Nghiên cứu cho thấy: Những học sinh có thành tích xuất sắc không thích trường học
Các nhà nghiên cứu nhận thấy, học sinh tự tin vào năng lực bản thân sẽ giúp nâng cao thành tích học hành, điều này quan trọng hơn thái độ của các em đối với trường học.
Trong suy nghĩ của mỗi người, học sinh có thành tích xuất sắc là những người có niềm đam mê với việc học, tôn trọng giáo viên, yêu thích đến trường và cảm kích giáo viên đã bồi dưỡng học vấn cho mình. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện, những học sinh có thành tích xuất sắc không thích trường học.
Ảnh minh họa
Năm 2016, Jihyun Lee – phó giáo sư giảng dạy tại trường Đại học New South Wales, Úc, đã công bố công trình nghiên cứu có tựa đề: Khảo sát thái độ của học sinh đối với trường học và mức độ liên quan đến thành tích của học sinh.
Jihyun Lee đã sử dụng khuôn mẫu và số liệu của chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) do tổ chức OECD đề xuất, để đánh giá khả năng của học sinh về toán, khoa học, đọc hiểu, đồng thời yêu cầu học sinh hoàn thành khảo sát thói quen và thái độ học hành. Câu hỏi khảo sát thái độ học hành của học sinh như sau:
1. Trường học không đóng góp công sức giúp học sinh trưởng thành sau khi tốt nghiệp
2. Trường học chỉ lãng phí thời gian của học sinh
Video đang HOT
3. Trường học giúp học sinh trở nên tự tin
4. Trường học giúp học sinh trở nên thành thạo với công việc
Học sinh cần đưa ra lựa chọn cho mỗi câu bao gồm là ‘Tôi rất đồng ý’, ‘Tôi đồng ý’, ‘Tôi phản đối’, ‘Tôi cực lực phản đối’.
Jihyun Lee đã sử dụng số liệu của PISA để phân tích trình độ học vấn, phát hiện thái độ của học sinh đối với trường học và thành tích không liên quan đến nhau. Điều này nghĩa là, những học sinh có thành tích xuất sắc chưa chắc yêu thích trường học và những học sinh yếu kém không hẳn ghét trường học.
Nếu thành tích và thái độ của học sinh không liên quan đến nhau, vậy điều gì giúp thúc đẩy thành tích của học sinh?
Nghiên cứu đã sử dụng những yếu tố liên quan như: quan hệ giữa giáo viên và học sinh, kỷ luật của nhà trường đối với học sinh, tự tin vào năng lực của bản thân. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, học sinh tự tin vào năng lực bản thân sẽ giúp nâng cao thành tích học hành, điều này quan trọng hơn thái độ của các em đối với trường học.
Jihyun Lee chỉ ra: ‘Nếu các em nhận thấy bản thân không học được điều gì từ trường học, các em sẽ nghĩ rằng nhà trường không đáp ứng được kỳ vọng của học sinh. Nếu những kĩ năng các em học được đến từ bên ngoài trường học, điều này sẽ ảnh hưởng đến thái độ của các em đối với trường học’.
Đối với những học sinh có thái độ chán ghét trường học, các giáo viên nên làm gì?
1. Giáo viên cần quan tâm đến phúc lợi xã hội của học sinh
2. Giáo viên cần giúp đỡ học sinh trong trường hợp cần thiết
3. Giáo viên cần đối xử công bằng với học sinh
4. Giáo viên cần có mối quan hệ tốt với học sinh
5. Giáo viên cần lắng nghe tâm tư của học sinh
Khi giáo viên thực hiện những điều trên, mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh sẽ hòa hợp, điều này sẽ khiến thái độ của học sinh đối với trường học trở nên tích cực.
Tú Uyên
Theo baodatviet
Đối phó 'chiến thuật vùng xám' trên biển Đông
Tại hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 11 với chủ đề "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực" kết thúc hôm 7/11 ở Hà Nội, các đại biểu đề cập chiến thuật vùng xám mà Trung Quốc áp dụng trên biển Đông.
