Nghiên cứu lọt trình quốc tế của một sinh viên
Không chỉ mang tính cộng đồng hay nhân văn, tính ứng dụng thực tiễn của một số công trình nghiên cứu của sinh viên các trường ĐH tại VN còn được đánh giá là đã đạt tầm khu vực và quốc tế.
Đó là những sản phẩm vừa dành giải Nhất cuộc thi “ Tài năng khoa học trẻ VN” và huy hiệu “ Tuổi trẻ sáng tạo” năm 2011 do Bộ GD-ĐT và TƯ Đoàn TNCS HCM trao tặng vào sáng 7/1 tại Hà Nội.
Công trình “Nghiên cứu thực hiện phản ứng Suzuki sử dụng xúc tác phức palladium cố định trên chất mang nano từ tính” của SV Đặng Bảo Trung, ĐH Bách Khoa, ĐH QG TP.HCM được hội đồng đánh giá là một công trình nghiên cứu “mẫu mực” về xúc tác dị thể, từ việc thiết kệ xúc tác, chế tạo đến đánh giá hiệu quả xúc tác.
Huỳnh Hữu Cảnh và cậy gậy do nhóm em thiết kế.
Công trình này được đánh giá đã tiếp cận đến trình độ khu vực và quốc tế. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được đăng trên tạp chí uy tín quốc tế trong danh mục ISI (Chinese Journal of Catalysis) với Impact factor 0,786 (tạm dịch là “Chỉ số ấn tượng”, liên quan với mức độ ảnh hưởng của TC, cho ta biết TC có thường xuyên được các nhà KH quan tâm và sử dụng hay không).
“Cánh tay nối dài” của người khiếm thị
Với nhóm 4 SV gồm Huỳnh Hữu Cảnh (chủ đề tài), Nguyễn Anh Tuấn, Hồ Phạm Uyên Phương và Nguyễn Thị Thùy Dung (Khoa GD đặc biệt, ĐH Sư phạm TP. HCM) sản phẩm cây gậy có gắn mô hình đèn và âm thanh cho người khiếm thị xuất phát từ chính hoàn cảnh của cá nhân.
Lê Văn Quyền, SV Công nghệ thông tin ĐH Bách Khoa Hà Nội cùng 3 bạn khác trong nhóm xuất sắc đạt giải Nhất với công trình giúp đỡ người chạy thận nhân tạo.
Video đang HOT
Cả Cảnh và Phương đều là những người khiếm thị. “Nhiều lần ra đường, với người mắt sáng đã là nguy hiểm, người khiếm thị như chúng em càng khó khăn hơn” – Phương tâm sự.
Hữu Cảnh chia sẻ: “Cây gậy không chỉ giúp di chuyển, nó là người bạn thân thiết, cánh tay nối dài của chúng em. Nhận thấy cây gậy thông thường hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu giao thông đi lại đông, nhiều chướng ngại vật nên em và các bạn đã cùng nhau thực hiện ý tưởng làm cây gậy với âm thanh và ánh sáng này” .
Gậy được thiết kế dạng gập, gọn nhẹ, dễ mang theo, dọc thân gậy có gắn một số bóng đèn màu, phần chạm đất có bánh xe lăn, gần tay cầm của gậy có nút bấm âm thanh và đèn. Đèn giúp di chuyển vào ban đêm và còi báo âm thanh khi di chuyển băng qua đường, lúc đi vào đám đông.
“Làm như vậy vừa tạo chú ý cho người đi đường vừa dễ hơn trong việc nhờ người xung quanh giúp đỡ” – Cảnh cho biết.
Khó khăn lớn nhất của nhóm, theo Phương chia sẻ: “Vì là người khiếm thị nên việc thiết kế với bọn em là vất vả nhất rồi vì không thể tự điều kiện phương tiện nên phải thuê xe ôm chở đi mua nguyên vật liệu, khá tốn kém”.
Được sự giúp đỡ của những người anh, người chị đi trước có kinh nghiệm cùng việc tận tình chỉ bảo của TS Nguyễn Thị Kim Anh, một số công ty nên khó khăn của nhóm dần được khắc phục.
