử trí sưng đỏ do cước tay chân

15:35:12 24/02/2025
Bệnh cước tay chân cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng, nhưng khi thời tiết lạnh ẩm thì các triệu chứng nặng nề hơn.

Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân Trung Quốc muốn EU tham gia đàm phán hòa bình ở Ukraine

Nguyên nhân Trung Quốc muốn EU tham gia đàm phán hòa bình ở Ukraine

Thế giới

19:29:30 25/02/2025
Tuy nhiên, các chuyên gia như Stephan Bierling tại Đại học Regensburg cho rằng tuyên bố của Trung Quốc cho thấy nước này đang tìm cách bảo vệ lợi ích của mình trong khi thúc đẩy ảnh hưởng toàn cầu.
Xe cứu thương bốc cháy trên đường chở bệnh nhân chuyển viện

Xe cứu thương bốc cháy trên đường chở bệnh nhân chuyển viện

Tin nổi bật

18:29:44 25/02/2025
Phát hiện cháy, tài xế lập tức dừng xe rồi tri hô những người phía sau mở cửa thoát ra ngoài. Chỉ sau ít phút, ngọn lửa đã bao trùm xe cứu thương.
Hậu phẫu thuật thẩm mỹ, Louis Phạm khoe vóc dáng với màn nhảy bị chê "cứng và thô" liền đáp trả cực gắt

Hậu phẫu thuật thẩm mỹ, Louis Phạm khoe vóc dáng với màn nhảy bị chê "cứng và thô" liền đáp trả cực gắt

Sao thể thao

18:24:59 25/02/2025
Thời gian gần đây, cựu VĐV TDDC Phạm Như Phương (nickname Louis Phạm) dính tranh cãi với video khoe vóc dáng cực phẩm nhưng lại lộ dấu hiệu chỉnh sửa vùng eo quá đà khiến những đồ vật phía sau méo mó theo từng nhịp lắc hông
5 cây phong thủy 'ưa chịu khổ', thích sống chậu nhỏ, ghét chậu to, là cây nào?

5 cây phong thủy 'ưa chịu khổ', thích sống chậu nhỏ, ghét chậu to, là cây nào?

Trắc nghiệm

17:38:32 25/02/2025
Khi trồng cây cảnh, đặc biệt các cây phong thủy nhiều người cho rằng trồng chậu càng to càng dễ phát tTuy nhiên, có những cây lại thích chậu nhỏ, trồng chậu lớn dễ bị thối rễ, chết cây.riển.
Cộng đồng mạng gọi tên Phạm Thoại: 16 tỷ đồng chi thế nào, không phải chỉ sao kê

Cộng đồng mạng gọi tên Phạm Thoại: 16 tỷ đồng chi thế nào, không phải chỉ sao kê

Netizen

17:17:01 25/02/2025
Nhiều người cho rằng, sao kê ở đây không chỉ là việc xác nhận số tiền quyên góp đã đổ về tài khoản của Phạm Thoại là bao nhiêu, mà còn cần làm rõ số tiền đó đã được sử dụng như thế nào, vào mục đích gì.
Không thời gian - Tập 49: Giàng Bá Lâm đột ngột biến mất

Không thời gian - Tập 49: Giàng Bá Lâm đột ngột biến mất

Phim việt

16:08:06 25/02/2025
Trong trích đoạn giới thiệu Không thời gian tập 49, Giàng Bá Lâm đang rèn sắt ở chợ thì bị Trạm tới cảnh cáo. Cô ta muốn Lâm phải biến đi sau khi hoàn thành công việc nhưng Lâm không đồng ý.
Nóng: Trúc Anh (Mắt Biếc) bị bạo lực mạng, lộ tin nhắn gây sốc

Nóng: Trúc Anh (Mắt Biếc) bị bạo lực mạng, lộ tin nhắn gây sốc

Sao việt

15:22:12 25/02/2025
Cụ thể, nữ diễn viên gen Z đã đăng tải bức ảnh chụp màn hình một cư dân mạng nhắn tin với cô vỏn vẹn 3 chữ Như con lợn khiến ai đọc vào cũng phẫn nộ và bức xúc.