Nghiên cứu cho phép người Việt vào casino
Sáng 17/4, tiếp tục phiên làm việc thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII, bàn về dự thảo Nghị định về hoạt động kinh doanh casino, các thành viên Ủy ban Thường vụ cho rằng, nên xem xét cho phép người Việt vào chơi casino.
Xem xét cho phép người Việt vào chơi casino. Ảnh minh họa
Tại tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày, cho rằng, sau khi ban hành Nghị định, sẽ nghiên cứu xem xét mở rộng đối tượng vào chơi casino, bao gồm cả người Việt Nam.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng, cần nghiên cứu mở rộng đối tượng là người Việt Nam vào chơi tại Casino, vì trên thực tế, người Việt vẫn vào casino chơi, không ở Việt Nam, thì tới Hồng Kông, Campuchia, Singapore.
“Việc ra nghị định rồi sửa đồi bổ sung là không hợp lý, vì vậy việc cho phép người Việt vào chơi casino cần nghiên cứu đưa vào nghị định luôn. Chúng ta quản lý chặt chẽ, nhưng không có lẽ chặt tới mức không thực hiện được”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nói.
Còn Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, quy định chỉ cho 2 đối tượng người nước ngoài và người Việt Nam có hộ chiếu nước ngoài được vào casino là chưa hợp lý, vì người Việt vẫn sang casino nước ngoài chơi mà không quản lý được.
Video đang HOT
Đồng tình ý kiến này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu việc người Việt ra nước ngoài đánh bạc, chúng ta không quản lý được, hơn nữa để lại nhiều hậu quả.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng lưu ý, hiện nay, nghị định của Chính phủ về kinh doanh casino có giá trị pháp lý cao nhất về hoạt động này, vì vậy trong việc xây dựng văn bản phải đảm bảo tính tống nhất với các quy phạm pháp luật khác.
“Từ năm 2007, Bộ Chính trị đã có chủ trương về việc nghiên cứu cho người Việt Nam chơi casino ở Việt Nam. Tôi cho rằng, cho người Việt Nam vào chơi casino cũng là để quản lý, vì vậy trong nghị định phải nêu lên tiêu chí người Việt được vào chơi casino”, bà Tòng Thị Phóng nói.
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị, Nghị định phải có nội dung tuân thủ thuần phong mỹ thục khi vào casino. “Vì tôi đã đi vào casino ở một số nước, họ có cả chỗ múa cột, xả xui”.
Theo Công Khanh (Tiền Phong)
VKSND Tối cao, TAND Tối cao làm việc về vụ dùng nhục hình
"Đây là một vụ việc phức tạp nên phải thận trọng, phải làm đầy đủ trách nhiệm trước toàn thể nhân dân".
Sáng 14-4, Đoàn công tác của VKSND Tối cao do ông Nguyễn Hải Phong, Phó Viện trưởng làm trưởng đoàn và TAND Tối cao do ông Lê Bá Thân, Chánh tòa Hình sự (TAND Tối cao) làm trưởng đoàn đã làm việc với các cơ quan tố tụng tỉnh Phú Yên xung quanh vụ án 5 sĩ quan công an dùng nhục hình tra tấn đến chết người xảy ra tại Công an TP Tuy Hòa.
Tuy nhiên, các phóng viên báo chí không được tham dự buổi làm việc.
Theo nguồn tin của Báo Người Lao Động, cuộc làm việc diễn ra khá căng thẳng, đến 11h45 mới kết thúc. Sau khi kết thúc buổi làm việc, ông Nguyễn Hải Phong cho biết đoàn chỉ mới nghe báo cáo về quá trình giải quyết vụ án.
"Chúng tôi chưa thể đưa ra nhận định, chưa thể bình bất cứ một điều gì từ buổi làm việc. Đây là một vụ việc phức tạp nên phải thận trọng, phải làm đầy đủ trách nhiệm trước toàn thể nhân dân"- Phó Viện trưởng VKSND Tối cao nói.
Chiều cùng ngày, đoàn công tác của VKSND Tối cao và TAND Tối cao tiếp tục có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Phú Yên cũng liên quan đến vụ án này.
VKSND Tối cao, TAND Tối cao đã làm việc với Phú Yên vụ dùng nhục hình.
Như Báo Người Lao Động thông tin, Ngô Thanh Kiều (SN 1982, ngụ xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, Phú Yên) là nghi can trong một vụ trộm cắp tài sản. Lúc hơn 3h sáng 13-5-2012, một đoàn cán bộ 7 người ở Công an TP Tuy Hòa, Công an huyện Tây Hòa và công an xã Hòa Đồng đến còng tay, bắt anh Kiều đưa về công an xã, mặc dù không có lệnh bắt.
Đến 8h cùng ngày Kiều được đưa về Công an TP Tuy Hòa. Tại đây, một số cán bộ công an tỉnh Phú Yên và Công an TP Tuy Hòa đã dùng dùi cui thay nhau đánh vào người, vào đầu Kiều.
Đến chiều cùng ngày Kiều bị tử vong trên đường cấp cứu. Theo kết quả giám định pháp y, trên thân thể Kiều có đến 72 vết thương do bị đánh, trong đó phần đầu có 11 vết thương. Kiều tử vong do chấn thương sọ não.
Cơ quan điều tra của Viện KSND Tối cao đã điều tra và chuyển cho Viện KSND TP Tuy Hòa truy tố 5 bị can gồm: Nguyễn Minh Quyền (nguyên thiếu tá thuộc Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội - Công an Phú Yên); 4 bị cáo: Nguyễn Tấn Quang (nguyên thiếu tá, Đội phó Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội), Phạm Ngọc Mẫn (nguyên thượng úy thuộc Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội), Đỗ Như Huy (nguyên trung úy thuộc Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội) và Nguyễn Thân Thảo Thành (nguyên thiếu úy, cán bộ điều tra, cùng công tác tại Công an TP Tuy Hòa) về tội dùng nhục hình.
Từ ngày 26-3 đến 3-4-2014, TAND TP Tuy Hòa đã xét xử sơ thẩm và tuyên bị cáo Thành 5 năm tù, bị cáo Quyền 2 năm tù, bị cáo Mẫn 1 năm 6 tháng tù, 2 bị cáo Quang và Huy từ 1 năm đến 1 năm 3 tháng tù treo.
Bản án gây dư luận bất bình vì quá nhẹ và có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, đặc biệt đối với ông Lê Đức Hoàn, Phó Công an TP Tuy Hòa, Trưởng ban chuyên án chỉ đạo điều tra vụ trộm cắp mà Kiều là nghi can nhưng chỉ xử lý hành chính với mức kỷ luật cảnh cáo, không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo NLD
Cô Tô đã có điện lưới quốc gia 18h, ngày 16.10.2013 sẽ mãi là thời khắc lịch sử, mở ra một giai đoạn phát triển mới của Cô Tô, khi dòng điện lưới quốc gia vượt gần 60 km, qua các đảo đá và biển cả mênh mông, chính thức thắp sáng huyện đảo tiền tiêu này của Tổ quốc. Như vậy, sau gần một năm nỗ lực thi công của...