Từ khi bắt tay vào làm (tháng 10/2010), sau gần 5 tháng sản phẩm đầu tiên của nhóm ra đời và dần dần được sửa chữa, hoàn thiện. Niềm vui lớn nhất của Cảnh và các bạn chính là sự đón nhận nhiệt tình của các bạn có chung hoàn cảnh và những đóng góp chân thành, những phản hồi của người dân về sản phẩm.
Cảnh cho biết nhóm sẽ tiếp tục hoàn thiện sản phẩm và ước mong sẽ có một xưởng sản xuất những cây gậy như thế này phục vụ người khiếm thị với giá thành ước tính chỉ từ 200.000-250.000 đồng (gậy thường cũng đã gần 200.000 đồng).
Sáng tạo giúp người chạy thận nhân tạo
Với sản phẩm là hệ thống rửa quả lọc để tái sử dụng trong chạy thân nhân tạo, Lê Văn Quyền, SV Công nghệ thông tin Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cùng 3 thành viên khác trong nhóm tin tưởng rằng: “Người bệnh sẽ giảm được chi phí mỗi lần chạy thận, chất lượng quả lọc được đảm bảo nghĩa là người bệnh sẽ được điều trị tốt hơn.
Và nếu trước đây một quả lọc thận với người bác sĩ lành nghề, rửa bằng tay, số lần tái sử dụng có thể từ 3-5 lần thì sản phẩm của nhóm giúp tăng gấp đôi số lần tái sử dụng và tối đa là 15 lần mà chất lượng thì đảm bảo vì hoàn toàn tự động, lượng dung dịch và nước cũng được tính toán để tiết kiệm tối đa”.
Theo khảo sát của nhóm SV, hiện việc chạy thận nhân tạo chỉ có tại BV Bạch Mai và quy trình rửa quả lọc còn nhiều hạn chế. Sau hơn 1 năm làm việc, sản phẩm được các chuyên gia và Bộ GD-ĐT đánh giá cao. Nhóm hi vọng sẽ sớm hoàn thiện sản phẩm, chuẩn bị đưa thực nghiệm vào bệnh viện tiến tới áp dụng được trên cả nước, nhất là vùng sâu, vùng xa.
Giải “Tài năng khoa học trẻ VN” (trước đây là “Sinh viên nghiên cứu khoa học) năm 2011 dành cho SV trên cả nước do Bộ GD-ĐT chủ trì đã nhận được 304 công trình gửi tham gia xét giải. Trải qua 2 vòng với tổng cộng 36 hội đồng đánh giá, BTC đã chọn trao 13 giải Nhất, 30 giải Nhì, 50 giải Ba và 105 giải Khuyến khích cho 470 SV.
Theo VNN
Muốn đại học phát triển bền vững cần có tự chủ
Trong buổi tọa đàm về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo chiều 14/12 giữa Bộ GD&ĐT và ĐH Bách khoa Hà Nội, các đại biểu cho rằng tự chủ đại học là điều kiện đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.
Trưởng phòng đào tạo ĐH Bách khoa Hoàng Minh Sơn cho rằng, muốn đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam, trước hết phải đổi mới hệ thống bằng cấp và mô hình đào tạo. Đây là nền tảng cốt yếu và động lực để thực hiện đổi mới theo nghị quyết đại hội 11.
Theo ông Sơn, hệ thống bằng cấp quốc gia phải rõ ràng, thống nhất, đổi chiếu được các hệ thống thông dụng trên thế giới. Mô hình đào tạo phải phù hợp với hệ thống bằng cấp, mềm dẻo và liên thông để có thể xây dựng các chương trình đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học.
Ông Hoàng Minh Sơn cho rằng, muốn đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam, trước hết phải đổi mới hệ thống bằng cấp và mô hình đào tạo. Ảnh: Hoàng Thùy.
Trên cơ sở đó, ông Sơn kiến nghị, cần đổi mới mô hình đào tạo theo mô hình Anh - Mỹ hoặc mô hình của châu Âu lục địa và xây dựng chuẩn trình độ cho các cấp bậc đào tạo.