Chiến thuật vùng xám của Bắc Kinh bao gồm việc triển khai tàu dân quân biển và tàu hải cảnh để tăng cường hiện diện ở Biển ĐôngẢnh: AP
Tại hội thảo diễn ra trong hai ngày (do Học viện Ngoại giao, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu biển Đông và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức), một số đại biểu cho rằng, để hạn chế chiến thuật vùng xám, cần có thêm quy định đối với các hoạt động trong "vùng xám". Tuy nhiên, ý kiến khác cho rằng, cần nhất là nâng cao nhận thức, hiểu biết về luật pháp và nâng cao năng lực thực thi luật pháp của các nước bị ảnh hưởng.
Các nước lớn sử dụng chiến thuật vùng xám nhằm mở rộng kiểm soát không gian biển, biến khu vực không tranh chấp thành tranh chấp, nhưng dưới ngưỡng chiến tranh để không gây ra xung đột quân sự. Chiến thuật vùng xám là hoạt động có chủ đích nhằm lách luật quốc tế để tránh bị lên án, không phải do luật quốc tế thiếu quy định hoặc quy định thiếu chặt chẽ như một số nước thường biện minh.
Trao đổi với PV Tiền Phong, GS Carlyle Thayer (Đại học New South Wales, Úc) cho rằng, việc Trung Quốc sử dụng chiến thuật vùng xám ở Biển Đông sẽ tác động tiêu cực đến hòa bình, an ninh trong khu vực; các nước bị ảnh hưởng buộc phải có đối sách. Điều này khiến nguy cơ đối đầu, va chạm trên biển gia tăng.
Theo GS Thayer, Trung Quốc gần đây gia tăng khẳng định yêu sách "đường lưỡi bò" dù đã bị tòa án quốc tế bác bỏ là để đối phó chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ. Ông nhận định, Mỹ và một số đồng minh đang và sẽ tăng cường tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông, bao gồm việc cử tàu chiến, máy bay ném bom tới gần các khu vực mà Trung Quốc đang có các hoạt động đơn phương, đi ngược lại luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Trong hai ngày diễn ra hội thảo với 47 bài phát biểu được trình bày và hơn 250 lượt trao đổi, các đại biểu đã thảo luận tình hình biển Đông trong bối cảnh khu vực địa chính trị rộng lớn hơn gồm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, biển Hoa Đông, và hai vùng địa cực. Đồng thời trao đổi về lợi ích và quan tâm của các nước ngoài khu vực đối với biển Đông, các vấn đề cụ thể như bảo vệ môi trường biển và nghề cá. Các đại biểu nhấn mạnh, hợp tác khu vực cần được thúc đẩy qua các kênh song phương, đa phương, đặc biệt là các cơ chế của ASEAN.
Vai trò của các quốc gia tầm trung rất được quan tâm, kể cả các đóng góp của các quốc gia ngoài khu vực như Liên minh châu Âu (EU). Đại sứ EU tại Việt Nam Giorgio Aliberti nhấn mạnh sự quan tâm và vai trò của EU ở khu vực nói chung và biển Đông nói riêng; khẳng định EU không chỉ là đối tác thương mại và phát triển mà còn là đối tác an ninh trong khu vực. Trong vai trò đó, EU có giá trị cân bằng ảnh hưởng, thúc đẩy trật tự dựa trên luật lệ, nhất là tôn trọng đầy đủ luật pháp quốc tế, gồm cả UNCLOS 1982.
Theo tienphong
Con trai chủ tịch công ty giải trí hàng đầu Hàn Quốc SM: Thạo 3 ngôn ngữ, học tại ngôi trường dành cho những người ưu tú nhất nước Mỹ Là con trai của chủ tịch tập đoàn giải trí SM hot nhất nhì Kpop hiện nay, Lee Huyn Gyu dù ít khi xuất hiện trên truyền thông nhưng anh cũng rất nổi tiếng với sự nghiệp học hành "rất gì và này nọ". SM Entertainment xưa nay luôn được biết đến như là một trong ba tập đoàn lớn về giải trí...