Nghiên cứu giảng dạy tiếng Hàn và Hàn Quốc học tại Việt Nam
Ngày 11/11, Trường ĐH Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia ‘ Nghiên cứu, giảng dạy tiếng Hàn và Hàn Quốc học tại Việt Nam’.
Toàn cảnh Hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, TS Lương Ngọc Minh – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội – nhấn mạnh, Hội thảo là diễn đàn học thuật để các nhà khoa học và các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy tiếng Hàn và văn hóa Hàn Quốc.
Qua đó, nhằm góp phần thắt chặt mối quan hệ giao lưu và hợp tác học thuật giữa các cơ sở đào tạo tại Việt Nam, cũng như mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.
Đây cũng là hoạt động hướng tới kỷ niệm 30 năm thành lập quan hệ ngoại giao Việt Nam Hàn Quốc và 20 năm thành lập Khoa tiếng Hàn Quốc của Trường ĐH Hà Nội.
Video đang HOT
Trong khuôn khổ Hội thảo các nhà nghiên cứu, các chuyên gia đã chia sẻ kết quả nghiên cứu của mình, trình bày kinh nghiệm cũng như những giải pháp phát triển đào tạo Tiếng Hàn và Hàn Quốc học ở Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu này không chỉ có ý nghĩa đóng góp cho học thuật, giáo dục đào tạo mà còn góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau và hợp tác hiệu quả giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.
Hội thảo cũng là cơ hội để các thầy cô đến từ các cơ sở đào tạo tiếng Hàn có thể chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy.
Theo TS Phạm Thị Ngọc – Trưởng khoa tiếng Hàn Quốc, Trường ĐH Hà Nội, giáo dục tiếng Hàn đang phát triển mạnh ở Việt Nam cả về số lượng và chất lượng. Với 20 nghìn sinh viên theo học trong cả nước ở các hệ khác nhau, số lượng các trường cao đẳng, đại học giảng dạy tiếng Hàn lên tới con số gần 50 trường. Qua đó cho thấy, nhu cầu giảng dạy tiếng Hàn ở Việt Nam đang ngày càng mạnh mẽ.
Hội thảo khoa học nhằm tạo diễn đàn cho các thầy cô giáo, các diễn giả và các nhà nghiên cứu nhìn nhận lại những thành tựu trong giảng dạy và nghiên cứu tiếng Hàn, Hàn Quốc học tại Việt Nam trong thời gian qua.
Hội thảo cũng là cơ hội để các thầy cô đến từ các cơ sở đào tạo tiếng Hàn có thể chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu tiếng Hàn và Hàn Quốc học ở các cơ sở đào tạo của mình, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, đóng góp cho sự phát triển lớn mạnh trong lĩnh vực hợp tác giáo dục tiếng Hàn và Hàn Quốc học giữa hai nước. Đồng thời, là nhân tố thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hữu nghị Việt Nam, Hàn Quốc trong 30 năm qua.
Hội thảo khoa học quốc gia “Nghiên cứu, giảng dạy tiếng Hàn và Hàn Quốc học tại Việt Nam” có 24 bài viết nghiên cứu, khoa học đến từ nhiều cơ sở đào tạo trên cả nước. Nội dung tập trung vào một số vấn đề như: những thành tựu trong nghiên cứu và giảng dạy tiếng Hàn và Hàn Quốc học trong thời gian qua. Chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy tiếng Hàn, giảng dạy biên phiên dịch tiếng Hàn và Hàn Quốc học. Thảo luận các vấn đề như đổi mới phương pháp giảng dạy, phát triển tài liệu, giáo trình, công tác giảng dạy tiếng Hàn. Các vấn đề liên quan đến Hàn Quốc như quan hệ Việt Nam Hàn Quốc, văn hóa Hàn Quốc…
Đại học Tôn Đức Thắng vào top 100 đại học trẻ tốt nhất thế giới
Đại học Tôn Đức Thắng vừa trở thành đại diện đầu tiên của Việt Nam góp mặt trong top 100 trường dưới 50 năm tuổi tốt nhất thế giới, theo Tổ chức xếp hạng đại học THE (THE World University Rankings).
Tổ chức xếp hạng đại học THE (THE World University Rankings) vừa công bố kết quả xếp hạng các đại học trẻ toàn cầu năm 2022, trong đó, trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) của Việt Nam xếp thứ 98 trong tổng số 790 đại học được xếp hạng.
Khuôn viên Đại học Tôn Đức Thắng - Cơ sở Tân Phong
Được biết, Bảng xếp hạng các đại học trẻ toàn cầu của THE là bảng xếp hạng các đại học trên toàn thế giới có tuổi đời từ 50 năm trở xuống, được THE công bố từ năm 2012. Bảng xếp hạng dựa trên 13 tiêu chí xếp hạng của bảng xếp hạng đại học toàn cầu của THE, trong đó có điều chỉnh giảm trọng số của tiêu chí reputation (danh tiếng) vốn được đo bằng phương pháp khảo sát.
13 tiêu chí xếp hạng của THE được chia thành 5 nhóm gồm: giảng dạy, nghiên cứu, trích dẫn, hợp tác quốc tế và chuyển giao công nghệ.
Với kết quả xếp hạng này, Đại học Tôn Đức Thắng là trường đại học đầu tiên và duy nhất của Việt Nam vào Top 100 đại học trẻ tốt nhất thế giới. Đại học Tôn Đức Thắng được thành lập năm 1997, là một trong các trường đại học công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ.
Kết quả xếp hạng của Đại học Tôn Đức Thắng trong bảng xếp hạng đại học trẻ của THE năm 2022.
Ngoài Đại học Tôn Đức Thắng, Việt Nam năm nay có thêm 3 trường đại học được xếp hạng với thứ hạng như sau: Đại học Duy Tân (xếp hạng 122), Đại học Quốc gia Hà Nội (xếp trong nhóm 301-350) và Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh (xếp trong nhóm 401 ).
Tháng 9/2021, THE cũng đã công bố kết quả xếp hạng tổng thể các đại học toàn cầu, Đại học Tôn Đức Thắng là một trong 2 trường đại học đầu tiên của Việt Nam được xếp vào Top 500 đại học tốt nhất thế giới.
Việt Nam có 4 Đại học xuất hiện trong bảng xếp hạng THE YUR 2022 Ngày 15/2, tạp chí Times Higher Education (THE) vừa công bố bảng xếp hạng các đại học trẻ tốt nhất thế giới năm 2022 (YUR 2022), Việt Nam có 4 cơ sở giáo dục đại học xuất hiện trong bảng xếp hạng này, tăng thêm 2 trường so với YUR 2021. THE YUR 2022 gồm các trường đại học tốt nhất thế giới...