Trưởng phòng đào tạo ĐH Bách khoa nhận định, môi trường cạnh tranh bình đẳng chính là động lực để phát triển. Đó là sự bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo thuộc mọi loại hình. Tuy nhiên, đó không có nghĩa là cào bằng, việc phân bổ ngân sách phải dựa trên đặt hàng của nhà nước và năng lực của cơ sở đào tạo. Để làm được điều này cần tôn trọng sự phân tầng trong hệ thống giáo dục xảy ra theo cơ chế tự nhiên, có hành lang pháp lý, xóa bỏ độc quyền và đặc quyền.
"Tự chủ và tự chịu trách nhiệm sẽ phát huy tối đa nội lực của các cơ sở đào tạo, tạo nền tảng và động lực để toàn hệ thống tự đổi mới", ông Sơn nhấn mạnh.
Hiệu phó ĐH Bách khoa Nguyễn Cảnh Lương nêu bối cảnh Việt Nam đang gia tăng số lượng và loại hình các trường đại học, cao đẳng nhưng lại không thống nhất trong điều hành, quản lý hệ thống, thiếu cơ chế phù hợp, bình đẳng. Bộ Giáo dục lại thiếu cơ chế giám sát toàn hệ thống, lúng túng trong quản lý, điều hành.
Chính điều đó làm cho Việt Nam chưa có chiến lược phát triển cho hệ thống giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và nguy cơ về sự tụt hậu, phát triển thiếu kiểm soát. Khi các trường bị trói buộc bởi cơ chế quản lý lạc hậu, các trường không có điều kiện phát huy tính năng động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm dẫn đến trì trệ.
Hiệu phó Lương cho rằng, Bộ Giáo dục cần có cơ chế quản lý bình đẳng, khuyến khích tự chủ, tự chịu trách nhiệm tạo nền tảng và động lực cho sự phát triển bền vững. Trong vấn đề tự chủ, các trường cần có tự chủ về học thuật (ngành, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn chất lượng và phương thức tuyển sinh), tài chính, và tổ chức cán bộ. Đồng thời, các trường cần tự chịu trách nhiệm đối với xã hội, nhà nước và chính mình.
Hiệu phó Lương cho rằng, Bộ Giáo dục cần phải có cơ chế quản lý bình đẳng, khuyến khích tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Ảnh: Hoàng Thùy.
Tuy nhiên, ông Lương cũng nhấn mạnh, vấn đề tự chủ chưa thể triển khai ngay trong toàn bộ hệ thống để đảm bảo sự phát triển ổn định. Trước hết cần thực hiện thí điểm cho một số trường có năng lực và tự nguyện, từ đó rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời trước khi nhân rộng.
"Tự chủ và tự chịu trách nhiệm luôn song hành và có quan hệ hữu cơ. Tự chịu trách nhiệm quyết định sự tồn tại và phát triển của một trường đại học trong cơ chế tự chủ", ông Lương nói.
Kết luận buổi tọa đàm, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phải làm theo kế hoạch. Bộ sẽ nghiên cứu để có một khung luật áp dụng cho các trường. Đối với trường nghiêm túc, đào tạo chú ý đến chất lượng, đặt mục tiêu phát triển lâu dài sẽ được tự do hoàn toàn. Cơ chế xin cho trong giáo dục cũng sẽ dần chuyển sang tạo thuận lợi nhất cho sự phát triển lành mạnh.
"Đổi mới toàn diện sẽ thực hiện từng bước. Trong quá trình đó nếu trường nào vi phạm sẽ bị thu lại quyền tự chủ", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo VNE
ĐH Ngân hàng gửi ngàn yêu thương tới Trường Sa Hướng về Trường Sa thân yêu, các bạn sinh viên ĐH Ngân Hàng TP.HCM đã dành một ngày cuối tuần để tổ chức hoạt động hướng về Trường Sa. Ngày 3/12 - ngày cuối tuần đầy tiếng cười, trong cái nắng rực rỡ se se lạnh của những ngày cuối năm nhưng lại là cái nắng ngọt của niềm hân hoan khi yêu...